Giao dịch trung gian la gì

Giao dịch trung gian là gì? Đặc điểm của giao dịch trung gian. Các hình thức giao dịch trung gian thanh toán. Quy trình của giao dịch trung gian. Đơn vị trung gian thanh toán uy tín tại Việt Nam. Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết dưới đây.

Giao dịch trung gian là gì? 

Thuật ngữ về giao dịch trung gian trong tiếng Anh là Intermediary Transaction, hoặc trung gian thanh toán là Payment intermediary. Trong giao dịch trung gian có sự xuất hiện của một bên thứ 3 đứng giữa 2 bên cần giao dịch để đảm bảo giao dịch được diễn ra một cách an toàn, minh bạch. Thời xưa, giao dịch trung gian thường được thực hiện thông qua người có uy tín và được cả 2 bên tin tưởng.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ không đề cập đến các giao dịch trung gian đơn giản giữa các cá nhân với cá nhân mà tập trung vào giao dịch trung gian mang tính thương mại giữa các pháp nhân/cá nhân kinh doanh, có hành lang pháp lý rõ ràng. Chúng ta tạm gọi là giao dịch trung gian thương mại.

Giao dịch trung gian thương mại có đặc điểm gì?

Trong hoạt động thương mại, chủ thể của giao dịch trung gian là một bên được thuê bởi 1 trong nhiều bên tham gia vào giao dịch, bên thuê sẽ trao quyền cho bên trung gian tham gia vào việc xác lập và thực hiện giao dịch với các bên còn lại để bảo đảm được quyền và lợi ích của bên thuê. Bên trung gian sẽ được nhận hoa hồng hoặc một khoản phí cố định hoặc theo tỷ lệ giá trị của giao dịch.

Chủ thể tham gia vào giao dịch trung gian thương mại có tư cách pháp lý độc lập với các bên giao dịch.

Có 2 nhóm quan hệ tồn tại trong giao dịch trung gian, bao gồm: quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ trung gian và bên thuê dịch vụ; quan hệ giữa bên thuê và một hoặc nhiều bên còn lại tham gia vào giao dịch đó. Các quan hệ này được ràng buộc bởi các hợp đồng giữa các bên.

Các hình thức giao dịch trung gian thanh toán

Giao dịch trung gian thương mại về bản chất là đảm bảo được 1 bên bán hàng, cung cấp dịch vụ được đảm bảo nghĩa vụ trả tiền, phí từ phía người mua/người sử dụng hàng hóa, dịch vụ và ngược lại, người mua cũng mong muốn được bảo đảm sẽ nhận được hàng hóa/dịch vụ theo đúng cam kết của bên bán.

Theo nghiên cứu của Luật Hùng Sơn, có 3 hình thức giao dịch trung gian thanh toán như sau:

  • Giao dịch trung gian thanh toán thông qua một cá nhân có uy tín và ảnh hưởng đối với các bên. Người này có thể là người đứng đầu cộng đồng, người nổi tiếng để đảm bảo giao dịch được tiến hành suôn sẻ.
  • Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các tổ chức, đơn vị có chức năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật như các tổ chức tín dụng, ngân hàng,…Đây là những nơi có địa điểm cụ thể, trực tiếp tiếp nhận yêu cầu, xử lý, chứng thực cho các giao dịch, hợp đồng. Các bên cần thực hiện các thủ tục, ký các giấy tờ để đảm bảo cam kết. Đây là điển hình của giao dịch trung gian thanh toán truyền thống.

Ví dụ: giao dịch mở L/C thanh toán tại các ngân hàng, các bên cần chuẩn bị tài liệu giấy tờ theo yêu cầu của các bên ngân hàng đại diện để thực hiện giao dịch này.

  • Giao dịch trung gian thanh toán thông qua các giải pháp công nghệ được cung cấp bởi các đơn vị trung gian thanh toán. Chúng ta dễ dàng nhận thấy hình thức giao dịch trung gian này khi thực hiện mua bán hàng online trên các trang thương mại điện tử trực tuyến. 

Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, rất nhiều ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến đã ra đời, kết nối đồng bộ nhanh chóng với tài khoản ngân hàng để giúp cho giao dịch thanh toán qua trung gian được diễn ra chỉ trong tích tắc và rất an toàn, bảo mật.

Quy trình của giao dịch trung gian thanh toán

Quy trình trung gian thanh toán không quá phức tạp và sẽ được thực hiện theo thứ tự sau:

Bên mua chuyển tiền cho bên trung gian -> Bên trung gian xác nhận -> Bên trung gian chuyển tiền cho bên bán -> Hoàn thành giao dịch.

Một số đơn vị trung gian thanh toán uy tín tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu thế giới, cùng với đó là sự phát triển của công nghệ, đã giúp chúng ta có rất nhiều các đơn vị trung gian thanh toán nổi bật như sau:

  • Cổng thanh toán Onepay;
  • Cổng thanh toán Smartlink;
  • Cổng thanh toán Payoo.bn;
  • Cổng thanh toán Ngân lượng.

Trên đây là một số phân tích, diễn giải của Luật Hùng Sơn về hoạt động trung gian thanh toán tại Việt Nam hiện nay. Nếu có điểm nào chưa phù hợp hoặc cần điều chỉnh, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn bằng cách comment bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ tiếp thu, nghiên cứu và điều chỉnh để phù hợp với thực tế.

Trong trường hợp Quý khách cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý, vui lòng gọi tổng đài tư vấn pháp luật 19006518 để gặp luật sư tư vấn.

Giao dịch trung gian là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về giao dịch trung giao là như thế nào và có những hình thức gì? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì hãy cùng Nhựa Sài Gòn theo dõi bài viết sau nha!

Tóm tắt nội dung

  • 1 Giao dịch trung gian là như thế nào?
  • 2 Quy trình giao dịch trung gian
  • 3 Phân loại người trung gian
    • 3.1 Đại lý
      • 3.1.1 Đại lý thông thường
      • 3.1.2 Đại lý đặc quyền
    • 3.2 Môi giới
  • 4 Đặc điểm của giao dịch trung gian là như thế nào?
  • 5 Cách giao dịch trung gian an toàn

Giao dịch trung gian là như thế nào?

Giao dịch trung gian tiếng Anh là Intermediary Transactions được hiểu là hình thức giao dịch ngoài chủ thể 2 bên còn có sự tham gia của bên thứ 3. Người thứ 3 trung gian có nhiệm vụ thiết lập mối quan hệ, thỏa thuận các điều kiện mua bán và hình thức diễn ra hoạt động mua bán, cách thức thanh toán.

Ngoài ra có thể hiểu giao dịch trung gian là giao dịch diễn ra dưới sự góp mặt của một người mà người đó được mọi người tin cậy, đứng giữa 2 chủ thể giao dịch đảm bảo cho giao dịch được diễn ra an toàn, không xảy ra tình trạng lừa dối, gian lận.

  • Xem thêm Tìm Hiểu Về Hợp Đồng Ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa

Giao dịch trung gian la gì

Quy trình giao dịch trung gian

Giao dịch trung gian sẽ được tiến hành theo quy trình như sau:

  • Chọn người thứ 3 trung gian có uy tín, có sức ảnh hưởng và có đủ điều kiện để 2 bên tin tưởng lẫn nhau
  • Bên mua sẽ chuyển tiền cho bên trung gian
  • Bên trung gian có nhiệm vụ xác nhận quá trình giao dịch
  • Bên bán chuyển nhượng cho bên mua, nếu bên mua kiểm tra và thấy hài lòng thì bên trung gian sẽ chuyển tiền cho bên bán
  • Giao dịch được hoàn thành

Phân loại người trung gian

Trên thị trường, người trung gian phổ biến là đại lý và người môi giới.

Đại lý

Đại lý là người được quyền thực hiện một hoặc nhiều công việc do một hoặc nhiều người khác (người ủy thác) giao cho và nhận thù lao từ người ủy thác. Quan hệ giữa người ủy thác và đại lý và quan hệ hợp đồng đại lý.

Có nhiều loại đại lý khác nhau nhưng người ta thường xếp thành hai loại đại lý, đó là:

Đại lý thông thường

Đại lý thông thường là người được phép thay mặt người ủy thác, được toàn quyền giải quyết mọi vấn đề hoặc làm một phần việc được ủy thác:

  • Đại lý hoa hồng: là người được ủy thác thực hiện các hoạt động liên quan tới giao dịch dưới danh nghĩa của người ủy thác hoặc với danh nghĩa của chính mình. Tuy nhiên chi phí sẽ do người ủy thác chi trả. Sau khi hoàn thành công việc, người đại lý sẽ được nhận thù lao dưới dạng hoa hồng theo sự thỏa thuận của 2 bên.
  • Đại lý bao tiêu: Có thể hiểu rằng đây là hình thức đại lý theo kiểu mua đứt sản phẩm, dịch vụ nào đó và được tự quyết mức giá bán ra. Thu nhập họ nhận được chính là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua.
  • Đại lý gửi bán: Người ủy thác sẽ chịu chi phí và giao hàng hóa cho đại lý gửi bán để họ bán dưới danh nghĩa của đại lý.

Đại lý đặc quyền

Các đại lý này chỉ làm đại lý duy nhất cho một người hoặc một tổ chức ủy thác để thực hiện một hành vi nào đó tại một khu vực và trong một thời gian do hợp đồng quy định.

Giao dịch trung gian la gì

Môi giới

Môi giới là người đóng vai trò là người trung gian giao tiếp giữ người mua và người bán. Người môi giới là người nắm toàn bộ thông tin cá nhân và các yêu cầu giao dịch của cả người mua lẫn người bán. 

Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới sẽ mang danh người ủy thác người nhưng phải chịu trách nhiệm cá nhân trước những người ủy thác và không có quyền chiếm hữu hàng hóa. Khi giao dịch được hoàn tất, người môi giới sẽ được bên bán trả thù lao theo hợp đồng.

  • Xem thêm Xuất Khẩu Hàng Hóa Là Gì? Các Hình Thức Xuất Khẩu Hàng Hóa

Đặc điểm của giao dịch trung gian là như thế nào?

  • Bản chất của giao dịch trung gian là một hoạt động thương mại. Chủ thể của giao dịch trung gian được bên thuê trao quyền tham gia vào việc xác lập và thực hiện các giao dịch với bên thứ 2 để đem lại các lợi ích cho bên thuê và nhận được thù lao.
  • Chủ thể tham gia vào giao dịch trung gian có tư cách pháp lý tự do và độc lập với bên thứ 2.
  • Hoạt động giao dịch trung gian tồn tại song song với 2 nhóm quan hệ, đó là quan hệ giữa bên thuê và bên trung gian thực hiện dịch vụ; quan hệ giữa bên thuê, bên tham gia vào giao dịch trung gian, bên thứ 2. Các giao dịch này đều hoạt động dựa trên hình thức hợp đồng.

Giao dịch trung gian la gì

Cách giao dịch trung gian an toàn

Để cho quá trình giao dịch trung gian diễn ra an toàn và đảm bảo tốt, bạn nên chú ý một số chi tiết sau:

  • Xác định và đảm bảo rằng bên thứ 3 người trung gian có uy tín, không gian lận
  • Quá trình giao dịch được thực hiện theo thứ tự sau: Bên mua chuyển tiền cho bên trung gian -> Bên trung gian xác nhận -> Bên trung gian chuyển tiền cho bên bán -> Hoàn thành giao dịch

Như vậy, giao dịch trung gian là giao dịch mà người thứ 3 đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bên bán và bên mua. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về giao dịch trung gian.

Để quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, an toàn, nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng pallet nhựa. Pallet nhựa đảm bảo cho hàng hoá được toàn vẹn, tránh ẩm mốc trong suốt quá trình vận chuyển. Nếu bạn đang có nhu cầu mua pallet nhựa xuất khẩu hãy liên hệ tới Nhựa Sài Gòn để được tư vấn và báo giá tốt nhất nhé!