Hết băng vệ sinh thì làm sao

Trong kỳ kinh nguyệt, việc vệ sinh vùng kín là quan trọng. Thay băng vệ sinh thường xuyên không chỉ giúp cho cơ thể thoải mái mà còn tránh được những tác nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa.

Khi đến kỳ kinh nguyệt, việc thay băng vệ sinh thường xuyên là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho vùng kín. Khi máu kinh đã từ trong người được tiết ra khỏi cơ thể rất có thể bị nhiễm khuẩn, vì thế nên nếu không thay băng thường xuyên sẽ bị những vi khuẩn đó xâm nhập lại vào cơ thể. Ngay cả khi trong những ngày cuối kỳ lượng máu ra ít hơn, tuy băng vệ sinh có thể không đầy nhưng vẫn phải thay băng.

Thời gian thích hợp cho việc thay băng là cách nhau mỗi 6 giờ 1 lần. Có thể thay băng ít nhất 4-8 giờ hay bất cứ khi nào thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu, ẩm ướt. Những phụ nữ có lượng máu thải ra ngoài càng nhiều thì cần phải thường xuyên thay hơn nữa.

Đối với những người sử dụng tampon cũng như vậy, nên thay ít nhất mỗi 4-8 giờ 1 lần. Nếu để tampon trong âm đạo một thời gian dài có thể có liên quan tới hội chứng sốc nhiễm độc. Nếu lượng máu kinh thải ra quá nhiều thì cần phải thay tampon thường xuyên hơn.

Ngoài ra, một số người sử dụng cốc nguyệt san được làm bằng nhựa hoặc cao su. Sử dụng cốc nguyệt san bằng cách đưa vào âm đạo để đón dòng chảy của kinh nguyệt. Cốc nguyệt san có thời gian sử dụng lâu hơn băng vệ sinh và tampon, có thể thay sau mỗi 8-12 giờ đồng hồ, lấy ly ra và làm sạch rồi tái sử dụng. Tuy nhiên, một số cốc nguyệt san chỉ sử dụng được một lần và vứt bỏ.

Thời gian thích hợp cho việc thay băng là cách nhau mỗi 6 giờ 1 lần

Trước khi thay băng vệ sinh cần rửa tay sạch, vì tay bẩn sẽ là cơ hội để vi khuẩn trú ngụ. Khi tiếp xúc với băng vệ sinh, vi khuẩn từ tay sẽ tấn công vào bên trong âm đạo, rồi chúng xâm nhập vào cơ thể, gây ra viêm nhiễm âm đạo và các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm trước mỗi lần thay băng, sau khi rửa tay, để giúp cho vùng kín sạch sẽ và nước ấm có thể làm giảm chứng đau bụng kinh.

Đối với những người sử dụng cốc nguyệt san, cần vệ sinh cốc sau mỗi lần thay, sử dụng lò vi sóng để tiệt trùng cốc nguyệt san. Vì cốc nguyệt san được đưa sâu vào bên trong âm đạo, vì thế nếu không vệ sinh đúng cách có thể gây ra viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa khác.

Phụ nữ sử dụng cốc nguyệt san, cần vệ sinh cốc sau mỗi lần thay

Tóm lại, việc thay băng vệ sinh thường xuyên có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vệ sinh vùng kín, ở thời kỳ kinh nguyệt. Thay băng vệ sinh thường xuyên không những giúp cho cơ thể thoải mái, tự tin mà còn tránh được những nguy cơ gây viêm nhiễm và các bệnh phụ khoa khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Bộ Y tế, Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình

XEM THÊM:

Trong thời kỳ kinh nguyệt việc đóng băng vệ sinh quá lâu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Vì vậy, bạn cần thay băng vệ sinh thường xuyên, tần suất sẽ tùy thuộc vào lưu lượng kinh và loại băng vệ sinh bạn đang sử dụng.

Bao lâu nên thay băng vệ sinh là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Theo khuyến cáo của chuyên gia sản phụ khoa nên thay băng vệ sinh ít nhất 4-8 giờ, nhưng đó là một phạm vi chung. Tần suất thay băng vệ sinh tùy thuộc vào lưu lượng kinh và loại băng vệ sinh bạn đang sử dụng. Băng vệ sinh của bạn nên được thay đổi trước khi nó đầy, bạn có thể theo dõi mức độ đầy của nó trong các lần đi vệ sinh hoặc đánh giá bằng cảm nhận. Nếu miệng băng vệ sinh của bạn cảm thấy ướt hoặc không thoải mái, hãy thay nó.

Điều quan trọng là thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh rò rỉ hoặc khó chịu kể cả khi chưa đầy 4 tiếng. Mồ hôi và vi khuẩn sẽ gây ra một số mùi khó chịu. Mặc dù điều này có thể là bình thường trong kỳ kinh, nhưng tốt nhất bạn nên giữ vùng âm đạo sạch sẽ và khô ráo nhất có thể. Điều này không chỉ giúp khử mùi mà còn giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Đối với ban đêm, bạn thường ngủ xuyên từ 8 đến 12 giờ, do đó việc thay băng vệ sinh sẽ chỉ được thực hiện khi bạn thức dậy. Vì vậy, bạn cần sử dụng những miếng lót to và dày để thấm hút tốt hơn, giúp vùng âm đạo luôn khô thoáng.

Theo một ước tính rất sơ bộ, trong một ngày bạn sẽ dùng từ bốn hoặc năm miếng băng vệ sinh, giả sử rằng bạn ngủ ít nhất 7 giờ được khuyến nghị vào ban đêm. Hãy ghi nhớ những yếu tố có thể khiến bạn phải sử dụng nhiều hơn như:

  • Tập thể dục: Mồ hôi có thể làm cho mọi thứ ẩm ướt hơn và dễ bốc mùi hơn. Thêm vào đó, các miếng băng vệ sinh có thể thay đổi và bí khi vận động nhiều hơn. Có khả năng tốt là bạn sẽ kết thúc với một miếng băng vệ sinh không thoải mái sau khi tập thể dục.
  • Thời tiết nóng bức: âm đạo quá ẩm sẽ không tốt và trời càng nóng, độ ẩm càng nhiều.
  • Những kế hoạch của bạn: Tùy thuộc vào những gì bạn đã lên kế hoạch trong ngày, thay đổi thêm miếng lót trước khi bạn đi ra ngoài có thể là một ý tưởng hay ngay cả khi miếng lót của bạn vẫn còn tương đối khô. Hãy nghĩ rằng: buổi tối hẹn hò, buổi chiều họp hành, hoặc một chuyến bay dài khi thức dậy sẽ khiến bạn không có thời gian để thay băng vệ sinh.
  • Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thường là ngày mà số lượng kinh ra nhiều nhất. Vì vậy, bạn có thể cần thay băng vệ sinh thường xuyên hơn vào những ngày đó. Tương tự đối với bất kỳ ngày kinh nguyệt nào khác [đối với những người có kinh nguyệt ra nhiều có thể là mỗi ngày kỳ lạ].

XEM THÊM: Loại băng vệ sinh nào phù hợp cho các bé gái tuổi dậy thì?

Số lượng băng vệ sinh sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Việc sử dụng băng vệ sinh có thể làm thay đổi thời gian thay băng vệ sinh:

  • Băng vệ sinh dạng miếng lót: đây là dạng phổ biến và được chia thành dạng có cánh hoặc không có cánh, siêu mỏng hoặc dày. Băng vệ sinh dạng siêu mỏng thường được sử dụng trong những ngày ra kinh ít, đối với dạng dày thường được lựa chọn sử dụng vào ban đêm và những ngày đầu có kinh. Băng vệ sinh dạng miếng lót sẽ chỉ được sử dụng một lần và phải thay sau 4 tiếng.
  • Tampons: là sản phẩm có dạng que nhỏ bằng đầu ngón tay được đưa vào trong âm đạo để thấm hút và cần được thay thế khoảng 4-6 tiếng.
  • Cốc nguyệt san: có dạng hình cốc, được đưa sâu vào trong âm đạo phủ kín cổ tử cung để hứng máu kinh ra và được tái sử dụng. Đây là loại băng vệ sinh có giá thành đắt nhất và thời gian thay thế lên tới 6-8 tiếng.

Nguy cơ phát triển hội chứng sốc nhiễm độc [TSS] có liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh và các sản phẩm thời kỳ khác được đưa vào âm đạo, như cốc và đĩa kinh nguyệt. Vì vậy, dựa vào đặc tính của từng loại băng vệ sinh mà bạn đang sử dụng để có thời gian thay hợp lý nhất. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về TSS khi mang băng vệ sinh, nhưng các bệnh nhiễm trùng khác có thể xảy ra nếu bạn không thực hành vệ sinh đúng cách. Độ ẩm bị giữ lại là nơi sinh sôi của vi khuẩn và nấm, và việc đeo băng vệ sinh quá lâu có thể dẫn đến nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng nấm men. Đệm ẩm và ma sát cũng có thể gây kích ứng hoặc phát ban và khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn.

Dùng băng vệ sinh bao lâu thì thay chắc hẳn đã có câu trả lời. Thực chất, thời gian thay băng vệ sinh phụ thuộc vào số lượng kinh cũng như loại băng vệ sinh bạn đang sử dụng, thông thường là từ 4-8 giờ đồng hồ. Hãy thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ cho vùng kín luôn khô thoáng và bạn cảm thấy thoải mái và tự tin nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

XEM THÊM:

Xử lý băng vệ sinh đúng cách sau khi sử dụng. Câu chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng không phải chị em nào cũng biết và tuân thủ một cách nghiêm túc, vô tình để lại những hình ảnh kém văn minh, phản cảm trong nhà vệ sinh hoặc các nơi công cộng.

Dưới đây là những lưu ý cơ bản chị em cần nắm sau khi dùng xong băng vệ sinh để cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung nhé!

1/ Không vứt băng vệ sinh xuống bồn cầu

Có nhiều cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng nhưng vứt xuống bồn cầu là điều tệ hại nhất mà chị em cần tránh. Dù băng vệ sinh có kích thước lớn hay nhỏ, làm bằng chất liệu gì thì việc bạn vứt xuống bồn cầu cũng sẽ khiến bồn tắc nghẽn nặng, khó xử lý. Vậy nên, dù gặp phải tình huống nào, việc vứt băng vệ sinh xuống bồn cầu là điều tuyệt đối cấm kỵ chị em nhé!

2/ Gói cẩn thận miếng băng vệ sinh sau khi sử dụng và cho vào thùng rác

Có một thực tế, rất nhiều hình ảnh phản cảm tại nhà vệ sinh hoặc các thùng rác công cộng liên quan đến băng vệ sinh của chị em sau khi sử dụng. Chúng không chỉ bốc mùi hôi mà hình ảnh những miếng băng dài đầy máu kinh thực sự trở nên ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là các công nhân vệ sinh.

Vậy nên, không phải sử dụng xong là hoàn thành, muốn vứt như thế nào cũng được, để không ảnh hưởng đến người khác, sau khi sử dụng chị em cần cẩn thận cuộn tròn chúng lại, sử dụng 2 đầu cánh [nếu có] của băng để dán lại, sau đó dùng phần giấy [nếu thay băng mới sẽ có] bọc lại rồi cho vào túi kín, buộc chặt, sẽ tốt hơn nếu có túi màu đen.

Khi bạn làm đúng các thao tác trên sẽ tránh được việc người khác thấy miếng băng của bạn còn dính máu, vừa hạn chế được mùi hôi thu hút các loại côn trùng gây mất vệ sinh, chẳng những thế đây sẽ là cách giúp bạn trở thành cô gái có ý thức hơn đấy nhé!

3/ Rửa tay sạch sẽ

Không chỉ vệ sinh tay cẩn thận trước khi mang băng mà sau khi thay băng chị em cũng cần vệ sinh tay sạch sẽ. Điều này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn từ băng vệ sinh xâm nhập lên tay tiếp xúc với thức ăn đưa vào miệng, chưa kể nhà vệ sinh, bồn cầu là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Thế nên, tốt nhất chị em đừng quên vệ sinh tay sạch sẽ sau khi thay băng nhé.

Ngoài ra, trong kỳ kinh nguyệt chị em cần chú ý vệ sinh “cô bé” 2-3 lần bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để đảm bảo vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây ra các căn bệnh về phụ khoa.  

4/ Tìm mua các dòng băng vệ sinh thân thiện với môi trường

Mặc dù không thể phủ nhận băng vệ sinh là “cứu cánh” cho chị em mỗi kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng, số lượng băng vệ sinh sau khi sử dụng thải ra môi trường không hề nhỏ, chúng khó có thể phân hủy, đặc biệt là các dòng băng vệ sinh chứa nhựa.

Để giải quyết vấn đề này đã có không ít dòng băng vệ sinh ra đời như băng vệ sinh vải, tampon, cốc nguyệt san và cả băng vệ sinh hữu cơ [không chứa nhựa, 100% từ bông tự nhiên]. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mỗi người lựa chọn loại băng vệ sinh khác nhau. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa rác thải, chị em chúng ta nên sử dụng các dòng băng vệ sinh có thể phân hủy hoặc có thể tái sử dụng nhé.

Tóm lại, có thể thấy cách xử lý băng vệ sinh sau khi sử dụng ở trên không quá khó và gần như chị em nào cũng có thể áp dụng. Tuy nhiên, thực tế vì nhiều lý do, những hình ảnh phản cảm sau mỗi kỳ kinh nguyệt của chị em vẫn còn tồn đọng. Organica hy vọng rằng, dẫu nhịp sống hiện đại có cuốn chúng ta vào sự bận rộn thế nhưng sau bài viết này mỗi cô gái sẽ biết cách yêu bản thân cũng như giữ gìn ý thức chung nhiều hơn nhé!

>>> Tham khảo: Tại sao băng vệ sinh hữu cơ Natracare được nhiều chị em dùng nhiều đến vậy?

Video liên quan

Chủ Đề