Giới thiệu chương trình môn sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững

a.. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

– Sinh học là môn khoa học về sự sống. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi khuẩn nấm,… và con người.

Các nhà sinh học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc, tiến hóa và sự phân bố của các sinh vật theo các lĩnh vực: sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh li học, hoa sinh học, sinh thái học, di truyền học và sinh học tiến hóa, Các lĩnh vực nghiên cn sinh học ngày càng phân hóa chuyên sâu Quan hệ giữa đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu trong sinh học được thể hiện qua hình 1.1.

Hình 1.1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

Sinh học là khoa học về sự sống. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi khuẩn, nấm, và con người.

b. Mục tiêu của môn Sinh học

Môn Sinh học góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.

Môn Sinh học hình thành phát triển ở học sinh năng lực sinh học: nhận thức sinh học, tim hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn

c. Vai trò của sinh học trong cuộc sống

Sinh học có nhiều vai trò khác nhau. Ứng dụng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh, cung cấp lương thực, thực phẩm. Những ứng dụng sinh học trong nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường,… góp phản phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người [hình 1.2.]

Hình 1.2. Một số vai trò của Sinh học trong cuộc sống

Sinh học có vai trò trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh cho con người; cung cấp lương thực, thực phẩm; phát triển kinh tế, xã hội; tạo không gian sống và bảo vệ môi trường.

d. Sinh học trong tương lai

– Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng: Mở phát triển sinh học trong rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vimô[gene, enzyme, ] và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô [hệ sinh thái, sinh quyển…]

– Thành tựu của các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lại tiếp tục tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu [ví dụ cây trong chuyển gene chịu hạn, chịu mặn,…] đảm bảo an ninh lương thực; là cơ sở của các phương pháp trị bệnh trong y học [ví dụ liệu pháp gene], tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh, cơ sở của các công nghệ ứng dụng trong sản xuất [ví dụ công nghệ thực phẩm]; bảo vệ môi trường [ví dụ làm sạch môi trường nhờ vi khuẩn, nấm biến đổi gene có khả năng phân giải các chất gây ô nhiễm],…

– Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp với các lĩnh vực khoa học khác nhau hinh thành nên những lĩnh vực khoa học mới. Ví dụ như tin sinh học [phân tích các cơ sở dữ liệu sinh học nhờ các phần mềm chuyển dụng], sinh học vũ trụ [nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất], phỏng sinh học [mô phỏng sinh học trong thiết kế và kiến trúc]. 

e. Các ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng

Học môn Sinh học có thể giúp em chọn nhiều ngành nghề khác nhau, từ nghiên cứu giảng dạy đến sản xuất, chăm sóc sức khỏe hay hoạch định chính sách [hình 1.3].

Hình 1.3. Các ngành nghề liên quan đến Sinh học

Các ngành nghề liên quan đến sinh học đạt được nhiều thành tựu từ lí thuyết đến công nghệ góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chăm sóc sức khỏe con người và bảo vệ môi trường:

• Trong nông nghiệp tạo ra giống vật nuôi và cây trồng mới, có năng suất cao, kháng được nhiều bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

• Trong y học và dược học tạo ra các loại vaccine, tìm ra được nhiều loại thuốc mới, công nghệ ghép tạng, liệu pháp gene, kĩ thuật tế bào gốc,…

• Công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng góp phần nâng cao sức khoẻ và có giá trị kinh tế cao.

• Công nghệ vi sinh vật, bảo vệ môi trường,… Các chế phẩm sinh học, các quy trình công nghệ tiên tiến góp phần xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp, xử lí sự cổ trán dầu… làm sạch môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong tương lai, ngành Công nghệ sinh học sẽ ngày càng phát triển theo sự phát triển của sinh học, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học là: sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, sinh hoá học, sinh thái học, di truyền học và sinh học tiến hoá

a. Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trưởng và Phát triển thế giới [WCED] thông qua năm 1987 được hiểu là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau hệ tự nhiên, hệ xã hội và hệ kinh tế [hình 1.4]. Có thể nói phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

Hình 1.4. Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa ba hệ thống

[Viện nghiên cứu quốc tế về môi trường và phát triển IIED, 1995]

Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

b. Vai trò của sinh học trong phát triển bền vững

* Sinh học trong phát triển kinh tế

Sinh học cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế. Sinh học tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị. Những thành tin đó được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm

* Sinh học trong bảo vệ môi trường

Sinh học đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo vệ đa dạng sinh học nhằm bảo vệ môi trường sống và thích ứng với biến đổi khí hậu Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.

* Sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội

Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

Sinh học có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam chú trọng lấy con người là trung tâm, tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tạo ra những nền tảng vật chất, trí thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau.

Sinh học đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt chú ý đến vai trò của đa dạng sinh học, giảm thiểu rủi ro và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì phát triển bền vững.

c. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

– Sinh học phát triển dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ. Ngược lại, nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ cũng phát triển nhờ các thành tựu nghiên cứu trong sinh học như công nghệ tế bảo, công nghệ gene,… Khi sinh học và khoa học công nghệ phát triển thi kinh tế cũng được phát triển và chất lượng cuộc sống con người cũng được tăng lên. Sự phát triển của xã hội là điều kiện thúc đẩy cho nghiên cứu sinh học và khoa học công nghệ phát triển.

– Sinh học ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn đóng góp cho sự phát triển xã hội trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu và sản xuất đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm; chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường,…

– Tuy nhiên, một số thành tựu trong sinh học [ví dụ chuyển gene ở động vật,…] cũng gây nên những tranh luận trái chiều liên quan đến đạo đức xã hội.

– Ngày nay, để đạt được sự đồng thuận trong xã hội, đã có những cuộc thảo luận giữa các nhà sinh học với các thành phần khác trong xã hội nhằm đưa ra những quy tắc ứng xử phù hợp.

– “Đạo đức sinh học” là những quy tắc ứng xử phù hợp với đạo đức xã hội trong nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của sinh học vào thực tiễn Ví dụ việc chẩn đoán, lựa chọn giới tỉnh thai nhĩ sớm và nhân bản người là vi phạm đạo đức sinh học.

Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: sinh học phát triển dựa trên các thành tựu khoa học công nghệ. Khi sinh học và khoa học công nghệ phát triển thì thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự phát triển sinh học, khoa học công nghệ và kinh tế đặt ra vấn đề đạo đức sinh học.

Chào bạn Giải Sinh 10 trang 6 sách Cánh diều

Giải bài tập Sinh 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về chương trình môn sinh học, đối tượng nghiên cứu sinh học. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 6 →11.

Giải Sinh 10 Bài 1 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 bài 1 Giới thiệu chương trình môn Sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Giải Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu chương trình môn Sinh học....

Câu 1 trang 6: Lấy ví dụ các lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật hoặc động vật.

Gợi ý đáp án

- Một số lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là thực vật: Sinh học tế bào thực vật, sinh lí học thực vật [chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở thực vật], giải phẫu học thực vật, sinh học tiến hóa thực vật, sinh thái học thực vật, công nghệ tế bào thực vật,…

- Một số lĩnh vực nghiên cứu sinh học với đối tượng là động vật: Di truyền học động vật, sinh học tế bào động vật, sinh lí học động vật [chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản ở động vật], giải phẫu học động vật, sinh học tiến hóa động vật, sinh thái học động vật, công nghệ tế bào động vật,…

Câu 2 trang 7: Học tập môn Sinh học mang lại cho các em những hiểu biết và ứng dụng gì?

Gợi ý đáp án

- Học tập môn Sinh học mang lại cho chúng ta những hiểu biết về hình thành và phát triển của thế giới sống, các quy luật của tự nhiên; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học; phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên; có khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.

- Học tập môn Sinh học mang lại cho học sinh những ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh; cung cấp lương thực, thực phẩm; góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người;…

Luyện tập 1 trang 7: Hãy cho một ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của em và gia đình?

Gợi ý đáp án

Ví dụ về sinh học đã có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của em và gia đình: Hiểu biết về hoạt động tiêu hóa của cơ thể người, gia đình em đã tạo ra những thói quen có lợi cho hoạt động tiêu hóa như ăn uống cân đối, hợp lí; ăn đúng giờ; tạo bầu không khí thoải mái khi ăn;…

Luyện tập 2 trang 7: Cho ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2.

Gợi ý đáp án

Ví dụ tương ứng với mỗi vai trò của sinh học trong cuộc sống ở hình 1.2: - Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh: Phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gen, liệu pháp tế bào gốc; các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả với từng loại bệnh. - Cung cấp lương thực, thực phẩm: Tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, chăn nuôi,… góp phần nâng cao năng suất. - Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường: Trồng các loại cây phong thuỷ tạo môi trường sống xanh; sử dụng các loài thiên địch trong bảo vệ mùa màng như sử dụng mèo để bắt chuột; sử dụng vi sinh vật để xử lí các sự cố ô nhiễm môi trường;… - Phát triển kinh tế, xã hội: Ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học,… tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp góp phần phát triển kinh tế.

Luyện tập 3 trang 7: Kể thêm vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày.

Gợi ý đáp án

Kể thêm một số vai trò của sinh học trong cuộc sống hằng ngày:

- Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng ngừa và chữa trị nhiều bệnh ở người.

- Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông,… để giải quyết các vụ án hình sự, khám nghiệm tử thi,…

- Việc nghiên cứu tập tính, hoạt động của động vật, người ta chế tạo hoặc cải tiến các thiết bị, máy móc phục vụ cho đời sống con người như việc chế tạo robot để thay thế con người trong lao động nặng.

Câu 3 trang 8: Tìm thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai?

Gợi ý đáp án

Những thông tin về dự báo phát triển sinh học trong tương lai:

- Trong tương lai, sinh học có thể phát triển theo hai hướng: Mở rộng nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ vi mô [gene, enzyme,…] và nghiên cứu sự sống ở cấp độ vĩ mô [hệ sinh thái, sinh quyển,…].

- Các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai: Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng mới thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực; tạo ra các loại thuốc mới trong điều trị bệnh; công nghệ ứng dụng trong sản xuất; bảo vệ môi trường;…

- Sinh học ngày càng phát triển nhờ sự tích hợp với các lĩnh vực khoa học khác nhau hình thành nên những lĩnh vực khoa học mới: tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học,…

Câu 4 trang 8: Học môn Sinh học có thể giúp em chọn những ngành nghề gì trong tương lai?

Gợi ý đáp án

Học môn Sinh học có thể giúp em chọn được nhiều ngành nghề khác nhau:

- Nhóm ngành nghề Giảng dạy và Nghiên cứu: Công nghệ sinh học, Khai thác thuỷ sản, Kĩ thuật sinh học, Lâm học, Sinh học, Sinh học ứng dụng, Sư phạm sinh học,…

- Nhóm ngành Sản xuất: Chăn nuôi, Chế biến gỗ, Chế biến thực phẩm, Nuôi trồng thuỷ sản, Trồng trọt, Sản xuất thuốc chữa bệnh,…

- Nhóm ngành Chăm sóc sức khoẻ: Dược học, Y đa khoa, Điều dưỡng, Hóa dược, Y học cổ truyền, Y học sự phòng, Y tế công cộng,…

- Nhóm ngành Hoạch định chính sách: Lâm nghiệp đô thị, Tổ chức và quản lý y tế, Quản lí bệnh viện, Quản lí tài nguyên rừng, Quản lí thủy sản,…

Câu 5 trang 9: Vì sao Công nghệ sinh học lại được cho là “ngành học của tương lai”?

Gợi ý đáp án

Công nghệ sinh học được cho là “ngành học của tương lai” vì: Công nghệ sinh học là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp, đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành kinh tế - kĩ thuật. Ngành học này mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: trong nông nghiệp công nghệ cao [như nghiên cứu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới hay các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi]; trong y dược [như nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh...]; trong lĩnh vực môi trường [như nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, chế phẩm công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường],…

Vận dụng trang 9: Hãy tìm và giới thiệu với các bạn của mình những ngành nghề liên quan đến sinh học, triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

Gợi ý đáp án

Một số ngành nghề liên quan đến sinh học và triển vọng trong tương lai:

- Ngành dược: Do sự gia tăng của các cơ sở y tế chăm sóc sức khoẻ,các công ty dược mới thì nhucầu nhân lực ngành dược được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong những năm tới đây. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân. Họ cũng có thể thực hiện những công việc như xét nghiệm đường huyết hay cholesterol nhanh.

- Ngành Khoa học Y sinh: Có rất nhiều cơ hội dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Y Sinh bao gồm cả các công ty nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân chuyên môn như: Kỹ thuật viên, chuyên viên xét nghiệm y tế trong phòng xét nghiệm, trung tâm nghiên cứu của các bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc sức khỏe công lập và tư nhân; Nhà khoa học, nghiên cứu viên, hay giảng viên tại các trường, viện Đại học và nghiên cứu;…. Theo thống kê của nhiều trang báo quốc tế nổi tiếng như Forbes hay Business insider, Khoa học Y sinh nằm trong top 10 các ngành trả lương cao nhất ở nước Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung.

- Ngành công nghệ Sinh học: Sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật; Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.

- Ngành công nghệ thực phẩm: Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm [chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp…], các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…

II. Sinh học và sự phát triển bền vững

Câu 6 trang 9: Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh họa.

Gợi ý đáp án

Mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau là hệ tự nhiên, hệ xã hội, hệ kinh tế. Phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó:

- Hệ kinh tế: Việc phát triển kinh tế vừa là nền tảng để nâng cao đời sống xã hội, vừa phải tính toán đến toán tác động như thế nào đến môi trường, xã hội.

- Hệ tự nhiên: Hệ tự nhiên là nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc khai thác hệ tự nhiên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội phải hướng tới sự phát triển bền vững.

- Hệ xã hội: Trong sự phát triển bền vững, cần nâng cao ý thức xã hội trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững cho các thế hệ mai sau.

Ví dụ về mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, lõi ngô, phân động vật, chất thải… để sản xuất ethanol sinh học vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa phát triển kinh tế và ổn định xã hội về vấn đề năng lượng.

Câu 7 trang 10: Hãy nêu vai trò của sinh học trong phát triển bền vững kinh tế và xã hội?

Gợi ý đáp án

Vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Những hiểu biết trong sinh học được ứng dụng trong sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo việc làm.

- Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phục vụ phát triển kinh tế.

- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.

Vai trò của sinh học trong phát triển xã hội:

- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.

- Đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống; đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

Câu 8 trang 10: Phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường có mối quan hệ như thế nào?

Gợi ý đáp án

- Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.

- Phát triển bền vững là sự phát trển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

Cập nhật: 07/09/2022

Video liên quan

Chủ Đề