Giám sát công việc là gì

Giám sát công tình đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng, đòi hỏi người giám sát phải có trình độ, chứng chỉ chuyên môn và trách nhiệm. Vậy, giám sát thi công là gì? Tại sao phải giám sát? Công việc cụ thể là gì? Để giải đáp thắc mắc này, cùng Khoa Học Xây Dựng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giám sát thi công là gì?

Giám sát công trình hay còn được gọi là giám sát thi công: Là một trong những vị trí khá quan trọng chịu trách nhiệm về chất lượng về kỹ thuật, tiến độ công trình, an toàn lao động,… trong xây dựng bằng việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên trong quá trình xây dựng công trình.

Công việc này đòi hỏi người giám sát phải có trình độ chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định Nhà Nước ban hành. Giám sát viên là người đại diện và thay mặt cho chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi, kiểm tra hiệu quả công việc, xử lý những vấn đề phát sinh, ngăn chặn kịp thời những sai sót xảy ra trong xây dựng và báo cáo, cập nhật tình hình cho chủ đầu tư biết.

Giám sát công trình liên quan trực tiếp đến chất lượng của dự án. Do đó, giám sát viên cần nghiêm túc thực hiện theo quy định về giám sát thi công xây dựng.  

Tại sao cần giám sát thi công xây dựng?

Ai cũng vậy thôi, khi xây dựng bất kỳ một công trình nào thì chủ đầu tư luôn là người lo lắng và chịu trách nhiệm tất cả các công việc liên quan như: An toàn lao động, vệ sinh môi trường, chất lượng thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ công trình,… Tuy nhiên, nhà thầu không thể quán xuyến được tất cả các công việc nêu trên nên vị trí giám sát thi công được hình thành nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư theo dõi các công việc khi thi công công trình.

Tóm lại, các bạn có thể hiểu giám sát công trình là người có chuyên môn, trình độ nhất định về xây dựng. Họ sẽ là người đại diện, thay mặt cho các chủ đầu tư theo dõi, giám sát, kiểm tra các công việc xây dựng ngoài công trường rồi báo cáo lại cho chủ đầu tư, hỗ trợ chủ đầu tư trong suốt quá trình xây dựng công trình. Vì thế, vị trí giám sát công trình rất quan trọng bởi nó quyết định thành công của dự án xây dựng.

Công việc cụ thể của giám sát thi công xây dựng

Giám sát công trình thi công

Hàng ngày giám sát hoạt động thi công tại công trường. 

Nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao

Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của vật liệu xây dựng.

Đốc thúc công nhân thực hiện đúng tiến độ.  Kịp thời phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát công trình.

Giám sát công trình, kiểm tra và nhắc nhở mọi người các vấn đề về vệ sinh môi trường.

Theo dõi đội thợ phụ thi công, phát hiện sai sót và đưa ra phương án khắc phục kịp thời.

Xem xét, bàn bạc kết hợp đưa phương án thi công dựa vào tình hình thực tế.

Kiểm tra, phối hợp với các bên để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành của dự án.

Yêu cầu các nhà thầu giải quyết nếu các hạng mục gặp vấn đề phát sinh.

Theo dõi và quản lý công trình thi công

Hỗ trợ hồ sơ cho hoạt động dự thầu của các phòng ban.

Theo dõi, cập nhật tình hình tiến độ thi công tại công trường thường xuyên. 

Nắm bắt kịp thời và xử lý những sai sót trong quá trình thi công và báo cáo với chủ đầu tư những nguy cơ tiềm ẩn

Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ.

Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đã đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công công trình.

Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.

Quy trình giám sát thi công

Các bước trong quy trình giám sát thi công xây dựng gồm các bước sau:

Kiểm tra về tính đúng đắn của hồ sơ ở trong thiết kế: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Một người giám sát thì phải có trách nhiệm cũng như là nghĩa vụ đi khảo sát, kiểm tra rồi đánh giá thật kỹ về những hồ sơ ở phần thiết kế thi công, thẩm tra về dự toán. Cùng với đó là các quy chuẩn về kỹ thuật xây dựng sẽ được áp dụng và đối chiếu một cách thực tế. Từ đó, kịp thời phát hiện ra các thiếu sót và đưa ra được các giải pháp khắc phục hiệu quả cho công trình và đảm bảo được tốt hơn cũng như là giảm thiểu đi các chi phí phát sinh mà không đáng có.

Xây dựng kế hoạch để triển khai và giám sát về thi công: Kỹ sư trưởng được điều xuống phụ trách về công trình đó sẽ giám sát. Kết hợp cùng với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng với tiêu chuẩn xây dựng của Nhà nước để lập được ra các kế hoạch về công tác thực hiện các chức năng về giám sát thi công trong công trình xây dựng.

Đánh giá hồ sơ về thiết kế thi công: Đây là công việc kiểm tra về toàn bộ hồ sơ thuộc về phần thiết kế thi công của từng hạng mục ở trong công trình.

Giám sát theo từng hạng mục trong xây dựng: Giám sát thì luôn luôn là người phải có trách nhiệm bao quát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu mà đã được thống kê về các vấn đề có liên quan đến địa chất cũng như là xây dựng để đối chiếu với thực tế. Từ đó, kịp thời phát hiện được ra những sai sót và đưa ra các phương án xử lý một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Lời kết

Bài viết trên của chúng tôi đã cho các bạn biết được về giám sát thi công xây dựng và những điều cần biết. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ!

>>> Xem thêm: Học giám sát thi công công trình xây dựng tại TP.HCM

05 KĨ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ GIÁM SÁT CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ

Giám sát công việc là một trong những kĩ năng cần có của các nhà lãnh đạo. Kỹ năng này giúp nhà lãnh đạo giám sát và quản lý nhân viên, theo dõi tiến độ làm việc cũng như cùng nhau tiến đến mục tiêu chung của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những kĩ năng giám sát công việc hiệu quả.

Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả

1. Quản lý công việc thông qua những ứng dụng công nghệ

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, mọi việc đều có thể được giám sát và xử lý thông qua các thiết bị di động. Tận dụng điều này, doanh nghiệp có thể quản lý nhân viên từ xa mà không cần phải giám sát trực tiếp.

Việc sử dụng các phần mềm quản lý sẽ giúp doạnh nghiệp theo dõi doanh thu hàng ngày, quản lý kho hàng, chấm công nhân viên,… Phương pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc, tính linh hoạt cao và gia tăng năng suất làm việc.

2. Luôn rõ ràng và xứng đáng về vấn đề lương/ thưởng của nhân viên

Mỗi khi nhân viên hoàn thành mục tiêu hay đạt được thành tựu nào đó, doanh nghiệp cần thưởng xứng đáng cho nhân viên. Vì bản chất nhân viên là người đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, cho nên khoản khen thưởng là thứ để khích lệ tinh thần, giúp họ có động lực phấn đấu, tận tâm hơn trong công việc và tạo nên sự hào hứng cho nhân viên để công việc luôn đạt hiệu quả cao.

3. Hãy luôn là người bạn đồng hành với nhân viên

Kỹ năng quản lý công việc không đơn thuần chỉ là ngồi một chỗ để ra việc và chỉ đạo nhân viên. Kỹ năng này hướng đến việc nhà lãnh đạo và nhân viên cùng nhau sát cánh để giải quyết những vấn đề trong công việc, có như thế tiến độ công việc mới nhanh và hiệu quả cao.

Tuy nhân viên không làm việc chung với nhà lãnh đạo hằng ngày, nhưng hãy cho họ thấy rằng bạn luôn ở cạnh bên khi cần. Điều này sẽ làm cho nhân viên cảm thấy gần gũi và cảm thấy luôn luôn có chỗ dựa vững chắc trong công việc.

4. Tuyệt đối không được giám sát nhân viên quá chặt chẽ

Nhà giám sát chỉ nên dừng lại ở việc theo dõi nhân viên thông qua các bảng cáo cáo tiến độ công việc. Hãy đặt niềm tin của mình vào những nhân viên mình đã tuyển chọn. Doanh nghiệp nên dành cho họ một khoảng không gian riêng để làm việc. Nếu nhân viên bị kiểm soát quá chặt chẽ, họ dần dần cảm thấy mất tự do và không thoải mái trong công việc dẫn đến hiệu suất làm việc suy giảm, tệ hơn nữa sẽ khiến nhân viên cảm thấy chán nản và bỏ việc.

5. Hãy cho nhân viên biết bạn kì vọng gì ở họ

Nhân viên không có khả năng đọc được suy nghĩ của bạn, đó là điều đương nhiên. Vì thế nhà lãnh đạo bằng kỹ năng giao tiếp của mình, hãy cho nhân viên biết rằng bạn cần gì ở họ, nêu ra những khuyết điểm của nhân viên mà bạn muốn khắc phục, cởi mở với nhân viên để họ cảm thấy gần gũi và hiểu mình hơn.

Đây là một trong những kĩ năng cần thiết của việc giám sát nhân viên. Nhà lãnh đạo nêu ra kì vọng của mình nhưng phải nói làm sao cho khéo để nhân viên không bị cảm thấy nặng nề mà thay vào đó họ sẽ có ý chí để đạt được những điều nhà lãnh đạo mong muốn, giúp công việc trở nên suông sẻ hơn.

Hy vọng, với 5 kỹ năng này Quý doanh nghiệp có thể tổ chức giám sát công việc hiệu quả hơn. 

Tìm hiểu thêm về Khóa học Kỹ năng giám sát công việc hiệu quả

Video liên quan

Chủ Đề