Giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam vẫn bị xếp trong nhóm thị trường cận biên

Theo bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước [UBCKNN], hiện nay, trong số các tổ chức xếp hạng thị trường mà tiêu biểu là MSCI và FTSE Russel thì MSCI vẫn xếp Việt Nam trong nhóm thị trường cận biên, trong khi đó FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Theo bộ tiêu chí FTSE Russell [cập nhật tháng 9/2020], thị trường chứng khoán Việt Nam thỏa mãn 7/9 tiêu chí nâng hạng. Tiêu chí “Chu kỳ thanh toán-DvP” bị đánh giá “Hạn chế” do nhà đầu tư phải ký quỹ đủ tiền mặt trước khi đặt lệnh và tiêu chí “Thanh toán – Tỷ lệ hiếm khi giao dịch thất bại” không được đánh giá do yêu cầu thanh toán [ký quỹ trước] hiện tại dẫn tới việc khả năng giao dịch thất bại gần như không tồn tại.

MSCI vẫn xếp Việt Nam trong nhóm thị trường cận biên. [Ảnh minh họa: KT]

Còn xét theo tiêu chí của MSCI, Việt Nam vẫn còn 7/17 tiêu chí cần phải cải thiện. Nếu so với Kuwait mới được nâng hạng năm 2020, Việt Nam vẫn còn 5 tiêu chí còn phải cải thiện để có thể nâng hạng.

Trong báo cáo tháng 6/2020, các tiêu chí mà Việt Nam cần cải thiện gồm: giới hạn sở hữu nước ngoài tại lĩnh vực có điều kiện; thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể bởi room khối ngoại; quyền bình đẳng đầu tư nước ngoài liên quan thông tin tiếng Anh và room sở hữu; mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối; đăng ký mở tài khoản phải có chấp thuận VSD; quy định thị trường và dòng thông tin bằng tiếng Anh và thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền.

Điểm tích cực trong báo cáo này là MSCI đã có điều chỉnh trong đánh giá về Việt Nam đối với mục thanh toán bù trừ [Clearing and settlement]. Theo đó, MSCI bỏ nhận định: “Không có cơ sở thanh toán bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là đại lý thanh toán bù trừ”.

Bà Bình nhận định, việc MSCI đưa Kuwait lên thị trường mới nổi từ ngày 1/12/2020 cũng là một yếu tố tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi trở thành thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ MSCI Frontier Market Index.

“Các quỹ chuyên đầu tư vào khu vực cận biên đang gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá cao hơn sẽ là một nhân tố thuận lợi cho tiến trình nâng hạng thị trường. Về việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, với các quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, không gian cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mở hơn nữa”, bà Tạ Thanh Bình cho hay.

Động lực nâng hạng thị trường chính là các doanh nghiệp đại chúng

Đại diện UBCKNN cho biết, tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư đang trình Chính phủ ban hành, số lượng ngành, nghề tại danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được rút ngắn khá nhiều. Cùng đó, danh mục sẽ cụ thể các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; trong đó có điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, trên cơ sở tổng hợp điều ước quốc tế, pháp luật chuyên ngành.

Thời gian tới, ngành chứng khoán sẽ tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán gắn với phát triển bền vững, minh bạch; trong đó, một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm như: tập trung nỗ lực đưa các quy định, chính sách mới của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn vào thực tiễn, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; tổng kết, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược phát triển Thị trường Chứng khoán giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp về lộ trình phát triển thị trường chứng khoán – thị trường vốn về dài hạn, nhằm hiện thực mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.

Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Tuy vậy, bà Tạ Thanh Bình cho rằng, cần nhiều nỗ lực để đạt được những mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán tới đây. Tuy nhiên, việc nâng hạng thị trường chứng khoán không phải là câu chuyện và nỗ lực của riêng ngành chứng khoán hay cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.

“Động lực nâng hạng thị trường chính là các doanh nghiệp đại chúng. Chỉ khi doanh nghiệp minh bạch, tuân thủ kỷ luật công bố thông tin; quen và thực thi chuẩn mực kế toán quốc tế [IFRS], phát triển bền vững, sẽ là hạt nhân để phát triển nội lực thị trường chứng khoán, là cái gốc của nâng hạng”, bà Tạ Thanh Bình nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác cần cải thiện để phục vụ cho mục tiêu nâng hạng thị trường như mức độ tự do trên thị trường ngoại hối, giảm thiểu sự can thiệp hành chính của nhà nước vào hoạt động doanh nghiệp; cải thiện độ mở của thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp... Đây là những công việc cần sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị; và đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán hội nhập sâu, rộng với thị trường chứng khoán quốc tế, đại diện UBCKNN cũng lưu ý, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính [Fintech] vừa tạo ra rất nhiều cơ hội để phát triển thị trường chứng khoán hiệu quả hơn, phục vụ được nhiều khách hàng hơn với chi phí thấp hơn, nhưng cũng mang tới nhiều rủi ro, thách thức mà cơ quan quản lý và thị trường phải đối mặt, nhất là các rủi ro về hệ thống, rủi ro mô hình kinh doanh, rủi ro an ninh mạng. Điều này đặt ra yêu cầu cho cơ quan quản lý, đơn vị tổ chức thị trường và doanh nghiệp phải có các kịch bản, giải pháp, tầm nhìn mang tính dài rộng hơn.

“Cả doanh nghiệp, nhà đầu tư đều đang nhìn thấy cơ hội rất lớn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam với triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi. Tuy nhiên, nâng hạng thị trường chứng khoán hay nâng tầm thị trường chứng khoán là câu chuyện làm sao để tạo ra những thay đổi mang tính tổng thể và bền vững cả về góc độ mở cửa nền kinh tế, thị trường ngoại hối và chất lượng của các doanh nghiệp đại chúng, tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư, tính minh bạch của thị trường...”, bà Tạ Thanh Bình lưu ý./.

>> “Mỏ vàng” chứng khoán

Trong thời gian qua, có nhiều ý kiến cho rằng, từ năm 2018 đến 2022, VN-Index vẫn ở mức 1.200 điểm, liệu kế hoạch nâng hạng thị trường chứng khoán [TTCK] năm nay có khả thi không trong bối cảnh còn diễn biến phức tạp, đồng thời dự kiến thời gian nâng hạng là khi nào?

Việt Nam đặt mục tiêu sẽ được nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025 [ảnh: Quốc Tuấn]

Trả lời về vấn đề này, Bộ Tài chính khẳng định, nâng hạng thị trường chứng khoán [TTCK] là một trong những mục tiêu lớn đang hướng tới. Mục tiêu này đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” cùng dự thảo Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025.

Mặc dù nhiều ý kiến chuyên gia đều bày tỏ sự tin tưởng vào việc TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng, nhưng phải nhấn mạnh rằng, việc nâng hạng thị trường không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan quản lý ở bất kỳ TTCK nào trên thế giới, bởi vì việc đánh giá, phân loại và xếp hạng thị trường của các tổ chức xếp hạng như MSCI, hay FTSE đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy trình và tiêu chí đánh giá của các tổ chức này.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của TTCK Việt Nam, được thể hiện qua một số kết quả sau đây:

Thứ nhất, về khuôn khổ pháp lý, Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường, bao gồm: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; bù trừ và thanh toán trên TTCK; tăng cường đưa vào thị trường các công cụ tài chính mới để đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư.

Thứ hai, về các hoạt động thực tiễn: Cơ quan quản lý thường xuyên trao đổi với MSCI và FTSE Russell nhằm cập nhật thông tin thực tế để các tổ chức nắm bắt chính xác, cũng như cùng rõ các các yêu cầu, tiêu chí từ các tổ chức, từ đó có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện. Hiện nay, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, song vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn giúp thị trường sớm được nâng hạng trong thời gian tới.

>> Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cần có nhiều sản phẩm cho nhà đầu tư

Nhiều khó khăn phải tháo gỡ

Đưa ra các giải pháp tiếp tục triển khai trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết, để đảm bảo sự kết nối thông suốt với các tổ chức xếp hạng, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tích cực trao đổi, thảo luận với các bên liên quan về các chính sách, thực tiễn thị trường và các giải pháp liên quan. Mới đây nhất, ngày 24/6 vừa qua, UBCKNN cũng đã thêm buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới và FTSE Russell để tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về nâng hạng TTCK.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư trên TTCK [ảnh: Quốc Tuấn]

Bên cạnh đó, UBCKNN sẽ chủ động trao đổi với các cơ quan bộ ngành, hiệp hội, thành viên thị trường và các nhà đầu tư, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm tháo gỡ các vấn đề rất quan trọng liên quan nhằm được nâng hạng như: tỷ lệ sở hữu nước ngoài hay một số quy định trên thị trường ngoại hối,… Đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan để xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư 2020, đặc biệt là các nội dung về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường công khai, minh bạch về tỷ lệ sở hữu nước ngoài để nhà đầu tư tiếp cận thông tin đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời; nghiên cứu và đưa chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết [NVDR] vào thị trường giao dịch.

Ngoài ra, tập trung hoàn thiện, vận hành hệ thông công nghệ thông tin mới cho TTCK; từ đó có nền tảng hạ tầng để phát triển, đa dạng hóa và gia tăng chất lượng các sản phẩm trên TTCK để thu hút nhà đầu tư nước ngoài và cơ sở hạ tầng liên quan; tăng cường quản trị công ty, công bố thông tin về môi trường - xã hội - quản trị [ESG] để gia tăng chất lượng cổ phiếu; nghiên cứu phát triển các sản phẩm liên quan đến nội dung xanh và phát triển bền vững. Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư trên TTCK.

"Hiện nay, các quy định hiện hành đã được sửa đổi theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường áp dụng công nghệ trên thị trường, theo đó, một trong những điểm nổi bật là cho phép đăng ký mã số giao dịch trực tuyến. Mới đây nhất, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cũng đã lấy ý kiến về dự thảo quy chế thay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán và quy chế thành viên lưu ký. Dự kiến trong tháng 8 tới, thời gian thanh toán, bù trừ chứng khoán sẽ được rút gắn, nhà đầu tư có thể được giao dịch ngay trong chiều ngày T+2.

Về thời gian nâng hạng theo lộ trình đã đề ra, Chính phủ đặt mục tiêu là tới năm 2025, thị trường sẽ được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. Như đã chia sẻ ở trên, mặc dù việc nâng hạng phụ thuộc lớn vào quyết định của các các tổ chức xếp hạng, tuy nhiên, cơ quan quản lý đang nỗ lực cao nhất phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, tổ chức liên quan để chủ động tháo gỡ các vướng mắc theo các tiêu chí chung mà các MSCI, FTSE Russell đề ra, hỗ trợ TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng”, Bộ Tài chính thông tin.

TS. Phạm Thành Đạt, Viện Ngân hàng Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân phân tích, thách thức về nâng hạng TTCK đã được đặt ra từ lâu, song hiện tại hai tổ chức xếp hạng thị trường quan trọng nhất là MSCI và FTSE Russel vẫn đang phân loại Việt Nam ở nhóm cận biên, trong khi các thị trường lân cận như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines đã thuộc nhóm các thị trường mới nổi nhiều năm.

Có rất nhiều nguyên nhân đang cản trở quá trình nâng hạng của Việt Nam. Chẳng hạn như hệ thống vận hành của thị trường vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện, ảnh hưởng đến niềm tin vào thị trường.

Tiếp đó là việc quy mô thị trường còn hạn chế do tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước còn quá chậm. Số lượng các sản phẩm trên thị trường còn ít, lại chưa đủ đa dạng. Tính minh bạch, chuyên nghiệp chưa cao, chế tài chưa thì đủ sức răn đe; ngoài ra số lượng nhà đầu tư có kiến thức chiểm tỉ trọng thấp, cho nên nền tảng nhà đầu tư chưa bền vững...

Đặc biệt, độ mở của TTCK Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài còn thấp, quyền lợi nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng khi các văn bản thiếu song ngữ, thiếu mức độ tự do hóa thị trường ngoại hối, đăng ký mở tài khoản còn cần sự chấp thuận của VSD, thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền. Nếu muốn nâng hạng lên thị trường mới nổi, thì các Sở Giao dịch Chứng khoán cần sớm thực hiện công bố thông tin bằng hình thức song ngữ.

Còn về yếu tố thanh toán bù trừ, việc xử lý dứt điểm tình trạng nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong năm trước đã hoàn tất và nhiều khả năng việc giao dịch T+0 sẽ sớm được đưa vào áp dụng trong thời gian tới.

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề