Giải bài tập vật lý 10 trang 136 năm 2024

+ Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công.

+ Ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng tăng.

+ Ngoại lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng giảm.

Ở trường hợp nào sau đây, lực tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục ?

Đề bài

Ở trường hợp nào sau đây, lực tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục ?

  1. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
  1. Lực có giá song song với trục quay.
  1. Lực có giá cắt trục quay.
  1. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

Lời giải chi tiết

Chọn D.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 136 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có trọng lượng 210 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2 m (Hình 29.7). Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m...
  • Bài 3 trang 136 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao Một chiếc búa đinh dùng để nhổ một chiếc đinh (Hình 29.8). Hãy vẽ trục quay của búa, các lực của tay và của đinh tác dụng vào búa và các tay đòn của hai lực đó.
  • Bài 4 trang 136 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20 cm, quay dễ dàng quanh trục nằm ngang O. Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng vào đầu A của thanh một lực F =20 N hướng thẳng xuống dưới (Hình 29.9).
  • Câu C2 trang 134 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao Dựa vào quy tắc momen, hãy lí giải hiện tượng hai người đẩy cửa ở Hình 29.2. Câu C1 trang 134 SGK Vật Lý 10 Nâng Cao

Khoảng cách từ trục quay tới giá của lực và khoảng cách từ điểm đặt của lực tới trục quay có phải là một không ?

Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát...

Đề bài

Một vật khối lượng m = 2 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

*Cách 1:

+ Công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng: \(A = \displaystyle{1 \over 2}mv_2^2 - {1 \over 2}mv_1^2\)

+ Công thức tính công: \(A = Fscos\alpha \)

*Cách 2:

+ Áp dụng biểu thức định luật II Niuton: F = ma

+ Áp dụng công thức độc lập với thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

Lời giải chi tiết

*Cách 1:

+ Ban đầu vật nằm yên nên ta suy ra vận tốc ban đầu của vật \({v_0} = 0m/s\)

+ Gọi vận tốc lúc sau của vật ở cuối chuyển dời là \({v_2}\)

Áp dụng định lí biến thiên động năng, ta có: \(A = \dfrac{1}{2}mv_2^2 - \dfrac{1}{2}mv_1^2\) (1)

Lại có, công \(A = Fscos\alpha \)

Với \(\alpha = \left( {\overrightarrow F ,\overrightarrow s } \right) = {0^0} \Rightarrow A = Fs\)

Thay vào (1) ta được:

\(\begin{array}{l}A = Fs = \dfrac{1}{2}mv_2^2 - 0\\ \Rightarrow v_2^2 = \dfrac{{2Fs}}{m}\\ \Rightarrow {v_2} = \sqrt {\dfrac{{2Fs}}{m}} = \sqrt {\dfrac{{2.5.10}}{2}}\\ = 5\sqrt 2 \approx 7,07m/s\end{array}\)

*Cách 2:

Theo định luật II Niuton ta có:

Gia tốc mà vật thu được là:

\(a = \frac{F}{m} = \frac{5}{2} = 2,5m/{s^2}\)

Gọi vận tốc chuyển động của vật ở cuối chuyển dời ấy là v ta có:

\(\begin{array}{l}{v^2} - v_0^2 = 2{\rm{a}}s \Leftrightarrow {v^2} - {0^2} = 2.2,5.10 = 50\\ \Rightarrow v = \sqrt {50} = 5\sqrt 2 \approx 7,07m/s\end{array}\)