Hệ số biến áp dây của máy biến áp 3 pha

Trang chủ » Tin tức » Cách nối dây của biến áp ba pha làm cho hệ số biến áp dây lớn nhất

Biến áp 3 pha là dòng máy biến áp được sử dụng nhiều tại các nhà máy. Chúng ta cần hiểu được nguyên lý hoạt động biến áp 3 pha để sử dụng chúng hiệu quả. Cách nối dây của biến áp ba pha làm cho hệ số biến áp dây lớn nhất? Làm thế nào để tăng hiệu quả của biến áp? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1, Các dòng biến áp 3 pha

Biến áp 3 pha có 2 dòng chính là:

+ Biến áp 3 pha tăng áp. Đây là dòng máy thường được sử dụng tại nhà máy điện. Quãng đường truyền dẫn điện từ nhà máy đến với người dùng rất xa. Điều này khiến lượng điện năng hao phí là rất lớn. Để đảm bảo hiệu điện thế 380V thì bắt buộc phải tăng áp cho nguồn điện. Biến áp tăng áp sẽ giúp chúng ta thực hiện điều này.

+ Biến áp 3 pha hạ áp. Khi điện được dẫn từ nhà máy điện đến trạm biến thế sẽ cần phải hạ áp mới dùng được. 

Chức năng hạ áp hay tăng áp của từng dòng máy sẽ phụ thuộc vào hệ số biến áp dây. Cấu tạo của biến áp bao gồm cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp. Sự chênh lệch giữa các vòng dây quấn giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp sẽ quyết định hệ số này. Việc thay đổi hệ số biến áp dây sẽ khiến thay đổi hiệu điện thế của điện áp ra. 

>>> Đừng bỏ lỡ: Cách chọn công suất ổn áp phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng

2, Hệ số biến áp dây là gì?

2.1 Định nghĩa hệ số biến áp dây

Ta có công thức tính hệ số biến áp dây như sau:

Kd = Up1/Up2 

Trong đó Kd là hệ số biến áp dây. Ngoài ra với máy biến áp chúng ta cần quan tâm đến một chỉ số khác đó chính là hệ số biến áp pha. 2 hệ số này có mối quan hệ tương quan và phụ thuộc vào cách nối dây của biến áp.

Trong nghiên cứu về công dụng và cách hoạt động của biến áp 2 thông số này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Máy vận hành như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chúng.

3, Sử dụng biến áp 3 pha cần chú ý gì?

3.1 Những điều cần chú ý khi sử dụng biến áp 3 pha

Biến áp 3 pha là thiết bị có vai trò quan trọng trong hệ thống điện công nghiệp. Hầu hết hệ thống máy móc trong các doanh nghiệp, công ty tại KCN đều là hàng nhập. Muốn chúng hoạt động được thì cần có máy đổi nguồn.

Biến áp chính là thiết bị sẽ giúp máy móc nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, Hàn Quốc hay Đài Loan có thể phát huy được hết công dụng như nhà sản xuất mong muốn. Trong quá trình sử dụng người dùng cần chú ý một số điểm sau:

+ Lựa chọn đúng dòng máy phù hợp. Biến áp có 2 dòng máy là biến áp tự ngẫu và biến áp cách ly. Cả 2 dòng máy này đều có tác dụng đổi nguồn hạ áp tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác nhau phù hợp với tiêu chí riêng của từng đối tượng khách hàng. Vì thế hãy chọn lựa theo đặc điểm phù hợp. 

+ Tùy thuộc vào công suất hoạt động của từng nhà máy mà dòng ổn áp phù hợp cũng khác nhau. Người dùng cần xác định chính xác công suất ổn áp để chọn mua phù hợp. 

+ Xác định mục đích sử dụng rõ ràng, tránh mua nhầm sản phẩm. 

4, Cách nối dây của biến áp ba pha làm cho hệ số biến áp dây lớn nhất

Như đã đề cập ở trên, hệ số biến áp dây sẽ phụ thuộc vào cách nối dây. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi hệ số dây của biến áp bằng cách này. Tuy nhiên điều này đòi hỏi kỹ thuật cao. Việc thay đổi hệ số dây của biến áp thường được thực hiện bởi các chuyên gia tay nghề cao. Người dùng không nên tự thay đổi cách nối dây bởi có thể xảy ra vấn đề. 

Để hệ số biến áp dây lớn nhất chúng ta có 2 cách:

+ Cách 1: tăng Up1, giữ nguyên Up2

+ Cách 2: giữ nguyên Up1, Giảm Up2

Thông thường các nhà sản xuất sẽ tối ưu hóa hệ số biến áp dây nên người dùng sẽ không cần thay đổi gì.

>>> Xem thêm Video:

5, Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của biến áp

5.1 Cách nâng cao hiệu quả hoạt động của biến áp

Để biến áp có thể hoạt động một cách tốt nhất thì vai trò của người dùng rất quan trọng. Một số giải pháp để chúng ta có thể nâng cao hiệu quả của biến áp đó là:

+ Lựa chọn vị trí đặt biến áp hợp lý. Trên thân biến áp có nhiều khe lá và quạt thông gió để làm mát các bộ phận bên trong. Đây cũng là nơi rất dễ tích tụ bụi bẩn. Vì thế hãy lựa chọn những khu vực thông thoáng, không bị tích bụi. Ngoài ra hãy kiểm tra, làm sạch biến áp định kỳ để tránh bám bụi lên dây dẫn bạn nhé.

+ Không sử dụng biến áp quá công suất. Lúc này các động cơ bên trong phải hoạt động hết công suất khiến các linh kiện kém bền. 

+ Kiểm tra bảo dưỡng máy định kỳ. Ổn áp và biến áp cũng là một thiết bị điện. Vì thế sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ cần phải kiểm tra bảo dưỡng. Khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với nơi bán hàng để được hỗ trợ. 

Tổng kho phân phối standa là địa chỉ mang đến cho tất cả khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc gì về biến áp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.  

>>> Xem thêm: Phân biệt ổn áp Standa và Litanda

Trước khi đi sâu vào máy biến áp 3 pha các cấu tạo, ký hiệu, tổ đấu dây của máy biến áp 3 pha chúng ta cùng xem lại máy biến áp là gì.

Máy biến áp là một thiết bị từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này [U1, I1, f] thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác [U2, I2, f], với tần số không thay đổi.

  • Máy biến áp là gì? cấu tạo, công dụng của máy biến áp?

Cấu tạo mạch từ máy biến áp 3 pha

Để biến đổi điện áp của một nguồn áp ba pha, ta có thể dùng một trong hai cách:

  • Tổ máy biến áp 3 pha: gồm 3 máy biến áp một pha.
  • Máy biến áp 3 pha với lõi thép gồm 3 trụ.
Hình ảnh: Cấu tạo máy biến áp 3 pha

Các lượng định mức của máy biến áp 3 pha

  • Điện áp định mức U1đm, U2đm: điện áp dây.
  • Dòng điện định mức I1đm, I2đm: dòng điện dây.
  • Công suất Sđm: công suất toàn phần ba pha.
  • Điện áp ngắn mạch phần trăm Un%; điện áp dây.
  • Dòng điện không tải phần trăm I0%: dòng điện dây.
  • Các tổn hao P0 , Pn : công suất tác dụng ba pha.
  • Điện trở, điện kháng, tổng trở: tính cho một pha.

Ký hiệu các đầu dây máy biến áp 3 pha

Các đầu tận cùng của dây quấn máy biến áp : một đầu gọi là đầu đầu, đầu còn lại gọi là đầu cuối:

  • Dây quấn 1 pha: có thể tùy ý chọn đầu đầu và đầu cuối.
  • Dây quấn 3 pha: các đầu đầu và đầu cuối phải chọn 1 cách thống nhất.

Các kiểu nối dây máy biến áp 3 pha

Các kiểu nối dây MBA 3 pha phụ thuộc vào cấp điện áp, mức độ ảnh hưởng của phụ tải không đối xứng và loại phụ tải.

Tỉ số biến áp 3 pha

Tỉ số điện áp dây không chỉ phụ thuộc vào số vòng dây mỗi pha mà còn phụ thuộc vào cách nối Y hay ∆. Ta lần lượt có :

Tổ nối dây máy biến áp 3 pha

Tổ nối dây biểu thị góc lệch pha giữa các sức điện động dây sơ và thứ cấp. Góc lệch pha [tổ nối dây] phụ thuộc vào :

  • Chiều quấn dây.
  • Cách ký hiệu các đầu dây.
  • Cách đấu dây sơ và thứ cấp.
Hình ảnh: Tổ nối dây máy biến áp 3 pha

Tính toán máy biến áp 3 pha

  • Điện áp, dòng điện: Uđm, Iđm, Un, I0, => được cho theo các giá trị dây.
  • Công suất : Sđm, Pn, P0 => thể hiện công suất tổng của 3 pha.

⇒ Khi tính toán phải tìm các giá trị pha [tuỳ theo cách nối sao hay tam giác của phía sơ và thứ cấp] rồi áp dụng các công thức của máy biến áp 1 pha để tính toán.

Điều kiện làm việc song song của các máy biến áp

Khi cần công suất lớn [phụ tải tăng], cần phải đặt thêm máy biến áp mới và nối song song với máy biến áp đang làm việc. Các máy biến áp làm việc song song có ý nghĩa:

  • Cho phép công suất lưới điện lớn hơn nhiều so với công suất mỗi máy.
  • Cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện.
  • Đảm bảo cung cấp điện liên tục, định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa các máy biến áp.

Khi tải giảm xuống có thể cho một số máy nghỉ để các máy còn lại mang tải định mức, nâng cao được hiệu suất của các máy cũng như hệ số công suất của lưới điện.

Điều kiện để máy biến áp làm việc song song:

  • Cùng tỉ số biến áp.
  • Cùng tổ nối dây.
  • Điện áp ngắn mạch bằng nhau.

Video giới thiệu máy biến áp 3 pha

Hy vọng qua bài viết trên mang lại nhiều kiến thức về máy biến áp 3 pha đến các bạn. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

  • Máy biến áp tự ngẫu, nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm?

Video liên quan

Chủ Đề