Hợp nhất là gì

Hợp nhất doanh nghiệp không phải là một vấn đề mới mẻ. Thế nhưng, một số chủ doanh nghiệp lại tỏ ra hoang mang khi đối mặt với tình huống này. Rất nhiều ý kiến cho rằng, hình thức hợp nhất doanh nghiệp chính là biện pháp hữu hiệu cho việc gia tăng nguồn vốn và tiềm lực phát triển. Vậy, hợp nhất doanh nghiệp là gì? Hồ sơ và thủ tục để hợp nhất công ty được quy định như thế nào? Mời các bạn cùng Luật Hùng Sơn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về hợp nhất doanh nghiệp

Tại Việt Nam, vấn đề hợp nhất doanh nghiệp, công ty được quy định rất rõ ràng và cụ thể. Dựa vào những thông tin cơ bản sau đây, các chủ doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện quy trình hợp nhất.

Hợp nhất doanh nghiệp là gì?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014, hợp nhất doanh nghiệp là việc tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, hai hay nhiều công ty cùng loại sẽ hợp nhất với nhau tạo thành một công ty mới. Khi đó, toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công ty bị hợp nhất sẽ được chuyển sang công ty hợp nhất. Đồng thời, sự tổn tại của công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt.

Hợp nhất là gì? Tìm hiểu về khái niệm về hợp nhất doanh nghiệp

Ví dụ về hợp nhất doanh nghiệp:

Công ty A và công ty B cùng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cùng loại có thể hợp nhất để tạo thành một công ty C. Quá trình hợp nhất được thực hiện bằng cách góp chung toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ hiện tại của công ty A và B sang công ty C. Sau khi hợp nhất thành công, công ty A và B sẽ chấm dứt sự tồn tại trên thị trường [bởi vì A + B = C].

Lợi ích của hợp nhất doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu hợp nhất doanh nghiệp là gì, chúng ta cùng phân tích lợi ích mà hình thức này mang lại. Ngay tại thời điểm này, các chủ kinh doanh lại vướng phải sự nhầm lẫn giữa hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp. Sở dĩ, sự nhầm lẫn này xảy ra bởi vì khái niệm của hai hình thức khá giống nhau.

Căn cứ tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014, sáp nhập doanh nghiệp chính là việc một hoặc nhiều công ty sáp nhập vào một công ty khác. Đồng thời, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại.

Hợp nhất doanh nghiệp là góp chung tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành công ty mới. Trong khi đó, sáp nhập doanh nghiệp lại yêu cầu các công ty bị sáp nhập phải chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ sang công ty nhận sáp nhập. Đồng thời, công ty nhận sáp nhận sẽ được giữ nguyên sự tồn tại.

Khi nào nên hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp mang đến cho các chủ kinh doanh nhiều lợi ích khác nhau. Không những được bồi đắp về mặt nguồn vốn, mà hình thức này còn gia tăng cơ hội phát triển của công ty. Vậy, khi nào chúng ta nên thực hiện quy trình hợp nhất doan nghiệp? Có lẽ, đây chính là câu hỏi được khá nhiều dân kinh doanh đặt ra.

Hiểu một cách chính xác, hợp nhất doanh nghiệp chính là một hình thức tập hợp sức mạnh trong thời gian ngắn nhất. Việc hợp nhất giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo nên một sức cạnh tranh cực lớn trên thị trường. Do đó, khi bạn cảm thấy doanh nghiệp của mình còn hạn hẹp về khả năng tài chính hoặc nhân lực, thì có thể bắt đầu tìm kiếm bạn đồng hành. Trên thị thức, có rất nhiều công ty, doanh nghiệp đang rơi vào tình huống này.

Khi nào nên hợp nhất doanh nghiệp?

Tuy nhiên, việc hợp nhất doanh nghiệp cũng có một vài điểm hạn chế. Khi thực hiệp hợp nhất, các doanh nghiệp cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhận sự cũng như mô hình kinh doanh. Có thể, vấn đề hợp nhất sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có khoản nợ. Đây chính là một thách thức khá lớn đối với các doanh nghiệp. Do đó, trước khi quyết định hợp nhất công ty, các bạn nên xem xét và tìm hiểu kỹ lưỡng những công ty còn lại.

Hướng dẫn hợp nhất doanh nghiệp

Quy trình hợp nhất doanh nghiệp là gì? Hồ sơ, thủ tục cần có khi hợp nhất công ty được yêu cầu như thế nào? Luật Hùng Sơn sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây:

Điều kiện hợp nhất doanh nghiệp

Khi tiến hành hợp nhất doanh nghiệp, các doanh nghiệp bị hợp nhất cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty; các chi nhánh, địa điểm kinh doanh; giấy phép kinh doanh hiện có.
  • Báo cáo tài chính qua từng năm, tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.
  • Thông tin chi tiết về bộ máy nhân sự, quản lý, cán bộ, đội ngũ công nhân viên của công ty,
  • Trình bày báo cáo về tình hình hoạt đồng của doan nghiệp qua các năm kèm theo số liệu. Đặc biệt là số liệu thống kê ở giai đoạn 6 tháng gần nhất.
  • Bảng kê khai cơ sở vật chất, tài sản hiện có của công ty.
  • Kế hoạch xây dựng, phát triển hình ảnh và thương hiệu của công ty.

Hồ sơ hợp nhất

Theo Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam, công ty hợp nhất cần đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định. Hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp bao gồm:

  • Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp: Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung như:
    • Tên, địa chỉ trụ sở của các công ty bị hợp nhất.
    • Tên, địa chỉ trụ sở của công ty hợp nhất.
    • Thủ tục, điều kiện hợp nhất.
    • Phương án sử dụng nguồn lao động.
    • Thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, nguồn vốn.
    • Bản dự thảo về Điều lệ của công ty hợp nhất.
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua Hợp đồng họp nhất doanh nghiệp.

Thủ tục thực hiện hợp nhất doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp mới nhất, thủ tục hợp nhất doanh nghiệp được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Các doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất cần chuẩn bị hợp đồng hợp nhất
  • Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông của các công ty bị hợp nhất cần thông qua hợp đồng hợp nhất. Bên cạnh đó, các thành viên còn tham gia bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng, Chủ tịch công ty, Giám đốc của công ty hợp nhất. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hồ sơ đăng ký cần kèm theo bản hợp đồng hợp nhất.
  • Bước 3: Gửi hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp đến cho chủ nợ hoặc thông báo cho người lao động về vấn đề hợp nhất. Thời gian thông báo được quy định trong vòng 15 ngày, kể từ ngày được quyết định.

Thủ tục thực hiện hợp nhất doanh nghiệp là gì?

Những lưu ý khi hợp nhất doanh nghiệp

Khi tham gia hợp nhất doanh nghiệp, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Đối với công ty có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường: Trước khi tiến hành hợp nhất, Đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Cấm các trường hợp hợp nhất mà doanh nghiệp hợp nhất có thị phần 50% trên thị trường có liên quan.Trừ khi, phía cơ quan có thẩm quyền có các quy định khác.
  • Các công ty bị hợp nhất không còn tồn tại sau khi đăng ký doanh nghiệp: Sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất sẽ bị chấm dứt sự tồn tại. Như đã đề cập, công ty hợp nhất sẽ được hưởng các quyền lợi, lợi ích hợp pháp. Bên cạnh đó, công ty hợp nhất còn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán.

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp tại Luật Hùng Sơn

Bạn đang tìm kiếm một công ty luật uy tín để tư vấn về thủ tục hợp nhất doanh nghiệp? Nếu bạn vẫn đang loay hoay giữa nhiều sự lựa chọn, thì Luật Hùng Sơn chính là một gợi ý. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hợp nhất, các bạn nên xin ý kiến từ các chuyên gia và luật sư.

Đến với công ty TNHH Luật Hùng Sơn, bạn sẽ được hưởng các lợi ích như sau:

  • Quý khách hàng được cung cấp thông tin và giải pháp sơ bộ về vấn đề pháp lý đang vướng mắc nhanh chóng.
  • Đội ngũ chuyên gia, luật sư tại Hùng Sơn sẽ đưa ra giải pháp cấp bách khi cần thiết.
  • Đáp ứng tối đa nhu cầu kết nối giữa khách hàng với luật sư.
  • Thực hiện đầy đủ các dịch vụ pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
  • Giúp tiết kiệm thời gian tìm hiểu và chi phí đi lại văn phòng của khách hàng.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu hợp nhất doanh nghiệp là gì. Bên cạnh đó là những quy định về thủ tục, hồ sơ khi tiến hành hợp nhất. Hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn qua thông tin được cung cấp bên dưới để được tư vấn mọi vấn đề về luật Doanh nghiệp.

Vui lòng đánh giá!

Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 09/06/2021 17:18

Chia sẻ

Ls. Nguyễn Minh Hải

Luật sư Hải có hơn 13 năm kinh nghiệm với vai trò là luật sư tư vấn tại Rouse Legal [Anh Quốc], Ngân hàng PG Bank, trưởng phòng pháp chế của Công ty Vinpearl [tập đoàn Vingroup]. Với những kinh nghiệm tư vấn nhiều năm cho các công ty luật hàng đầu, các tập đoàn lớn và hàng nghìn khách hàng trong tất cả các lĩnh vực. Luật sư Hải chắc chắn sẽ giải quyết được các vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải với chất lượng chuyên môn cao. Lĩnh vực chuyên môn: Sở Hữu Trí Tuệ, Hợp Đồng, Tư Vấn Đầu Tư, Quản Trị Doanh Nghiệp.

Sau Lợi ích và hạn chế khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp »

Trước « Phân biệt chia và tách doanh nghiệp theo quy định 2021

Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề