Học phí trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội

  • Có kiến thức lý thuyết cơ bản về mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, bao gồm các kiến thức về thẩm mỹ công nghiệp, lịch sử mỹ thuật công nghiệp Việt Nam và thế giới; mỹ học, giải phẫu tạo hình, luật phối cảnh; các kiến thức về cơ sở tạo hình và nguyên lý thị giác.
  • Có kiến thức cơ bản và sử dụng sáng tạo ngôn ngữ đồ họa để nghiên cứu hình họa chì, than, hình họa màu nước, ký họa, sáng tạo hình ảnh.
  • Có kiến thức sâu về các phần mềm và sử dụng phần mềm thiết kế như: Autocad, 3D Max, Photoshop
  • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp, có thị hiếu thẩm mỹ, có phương pháp nghiên cứu, xây dựng ý tưởng và thực hiện thiết sản phẩm công nghiệp trong những chuyên ngành: thiết kế mỹ thuật sản phẩm hoặc thiết kế mỹ thuật thời trang
  • Có kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn.
  • Có kiến thức ngoại ngữ đủ để giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo thuộc ngành thiết kế đồ họa.

Cử nhân ngành Thiết kế Công nghiệp có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực thiết kế công nghiệp ứng dụng như thiết kế mỹ thuật sản phẩm và thiết kế thời trang… Có khả năng sáng tác thiết kế các sản phẩm Thiết kế Mỹ thuật Sản phẩm [các sản phẩm gốm, sứ, nhựa, quà lưu niệm, đồ gia dụng, thiết bị văn phòng, nội thất…] hoặc Thiết kế Mỹ thuật Thời trang [thời trang trẻ em, công sở, dạo phố, dạ hội, phụ kiện thời trang…], đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Có khả năng làm việc độc lập hoặc thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp.

Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các sở sản xuất sản phẩm công nghiệp.

Làm việc ở các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến ngành thiết kế sản phẩm mỹ thuật ứng dụng và văn hoá.

Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

Giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp.

Kiến thức:

  • Trình bày được cách chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu dùng trong nghề Đồ gốm mỹ thuật;
  • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý, phương pháp sử dụng các dụng cụ làm nghề Đồ gốm mỹ thuật;
  • Phân tích được tính chất các loại nguyên liệu đất gốm;
  • Trình bày được quy trình kỹ thuật tiện cốt sản phẩm gốm;
  • Phân tích được quy trình kỹ thuật tạo mẫu sản phẩm gốm;
  • Phân tích được quy trình kỹ thuật đổ khuôn sản phẩm gốm;
  • Phân tích được quy trình kỹ thuật gia công những sản phẩm ứng dụng trên dây chuyền làm gốm.

Kỹ năng:

  • Sử dụng thành thạo dụng cụ tiện sửa cốt sản phẩm gốm;
  • Chọn được nguyên, vật liệu phù hợp với từng loại sản phẩm;
  • Sửa chữa được các loại dụng cụ làm đồ gốm;
  • Bảo quản các loại trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu ngành gốm đạt yêu cầu kỹ thuật;
  • Sản xuất được một số sản phẩm đồ gốm gia dụng và gốm trang trí đạt yêu cầu kỹ thuật;
  • Làm được các công đoạn trang trí men lên sản phẩm gốm;
  • Tiện cốt, tạo mẫu và đổ khuôn được các loại sản phẩm gốm thông dụng;
  • Chắp gắn được sản phẩm mộc;
  • Chữa được một số lỗi hỏng trong khi gia công sản phẩm;
  • Vẽ được mẫu và gia công hoàn chỉnh được sản phẩm gốm;
  • Thiết kế mẫu trên dây chuyền công nghiệp;
  • Tính toán được mức độ khấu hao, mức giá thành của sản phẩm đồ gốm;
  • Tự tổ chức, phân tích đánh giá tình hình tạo mẫu và sản xuất đưa vào giải pháp xử lý các tình huống tương đối phức tạp trong hoạt động chuyên ngành.

Cơ hội việc làm

Học xong sinh viên sẽ được nhận vào làm trong các công ty, doanh nghiệp, các làng nghề chuyên sản xuất gốm sứ gia dụng và gốm mỹ thuật.

Vị trí làm việc:

  • Nhân viên kỹ thuật tạo mẫu trang trí;
  • Nhân viên thiết kế và tạo mẫu;
  • Kỹ thuật viên;
  • Tổ trưởng tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;
  • Tổ phó tổ tạo mẫu và khuôn mẫu;
  • Tổ trưởng sản xuất;
  • Tổ phó sản xuất;
  • Trưởng ca sản xuất;
  • Công nhân sản xuất trong làng nghề hay tự tổ chức sản xuất.

  • Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật, kiến thức chuyên sâu về ngành Thiết kế đồ họa.
  • Có trình độ và khả năng nghiên cứu khoa học, thực hiện và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa.
  • Nắm vững các phương pháp sáng tác thiết kế các sản phẩm đồ họa công thương nghiệp và văn hóa, chính trị, xã hội.
  • Có kiến thức và khả năng thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm đồ họa ứng dụng.
  • Có kiến thức sâu rộng về tin học chuyên ngành Thiết kế đồ họa, sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa trong việc thiết kế các sản phẩm thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa.
  • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:

  • Có kỹ năng thiết kế sáng tạo các sản phẩm đồ họa ứng dụng như: sản phẩm lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội [tranh cổ động, bưu thiếp, tem thư, lịch, sách, báo, tranh truyện, minh họa, thiết kế các mẫu về không gian lễ hội, triển lãm văn hóa nghệ thuật, hội nghị, hội thảo…]; sản phẩm lĩnh vực thương mại [hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm biểu trưng, lô gô, bao bì sản phẩm, áp phích quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp…hay thiết kế trình bày triển lãm, hội chợ, gian hàng…].
  • Có kỹ năng phân tích, triển khai thiết kế khoa học, chính xác, chọn giải pháp công nghệ tối ưu để sản phẩm thiết kế có thẩm mỹ cao và hiệu quả kinh tế.
  • Có kỹ năng thực hành sáng tác các tác phẩm Đồ họa tạo hình như tranh in kẽm, in đồng, in kim loại, tranh khắc gỗ, tranh khắc thạch cao, tranh khắc cao su, tranh in đá, tranh in độc bản, tranh in lưới.
  • Có kỹ năng vẽ, thiết kế và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị công nghệ cao, phần mềm đồ họa ứng dụng phục vụ thiết kế đồ họa.
  • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành Thiết kế đồ họa và nghệ thuật tạo hình.
  • Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật Thiết kế đồ họa đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới.

Kỹ năng mềm:

  • Có khả năng quản lý, tổ chức, thực hiện các hoạt động thiết kế đồ họa.
  • Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong thiết kế, sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng.
  • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
  • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin không chỉ trong thiết kế đồ họa mà cả trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động thiết kế, hoạt động mỹ thuật.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

  • Chuyên gia thiết kế quảng cáo, sản phẩm đồ họa ứng dụng trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, thương mại…
  • Hoạt động chuyên môn Thiết kế đồ họa tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân, các tổ chức xã hội: báo chí, truyền hình, nhà xuất bản, nhà triển lãm, công ty in ấn – quảng cáo, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hóa…
  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành Thiết kế đồ họa và các ngành thuộc lĩnh vực mỹ thuật.
  • Có thể mở công ty, doang nghiệp chuyên thiết kế đồ họa.

  • Hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • Có kiến thức trong các lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn: kiến thức về thẩm mỹ, nghệ thuật, Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam và thế giới, nhận thức về văn hóa Việt Nam, văn hóa truyền thống phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
  • Có kiến thức trong lĩnh vực may mặc thời trang: thời trang ứng dụng trong đời sống và thời trang trình diễn.
  • Có kiến thức để nhận biết xu hướng phát triển thời trang và thiết kế sáng tạo những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • Có kiến thức về kỹ thuật cắt may cơ bản, có kiến thức nền tảng trong thiết kế phẳng [2D], thiết kế trang phục trên mẫu Manocanh [3D], hiểu về quy trình sản xuất may công nghiệp.
  • Có các kiến thức bổ trợ như: trang điểm, nhiếp ảnh và thiết kế phụ trang.
  • Đảm nhận các vị trí từ nhân viên thiết kế đến trưởng phòng thiết kế mẫu trang phục hay trong các lĩnh vực thiết kế Thời trang.
  • Có thể hoạt động độc lập hoặc nhóm trong lĩnh vực thiết kế Thời trang.
  • Có khả năng tham gia tư vấn - giảng dạy một số nơi như: các trung tâm, câu lạc bộ, các nơi hướng nghiệp về ngành nghề . . .

Kiến thức chuyên môn

Người học được trang bị những kiến thức chung về giáo dục đại cương, những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Công sản Việt nam trong khung chương trình dành cho khối các ngành khoa học xã hội nhân văn và nghệ thuật;- Nắm vững các kiến thức cơ bản về mỹ thuật cơ sở, kiến thức chuyên sâu về ngành Thiết kế Nội thất. Nắm vững ngôn ngữ tạo hình, nguyên lý thẩm mỹ, quy trình, kỹ thuật phương pháp thiết kế, công nghệ và vật liệu ứng dụng trong các công trình thiết kế Nội thất thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng.

Năng lực nghề nghiệp

  • Biết ứng dụng các kiến thức về Nghệ thuật thiết kế đã được trang bị trong quá trình đào tạo vào thiết kế sản phẩm thuộc các lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng;
  • Đủ năng lực thiết kế các sản phẩm của công trình thiết kế nội thất trên cơ sở nắm vững ngôn ngữ tạo hình, quy trình, phương pháp thiết kế, nguyên lý, công nghệ vật liệu thiết kế sản phẩm và tổ chức không gian các công trình nội thất;
  • Có khả năng tiếp cận về kiến thức, kỹ thuật công nghệ mới và các thiết bị hiện đại trong thiết kế các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng;
  • Biết phân tích, tư vấn, xử lý kết quả thực nghiệm và áp dụng kết quả thực nghiệm trong thiết kế Mỹ thuật ứng dụng;
  • Biết nhận diện, tổng hợp và giải quyết những vấn đề về thẩm mỹ và ứng dụng các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng;
  • Có khả năng độc lập trong nghiên cứu, thể nghiệm các hình thức nghệ thuật và tìm tòi các kỹ thuật mới để thiết kế và sáng tạo, thể hiện các sản phẩm ứng dụng trong đời sống xã hội;
  • Đủ năng lực tự học nâng cao trình độ và nghiên cứu thực nghiệm về các công việc thuộc lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng.

Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp

  • Cử nhân chuyên ngành thiết kế nội thất có thể tham gia làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực Thiết kế nội thất như thiết kế đồ đạc nội thất, trang trí nội – ngoại thất các công trình kiến trúc dân dụng và kiến trúc công nghiệp, công trình văn hóa, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà ở…. đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Có khả năng làm việc độc lập hoặc thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực Thiết kế nội thất;
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các sở sản xuất sản phẩm nội thất;
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan đến ngành thiết kế sản phẩm mỹ thuật ứng dụng và văn hoá;
  • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
  • Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trong lĩnh vực mỹ thuật công nghiệp.

Yêu cầu về kiến thức:

  • Có kiến thức khoa học cơ bản về nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác, kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật Điêu khắc.
  • Có hệ thống kiến thức về lý luận mỹ thuật và thực hành tác phẩm điêu khắc, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác.
  • Có trình độ và khả năng nghiên cứu mỹ thuật, sáng tác tác phẩm điêu khắc, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác.
  • Có kiến thức và khả năng sử dụng kết hợp các loại kỹ thuật chất liệu sáng tác khác nhau trong nghệ thuật tạo hình truyền thống và đương đại.
  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mỹ thuật.
  • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:

  • Có kỹ năng sử dụng thành thạo các kỹ thuật chất liệu của nghệ thuật Điêu khắc.
  • Có kỹ năng chuyên sâu thể hiện các chất liệu khác nhau như đá, gỗ, đồng, kim loại, gốm, compoisit, thạch cao, chất liêu tổng hợp.
  • Có kỹ năng sáng tác tượng đài, phù điêu hoành tráng, tượng đài và phù điêu công cộng, ngoài trời.
  • Có kỹ năng chuyên sâu về kỹ thuật phóng tượng, làm khuôn.
  • Có kỹ năng sáng tác theo các thể loại và chất liệu, các phương pháp sáng tác của nghệ thuật Điêu khắc.
  • Có kỹ năng sử dụng các thiết bị, máy móc cơ khí, hàn, luyện kim để thể hiện tác phẩm.
  • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành Điêu khắc và nghệ thuật tạo hình.
  • Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật tạo hình đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới.
  • Có kỹ năng tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng.

Kỹ năng mềm:

  • Có khả năng quản lý, tổ chức, thực hiện các công trình tượng đài, phù điêu hoành tráng hay các công trình điêu khắc ngoài trời, nơi công cộng.
  • Có kỹ năng quản lý hoạt động mỹ thuật.
  • Có kỹ năng trao đổi, chia sẻ, hợp tác các thành viên khi làm việc theo nhóm trong sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng.
  • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
  • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động mỹ thuật.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

  • Nhà điêu khắc sáng tác tác phẩm tượng tròn, phù điêu độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.
  • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.
  • Phụ trách mỹ thuật, trình bày tại các nhà xuất bản, tạp chí, báo…
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành mỹ thuật.

Yêu cầu về kiến thức:

  • Có kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật, kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật Hội họa, hệ thống kiến thức về lý luận và thực hành mỹ thuật.
  • Có trình độ và khả năng nghiên cứu, sáng tác tác phẩm hội họa, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác.
  • Có kiến thức và khả năng sử dụng các loại chất liệu sáng tác khác nhau trong nghệ thuật tạo hình truyền thống và đương đại.
  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động mỹ thuật.
  • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Yêu cầu về kỹ năng:

Kỹ năng cứng:

  • Có kỹ năng sử dụng tốt, thành thạo, nhuần nhuyễn các kỹ thuật chất liệu của nghệ thuật Hội họa [sơn dầu, sơn mài, lụa…].
  • Có kỹ năng sáng tác theo các thể loại và chất liệu, các phương pháp sáng tác của nghệ thuật Hội họa.
  • Có kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
  • Có kỹ năng tiếp cận một cách năng động, mềm dẻo và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật tạo hình đương đại ở trong nước, khu vực và thế giới.
  • Có kỹ năng tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng.

Kỹ năng mềm:

  • Có Kỹ năng quản lý hoạt động mỹ thuật.
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm khi sáng tác hay hoạt động mỹ thuật cộng đồng.
  • Có kỹ năng phổ biến, quảng bá, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng.
  • Có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong sáng tác nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác và quản lý, tổ chức các hoạt động mỹ thuật.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

  • Họa sĩ sáng tác độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.
  • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.
  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.
  • Họa sĩ phụ trách mỹ thuật, trình bày tại các nhà xuất bản, tạp chí, báo…
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có ngành, chuyên ngành mỹ thuật.

  Viết đánh giá

Với bề dày hơn 60 năm trong lĩnh vực giáo dục, trường Đại học mỹ thuật công nghiệp [website: mythuatcongnghiep.edu.vn] đã tạo dựng được lòng tin trong lòng phụ huynh cũng như học sinh.

Đến nay, nhà trường đã đào tạo cho xã hội hàng chục ngàn hoạ sĩ, các nhà thiết kế của 13 ngành thuộc nhiều thế hệ khác nhau, khẳng định rõ vai trò là một trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng số một có uy tín của cả nước.

Lịch sử hình thành

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp [MTCN] được thành lập ngày 8 tháng 7 năm 1949 với tên trường: “Quốc gia Mỹ nghệ”- là trường sơ cấp, được Bộ chủ quản là Bộ Công thương [Sau này là bộ Nội thương và Công nghiệp] tiếp quản vào năm 1954. Tháng 12 năm 1954 trường được chuyển về Bộ Tuyên truyền - Văn nghệ [ Bộ Văn hoá - Thông tin sau này] với tên gọi mới là “Trường Mỹ nghệ Việt Nam”.

Trải qua 65 năm hình thành, xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp [MTCN] đã không ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác, lao động, học tập, chung tay, chung sức xây dựng, vun đắp cho sự nghiệp Mỹ thuật Công nghiệp phát triển như ngày nay.

Tổng quan về trường mỹ thuật công nghiệp Hà Nội

Sứ mệnh

Cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên, sinh viên Nhà trường tiếp tục phấn đấu triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết và Kết luận của các Hội nghị Trung ương, đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] - Nghị quyết về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khoá XI] và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hoạt động sinh viên

Tại MTCN, sinh viên được tham gia vào rất nhiều hoạt động tình nguyện để rèn luyện bản thân về những kĩ năng, tinh thần tự giác, hòa nhập với tập thể, cộng đồng.

Các chương trình thường niên của trường như dã ngoại kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, chiến dịch Xuân tình nguyện, Mùa hè xanh,… Ngoài ra trường còn tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức chuyên môn nâng cao khả năng hội nhập của sinh viên.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng năng động và nhiệt tình tham gia các phong trào văn nghệ ở cả trong và ngoài trường.

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảnh viên hùng hậu gồm 175 cán bộ, trong đó có 2 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 39 Thạc sĩ, tất cả đã cống hiến và đóng góp đào tạo nên lượng lực những họa sĩ, kiến trúc sư, thiết kế tài giỏi cho đất nước.

Trường đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội

Nguồn: Trường đại học mỹ thuật công nghiệp Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề