Giáo trình triết học mác lênin hội đồng lý luận trung ương

Nhằm cung cấp tài liệu giảng dạy, học tập cho giảng viên, sinh viên các trường đại học theo chương trình mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đang khẩn trương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, biên tập, xuất bản Bộ giáo trình lý luận chính trị gồm 10 cuốn giáo trình dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị. Bộ giáo trình dự kiến sẽ ra mắt độc giả lần lượt trong tháng 3, tháng 4 năm nay.

Việc biên soạn, biên tập, xuất bản Bộ giáo trình nhằm thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” và Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 16/4/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành và nghiên cứu, học tập sách lý luận, chính trị”.

Dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực tiếp là Ban Chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình lý luận chính trị, việc tổ chức biên soạn bộ giáo trình các môn lý luận chính trị được thực hiện nghiêm túc, công phu, cẩn trọng với nguyên tắc phân định rõ nội dung của từng đối tượng học, từng cấp học, bậc học, tránh trùng lắp, đồng thời, bảo đảm tính liên thông. Phương châm của đổi mới việc học tập lý luận chính trị là cùng với đổi mới về nội dung phải đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng sinh động, mềm dẻo, và phù hợp với thực tiễn cũng như đối tượng học tập; tạo được sự hứng thú và có trách nhiệm cho người dạy và người học. Đối với sinh viên đại học hệ không chuyên lý luận chính trị, phải xây dựng các bài giảng chung, tổng hợp các vấn đề cơ bản nhất về chủ nghĩa Mác – Lênin, trọng tâm là về chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng. Sinh viên hệ chuyên lý luận chính trị cần học tập các kiến thức sâu rộng, đầy đủ hơn, phù hợp với yêu cầu đào tạo.

Trong quá trình biên soạn, tập thể các tác giả đã kế thừa nội dung các giáo trình do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn; đồng thời, tiếp thu các ý kiến đóng góp của nhiều tập thể cũng như cá nhân các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong cả nước. Bộ giáo trình lý luận chính trị dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị, gồm 5 môn: Giáo trình Triết học Mác – Lênin; Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin; Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học; Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trân trọng giới thiệu, kính mời độc giả đón đọc Bộ giáo trình trong tháng 3 và tháng 4 tới, gồm 10 cuốn:

  1. Giáo trình Triết học Mác  Lênin [Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 496; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 23/3/2021.
  2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác  Lênin [Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 292; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 22/3/2021.
  3. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học [Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 276; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 15/3/2021.
  4. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 440; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 23/3/2021.
  5. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh [Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 272; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 16/3/2021.
  6. Giáo trình Triết học Mác  Lênin [Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 560; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 14/4/2021.
  7. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác  Lênin [Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 440; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 14/4/2021.
  8. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học [Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 368; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 30/3/2021.
  9. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 560; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 14/4/2021.
  10.  Giáo trình  tưởng Hồ Chí Minh [Dành cho bậc đại học hệ chuyên lý luận chính trị]: số trang [dự kiến] 372; thời gian xuất bản [dự kiến] ngày 06/4/2021.

Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc.

Hội đồng Lý luận Trung ương
Đảng Cộng sản Việt NamChủ tịch Phó Chủ tịch Tổng Thư ký Ủy viên Hội đồng Cơ quan chủ quản Chức năng Cấp hành chính Văn bản Ủy quyền Địa chỉTrang web


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Thành viên Hội đồng
Nguyễn Xuân Thắng
Tạ Ngọc Tấn [thường trực]
Nguyễn Quang Thuấn
Phạm Văn Linh
Nguyễn Văn Thành
Bùi Nhật Quang
Bùi Trường Giang
Bùi Trường Giang
Cơ cấu tổ chức
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Cơ quan tư vấn về các vấn đề lý luận chính trị
Cấp Trung ương
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương thức liên hệ
Trụ sở
57 đường Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
//hdll.vn/

Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Chức năng, nhiệm vụ
    • 2.1 Chức năng
    • 2.2 Nhiệm vụ
  • 3 Tổ chức bộ máy khóa XIII
    • 3.1 Chủ tịch Hội đồng
    • 3.2 Phó Chủ tịch Hội đồng
    • 3.3 Ủy viên Hội đồng
  • 4 Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
  • 5 Xem thêm
  • 6 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Tiền thân của Hội đồng Lý luận Trung ương là Ban Nghiên cứu lý luận được thành lập theo Nghị quyết số 131-NQ/TW ngày 28/12/1965 của Bộ Chính trị.

Ngày 28/5/1974, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 233-NQ/TW về tổ chức và chương trình hoạt động của Ban Nghiên cứu lý luận.

Ngày 20/11/1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 32-NQ/TW về việc thành lập Viện Mác - Lê-nin thay cho Ban Nghiên cứu lý luận. Ngày 5/5/1992, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 29-QĐ/TW đổi tên Viện Mác - Lê-nin thành Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; sau đó đã sáp nhập Viện vào Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Ngày 30/10/1996, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 06-QĐ/TW thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương.

Chức năng, nhiệm vụSửa đổi

Chức năngSửa đổi

Hội đồng Lý luận Trung ương là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng.[1]

Nhiệm vụSửa đổi

  • Hội đồng có nhiệm vụ trực tiếp nghiên cứu một số đề tài do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao hoặc chấp thuận trên cơ sở đề xuất của Hội đồng, đồng thời kế thừa, chắt lọc kết quả của các chương trình, đề tài nghiên cứu khác, để thực hiện tốt chức năng tư vấn của Hội đồng và thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
  • Thẩm định những vấn đề mà các ngành, các cấp trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Nghiên cứu, đề xuất những luận cứ về lý luận đấu tranh bác bỏ những quan điểm sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng.
  • Giữ mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu lý luận của các đảng cộng sản và đảng cầm quyền trên thế giới.

Tổ chức bộ máy khóa XIIISửa đổi

Chủ tịch Hội đồngSửa đổi

  • Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng

Phó Chủ tịch Hội đồngSửa đổi

Phó Chủ tịch thường trực

  • Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn[2]

Phó Chủ tịch chuyên trách

  • Tiến sĩ Bùi Trường Giang - kiêm Tổng thư ký Hội đồng
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Linh
  • Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Thuấn
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thành

Phó Chủ tịch kiêm nhiệm

  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Nhật Quang

Ủy viên Hội đồngSửa đổi

STT Họ và tên Năm sinh Trình độ Chức vụ Ghi chú
1 Nguyễn Xuân Thắng 1957 Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [2016-nay]

2 Tạ Ngọc Tấn 1954 Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Chí Minh [2011-2016]

3 Nguyễn Văn Thành 1957 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII

Thứ trưởng Bộ Công an [2015-2021]

Thượng tướng
4 Nguyễn Quang Thuấn 1959 Giáo sư, Tiến sĩ Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [2016-2019]
5 Phạm Văn Linh 1958 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương [2010-2018]
6 Bùi Nhật Quang 1975 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [2019-nay]

7 Bùi Trường Giang 1975 Tiến sĩ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương [2018-2021] Bị kỷ luật Khiển trách[3]
8 Võ Văn Dũng 1960 Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương [2015-nay]

9 Đoàn Minh Huấn 1971 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản [2017-nay]

10 Trịnh Văn Quyết 1966 Cử nhân Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN [2021-nay]

Trung tướng
11 Trần Quốc Tỏ 1962 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII

Thứ trưởng Bộ Công an [2020-nay]

Trung tướng
12 Lê Hoài Trung 1961 Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương [2021-nay]

Hàm Đại sứ bậc II
13 Nguyễn Anh Tuấn 1979 Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn [2020-nay]

14 Lê Hải Bình 1977 Tiến sĩ Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIII

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương [2021-nay]

Hàm Tùy viên
15 Nguyễn Minh Vũ 1976 Tiến sĩ Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XIII

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao [2019-nay]

Hàm Đại sứ bậc II
16 Cao Đức Phát 1956 Tiến sĩ Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, XII

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương [2016-2021]

17 Đặng Nguyên Anh 1961 Giáo sư, Tiến sĩ Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [2016-nay]
18 Nguyễn Quốc Dũng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II [2021-nay]
19 Trần Vi Dân Phó Giáo sư, Tiến sĩ Giám đốc Học viện Chính trị CAND [2017-nay] Trung tướng
20 Nguyễn Bá Dương Phó Giáo sư, Tiến sĩ Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và Nhân văn Quân sự [2014-2020] Thiếu tướng
21 Trần Thọ Đạt 1959 Giáo sư, Tiến sĩ Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế quốc dân [2019-2021]
22 Phạm Văn Đức Giáo sư, Tiến sĩ Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [2014-2021]
23 Nguyễn Hoàng Giang 1971 Tiến sĩ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ [2020-nay]
24 Vũ Thị Phương Hậu 1975 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển [2018-nay]
25 Nguyễn Quốc Hiệp Tiến sĩ Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương [2016-nay]
26 Trần Thị Vân Hoa 1967 Giáo sư, Tiến sĩ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân
27 Nguyễn Mạnh Hùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng [2017-nay]
28 Bùi Văn Huyền Phó Giáo sư, Tiến sĩ Viện trưởng Viện Kinh tế [2015-nay][4]
29 Lại Quốc Khánh 1976 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN [2021-nay]
30 Lê Bộ Lĩnh 1958 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội [2016-2018]
31 Đoàn Triệu Long 1972 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Quyền Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III [2020-nay]
32 Nguyễn Việt Long 1979 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
33 Lê Văn Lợi 1974 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [2020-nay]
34 Phan Trung Lý 1954 Giáo sư, Tiến sĩ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội [2011-2016]
35 Ngô Đức Mạnh 1960 Tiến sĩ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Nga [2018-2021]
36 Nguyễn Văn Phong 1968 Tiến sĩ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội [2020-nay]
37 Trần Văn Phòng 1960 Giáo sư, Tiến sĩ Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [2015-2020]
38 Bùi Tuấn Quang Thạc sỹ Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương [2018-nay]
39 Lê Quân 1974 Giáo sư, Tiến sĩ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội [2021-nay]
40 Hồ Sỹ Quý 1953 Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên Hội đồng Khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [2013-nay]
41 Nguyễn Hồng Sơn 1964 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương [2019-nay]
42 Bùi Hoài Sơn 1975 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội [2021-nay]
43 Nguyễn Quốc Sửu 1973 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội [2020-nay]
44 Trần Hồng Thái 1974 Giáo sư, Tiến sĩ Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn [2019-nay] em trai ông Trần Hồng Hà
45 Nguyễn Viết Thảo 1960 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [2012-2020]
46 Bùi Văn Thạch 1963 Tiến sĩ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng [2012-nay]
47 Vũ Chiến Thắng 1967 Tiến sĩ Thứ trưởng Bộ Nội vụ [2020-nay]
48 Lê Minh Thông 1957 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân [2017-2019]
49 Nguyễn Duy Thụy 1968 Tiến sĩ Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
50 Phạm Minh Tuấn 1974 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự Thật [2021-nay]


Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ươngSửa đổi

STT Khóa Họ và tên Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
1 VIII GS.NGND Nguyễn Đức Bình 11/1996-11/2001 Ủy viên Bộ Chính trị

Bí thư Trung ương Đảng
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia

2 IX GS.TS Nguyễn Phú Trọng 11/2001-06/2006 Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Bí thư Thành ủy Hà Nội
06/2006- 08/2006 Ủy viên Bộ Chính trị

Chủ tịch Quốc hội

Chủ tịch Hội đồng Lý Luận Trung ương

3 X PGS.TS Tô Huy Rứa 08/2006-01/2009 Bí thư Trung ương Đảng

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Chủ tịch Hội đồng Lý Luận Trung ương

01/2009 - 02/2011 Ủy viên Bộ Chính trị

Bí thư Trung ương Đảng

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Chủ tịch Hội đồng Lý Luận Trung ương

4 XI, XII TS. Đinh Thế Huynh 02/2011-02/2016 Ủy viên Bộ Chính trị

Bí thư Trung ương Đảng
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

02/2016- 03/2018 Ủy viên Bộ Chính trị

Thường trực Ban Bí thư

Chủ tịch Hội đồng Lý Luận Trung ương

5 XII, XIII GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng 03/2018-02/2021 Bí thư Trung ương Đảng
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
02/2021-nay Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Xem thêmSửa đổi

  1. ^ Chức năng, nhiệm vụ HĐLL TW, HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN TRUNG ƯƠNG, Đảng Cộng sản Việt Nam
  2. ^ “Bổ sung nhiều vị trí vào Hội đồng Lý luận Trung ương”.
  3. ^ “UBKT TƯ kỷ luật nhiều cán bộ”.
  4. ^ Cần phân biệt Viện Kinh tế [thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh] với Viện Kinh tế Việt Nam [thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam]

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website Hội đồng lý luận Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề