Học trước quên sau là bệnh gì

Việc trẻ học trước quên sau, càng dạy càng không nhớ gì là biểu hiện của trí nhớ suy giảm. Trí nhớ suy giảm dẫn đến trẻ không nhớ khiến thức, công thức, làm trẻ dần tụt hậu so với các học sinh khác. Bị điểm kém trong thời gian dài sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, ảnh hưởng đến tâm lý của bé.

Dưới đây là 3 thủ phạm khiến trẻ học trước quên sau, bố mẹ hãy mau chóng hướng dẫn trẻ sửa sai nhé:

1. Thức khuya

Nếu muốn bộ não duy trì chức năng tốt, bạn cần ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc, ngủ sâu giúp não nghỉ ngơi, các tế bào não có thể hoạt động, tái tạo, duy trì trí nhớ và khả năng tư duy mạnh mẽ. Ngoài ra, thức khuya học bài khiến nhiều học sinh chịu áp lực học tập lớn. Điều này gây tổn thương não bộ, khiến trí nhớ của trẻ suy giảm. 

Học trước quên sau là bệnh gì

2. Ăn đồ ăn vặt thường xuyên

Nhiều món ăn nhẹ tinh chế hiện nay chứa rất nhiều chất phụ gia thực phẩm, bột ngọt và đường. Thực phẩm nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của con người, gây suy giảm nhận thức, trí nhớ kém.

3. Não bị hoạt động quá tải

Trước thềm kỳ thi, nhiều phụ huynh ép con cái của mình học đêm, học ngày. Thực tế, điều này sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não. Nếu bạn ép não hoạt động quá nhiều trong ngày, não sẽ không thể hoạt động hiệu quả mà còn gây suy giảm trí nhớ. Các giáo viên thường khuyên học sinh thư giãn trước kỳ thi thay vì cố học hành nhồi nhét. 

Học trước quên sau là bệnh gì

Làm thế nào để cải thiện trí nhớ của trẻ?

1.Phương pháp học tập đúng đắn

Não của chúng ta tái tạo các dây thần kinh mới ở mọi lứa tuổi. Các dây thần kinh này sẽ không bị thoái hóa cho đến khi chúng thiết lập mối liên hệ với các dây thần kinh ngoại biên. Để thiết lập kết nối với các dây thần kinh ngoại biên đòi hỏi học tập liên tục. Do đó, thay vì ép trẻ học tập, nhồi nhét kiến thức trước kỳ thi, mẹ hãy tập cho trẻ phát triển thói quen học tập mỗi ngày để não liên tục lặp lại ký ức.

2.Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục nhịp điệu có thể làm tăng nhịp tim. Các động tác thể dục giúp kích hoạt tiểu não, thúc đẩy tư duy, cải thiện tốc độ nhận thức và xử lý thông tin. Do đó, thay vì ép trẻ học quá nhiều, mẹ nên động viên trẻ nghỉ ngơi, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cải thiện trí nhớ. 

3.Điều chỉnh chế độ ăn uống

Axit béo không bão hòa rất cần thiết cho hoạt động của não bộ. Trong khi, axit enoic có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não. Thiếu axit béo không bão hòa hay axit enoic có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Hãy cho con ăn hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó và các thực phẩm giàu chất đạm nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng này cho trẻ.

"Học trước quên sau" là tình cảnh mà rất nhiều người trong chúng ta - kể cả học sinh, sinh viên hay người đi làm - đều đã từng trải qua.

Dù là điều bình thường, nhưng quả thực đây là chuyện không ai mong muốn. Chúng ta muốn nhớ được mọi kiến thức cần thiết để phục vụ công việc và học tập, và điều này càng đúng hơn trong những kỳ thi.

Vậy phải làm thế nào để có thể nhớ mà quên "ít" hơn bình thường? Dưới đây là một số phương pháp do Hermann Ebbinghaus - nhà tâm lý học người Đức soạn ra. Thử làm theo xem, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên đấy.

Tại sao chúng ta cứ quên mọi thứ?

Học trước quên sau là bệnh gì

Nhiều người vẫn tưởng rằng chúng ta mới chỉ khai thác được 10% não bộ, nhưng sự thực thì không phải thế. Bất kỳ công việc nào bạn làm cũng đỏi hỏi nhiều bộ phận khác nhau trong não bộ vận hành. Hay nói cách khác, não bộ luôn phải vận hành hết công suất.

Nếu cứ liên tục nạp thông tin trong tình trạng ấy, não sẽ bị quá tải. Do đó, tạo hóa đã để lại cho chúng ta một cơ chế tự vệ, đó là... xóa bớt những thông tin được đánh giá là vô dụng.

Nhưng thế nào là vô dụng? Trên thực tế, mọi thông tin bạn mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như không được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, các thông tin ấy sẽ được xếp vào hàng vô dụng, và bị xóa đi rất nhanh.

Thời gian thông tin từ lúc được ghi nhớ cho đến khi quên được Ebbinghaus thể hiện qua biểu đồ mang tên: Đường quên lãng. Theo đó thì chỉ sau 1h, chúng ta quên đến hơn 1/2 thông tin thu nạp. Và sau 1 tuần, chúng ta chỉ còn có thể nhớ khoảng 20%.

Học trước quên sau là bệnh gì

Vậy làm sao để nhớ được mọi thứ?

Câu trả lời là không thể, nhưng chúng ta vẫn có cách để hạn chế thông tin bị quên, đó là biến các thông tin vô dụng trở thành hữu dụng bằng việc lặp lại thông tin đó (công việc được bao đời học sinh gọi với cái tên trừu mến là... "tụng bài").

Để ghi nhớ thật nhanh, Ebbinghaus đề xuất rằng bạn cần "tụng" lại thông tin ấy qua 4 lần. Lần đầu là ngay sau khi học, hãy đọc lại lần nữa. 3 lần lặp tiếp theo sẽ lần lượt theo chu kỳ: sau 15 - 20 phút; sau 6 - 8h; và sau 24h.

Còn để ghi nhớ trong dài hạn, quá trình đọc lại phải phân thành 5 giai đoạn. Đầu tiên vẫn là ngay sau khi học. Tiếp đó là sau 20 - 30 phút; sau 24h; sau 2 - 3 tuần; và sau 2 - 3 tháng.

Bên cạnh đó, Ebbinghaus còn đặt ra 10 bí quyết để bạn ghi nhớ tốt hơn.

10 bí quyết giúp bạn ghi nhớ tốt hơn

1. Hãy học hiểu, đừng học vẹt. Thông tin bạn hiểu được có thể ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần.

2. Chỉ học những thông tin cần thiết, đừng cố ôm đồm mọi thứ. Hãy đặt ưu tiên của bạn cho chuẩn xác.

3. Lưu ý: Những thứ học đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng dễ nhớ nhất.

4. Hãy đọc nhiều chủ đề khác nhau. Nhớ nhé, các ký ức tương tự như nhau có thể bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn, và bạn quên rất nhanh.

5. Học những thứ đối lập. Ví dụ khi học một ngôn ngữ mới, hãy học thành cặp từ: ngày - đêm, tối - sáng. Các từ đối lập sẽ dễ nhớ hơn.

6. Kết nối những thứ cần nhớ đến ngoại cảnh. Ví dụ bạn đang ở trong một căn phòng, hãy thử kết nối các kiến thức với thứ gì đó trong phòng. Sau đó, chỉ cần nhớ về căn phòng đó là bạn có thể nhớ lại được nhiều kiến thức đấy.

7. Nghĩ đến một câu chuyện: Nếu phải nhớ quá nhiều thông tin, hãy thử sắp xếp nó vào một câu chuyện. Nhưng không phải xếp bừa, mà những thứ cần nhớ sẽ được đặt vào các đoạn "plot twist".

8. Ghi âm: Thu lại những thông tin cần học rồi nghe. Phương pháp này phù hợp với những người có khả năng tiếp thu khi nghe giảng tốt.

9. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi học. Đây là cách để kích hoạt cái gọi là "trí nhớ cơ bắp", để gợi nhớ sau này dễ hơn.

10. Chọn nguồn thông tin chuẩn nhất: Đừng dùng sách hoặc các phương pháp quá cũ. Mọi thứ có thể đã thay đổi theo thời gian, nên đừng phí công vào những kiến thức chưa chắc đã được sử dụng.