Giáo án phát triển năng lực học sinh môn vật lý 11

- Có thể font chữ sẽ không hiển thị đúng, bạn nên click nút download để tải về máy đọc cho hoàn thiện.

8890-6985

Ngày soạn: ………………

Tuần:………., Tiết:……...

00

Ngày soạn: ………………

Tuần:………., Tiết:……...

PHẦN I. ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC

Chương I. ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

Bài 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm.

- Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

2. Kĩ năng

- Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích giữa các điện tích điểm.

- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, tự giác có ý thức xây dựng bài, có hứng thú học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Xem SGK Vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS.

- Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động [5’]

Mục tiêu: Định hướng nội dung cơ bản của bài học : điện tích, định luật cu-lông

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

- GV giới thiệu sơ lược về chương trình vật lý 11, SGK.

- Đặt vấn đề vào bài mới

- Lắng nghe và ghi nhận

- Lắng nghe và nhận thức vấn đề cần nghiên cứu

Bài 1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi.

- Cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

-Giới thiệu các cách làm vật nhiễm điện.

-Dấu hiệu để nhận biết một vật bị nhiễm điện là gì ?.

-Giới thiệu điện tích.

-Cho học sinh tìm ví dụ.

-Điện tích điểm là gì?

-Cho học sinh tìm ví dụ về điện tích điểm.

-Ghi nhận các cách làm vật nhiễm điện.

-Nêu cách kểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay không.

-Lắng nghe ghi nhận

-Tìm ví dụ về điện tích.

-Phát biểu khái niện điện tích điểm

-Tìm ví dụ về điện tích điểm.

I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện

1. Sự nhiễm điện của các vật

Một vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.

2. Điện tích. Điện tích điểm

Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.

Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

3. Tương tác điện

Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

Các điện tích khác dấu thì hút nhau.

-Giới thiệu về Coulomb và thí nghiệm của ông để thiết lập định luật.

-Y/C HS viết biểu thức ĐL

- Giới thiệu đơn vị điện tích.

-Ghi nhận định luật.

-HS viết biểu thức

- Ghi nhận đơn vị điện tích.

II. Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi

1. Định luật Cu-lông

F = k

; k = 9.109 Nm2/C2.

Đơn vị điện tích là culông [C].

2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi

+ Điện môi là môi trường cách điện.

+ Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : F = k

.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập [10']

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực sáng tạo.

1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc;

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện;

C. Đặt một vật gần nguồn điện;

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;

B. Chim thường xù lông về mùa rét;

C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;

D. Sét giữa các đám mây.

3. Điện tích điểm là

A. vật có kích thước rất nhỏ.B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.

C. vật chứa rất ít điện tích.D. điểm phát ra điện tích.

4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông

A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần.

C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng [8’]

Mục tiêu: Vận dụng tìm hiểu một số ứng dụng trong thực tế

Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

-GV giới thiệu công nghệ phun sơn tĩnh điện và công nghệ lọc khí thải

-HS lắng nghe ghi nhận

-Sơn tĩnh điện: Công nghệ phun sơn chất lượng cao và tránh ô nhiễm môi trường

-Công nghệ lọc khí thải bụi nhờ tĩnh điện

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng [2’]

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát.

Tìm hiểu thêm trong thực tế về tác dụng điện tích

4. Hướng dẫn về nhà:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

-Y/C học sinh đọc mục Em có biết ?

-Làm nhanh các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 9, 10.

-BTVN 5, 6, 7, 8 sgk và 1.7, 1.9, 1.10 sách bài tập.

- Đọc mục Sơn tĩnh điện.

-Thực hiện các câu hỏi trong sgk.

- Nhận nhiệm vụ học tập.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

-101602540

Ngày soạn: ………………

Tuần:………., Tiết:……...

00

Ngày soạn: ………………

Tuần:………., Tiết:……...

Bài 2. THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.

- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.

- Biết cách làm nhiễm điện các vật.

2. Kĩ năng

- Vận dụng thuyết êlectron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.

- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện.

3. Thái độ:

- Rèn tính kiên trì, tính cẩn thận cho HS …

4. Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học.

+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật dặt câu hỏi.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Xem SGK Vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS.

- Chuẩn bị phiếu câu hỏi.

2. Học sinh

Ôn tập kiến thức đãc học về điện tích ở THCS.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Bài cũ

-HS trả lời các câu hỏi GV

+Có mấy loại điện tích ? Các điện tích này tương tác với nhau ntn?

+Phát biểu ĐL Cu-Lông .Vận dụng : Xác định lực tương tác giữa 2 điện tích điểm có độ lớn 2C và đặt cách nhau 20cm trong chân không ?

3. Bài mới

Họat động của giáo viên

Họat động của học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động [5’]

Mục tiêu: Định hướng nội dung trọng tâm thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề;

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực trao đổi.

* GV đưa ra tình huống:

Đưa1 thước nhựa nhiễm điện âm lại gần 1 ống nhôm nhẹ được treo trên 1 sợi dây mảnh thì thấy ống nhôm bị hút về phía thước nhựa .Đưa thước ra xa thì thấy ống nhôm trở lại vị trí ban đầu .

- nguyên nhân làm cho thước nhựa có thể hút được ống nhôm ?

=> bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.

- HS sẽ đưa ra các câu trả lời

Bài 2 . THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: nội dung thuyết êlectron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát.

-Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện.

-Giới thiệu điện tích, khối lượng của electron, prôtôn và nơtron.

-Bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện theo em vì sao ?.

- Giới thiệu sơ lược thuyết electron.

- Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

- Nếu cấu tạo nguyên tử.

-Ghi nhận điện tích, khối lượng của electron, prôtôn và nơtron.

-Suy nghĩ tìm câu trả lời

- Ghi nhận thuyết electron.

-Thực hiện C1.

I. Thuyết electron

1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố

-Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh.

-Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương.

-Electron là điện tích nguyên tố âm có điện tích là -1,6.10-19C và khối lượng là 9,1.10-31kg.

-Prôtôn là điện tích nguyên tố dương có điện tích là +1,6.10-19C và khối lượng là 1,67.10-27kg. Khối lượng của nơtron xấp xĩ bằng khối lượng của prôtôn.

-Số prôtôn bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện.

2. Thuyết electron

Thuyết electron là thuyết dựa trên sụ cư trú và di chuyển của các điện tích để giải thích các hiện tượng điện , các tính chất điện của các vật

* Nội dung :[SGK]

-GV dựa vào khái niệm điện tích tự do đưa khái niệm mới về vật [chất] dẫn điện , cách điện .

-Chân không dẫn điện hay cách điện? tại sao ?

-HS lắng nghe ghi nhớ

-Suy nghĩ tìm câu trả lời

II. Vận dụng

1. Vật dẫn điện và vật cách điện

Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do.

Vật cách điện là vật không chứa các electron tự do.

Sự phân biệt vật dẫn điện và vật cách điện chỉ là tương đối

2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc

Nếu cho một vật tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ nhiễm điện cùng dấu với vật đó.

3. Sự nhiễm diện do hưởng ứng

Đưa một quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hoà về điện thì đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương.

-GV chính xác hoá nội dung ĐL bảo toàn điện tích

-HS lắng nghe nhận thức vấn đề. Thảo luận trả lời câu hỏi của GV

III. Định luật bảo toàn điện tích

Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập [10']

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung về electron và áp dụng định luật làm bài tập.

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 [C].

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 [kg].

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.

3. Phát biết nào sau đây là không đúng?

A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.

B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.

D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.

4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.

B. Trong nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.

C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.

D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.

5. Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. hai quả cầu đẩy nhau.B. hai quả cầu hút nhau.

C. không hút mà cũng không đẩy nhau.D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng [8’]

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập giải thích một số hiện tượng trong thực tế

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát.

C1.Khi cho quả cầu kim loại tiếp xúc với một vật nhiễm điện âm thì một phần trong số êlectron ở kim loại truyền sang quả cầu cho đến khi điện tích hai vật cân bằng. Do đó sau khi tiếp xúc với vật nhiễm điện âm thì quả cầu kim loại cũng sẽ nhiễm điện âm vì bị thừa êlectron.

C2. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng :

Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Nếu đưa quả cầu A ra xa thì thanh kim loại MN trở lại trạng thái trung hòa về điện .

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng [2’]

Mục tiêu: tìm hiểu và giải thích một số hiện tượng đã gặp

Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát.

1.Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh

Gợi ý:

Khi cánh quạt quay, chúng cọ sát với không khí, khi đó chúng bị mất êlectron và trở thành vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng hút những vật nhẹ như bụi

4. Hướng dẫn về nhà:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

-Y/C HS trả lời C4,C5

-BTVN : 5,6,7 SGK

-On lại khái niệm từ trường , đường sức từ

-Cá nhân vận dụng nội dung thuyết electron trả lời

-Nhận nhiệm vụ học tập.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

159956541910

KÝ DUYỆT TUẦN ……

Ngày ……………….

00

KÝ DUYỆT TUẦN ……

Ngày ……………….

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề