Hướng dẫn cách làm trà gạo lức

Gạo lứt xưa nay thường dùng để nấu cơm thì nay đã có nhiều món ăn biến tấu mới lạ như bún gạo lứt, miến gạo lứt, hay đặc biệt là trà gạo lứt giàu dinh dưỡng. Thông qua tên gọi ta đã đoán được thành phần chính của loại trà này là gạo lứt, cụ thể là gạo lứt nguyên vỏ hữu cơ. Trà gạo lứt là loại thức uống giàu dinh dưỡng với hàm lượng carbohydrate cao, giàu omega, vitamin, khoáng chất, các hợp chất chống oxy hóa và không chứa cholesterol, tốt cho sức khỏe tim mạch.

ràCông dụng của trà gạo lứt

Uống trà gạo lứt là giải pháp ăn kiêng lành mạnh mà phái đẹp rất tin dùng. Nước gạo lứt rang có chứa rất ít calo mà có nhiều carbohydrate phức tạp và chất xơ, cung cấp năng lượng thường xuyên cho cơ thể, tạo cảm giác no lâu hơn, làm giảm cảm giác đói, và thèm ăn.. Vì thế thức uống này có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ của các chất béo trong cơ thể. Đồng thời giúp đốt cháy calo nhanh chóng hơn.

Những người mắc bệnh tiểu đường coi trà gạo lứt là cứu tinh bởi nước gạo lứt rang có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên tùy vào cơ địa và bệnh lý của từng người để tiêu thụ lượng trà sao cho phù hợp

Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và vitamin cùng nhóm chất béo tốt sẽ giúp bạn giảm các cholesterol xấu trong máu. Uống nước gạo lứt rang cũng như cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ góp phần giúp bạn ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tim mạch…

Cách làm trà gạo lứt đơn giản tại nhà

Với nguyên liệu là gạo lứt bạn có thể tìm kiếm dễ dàng trên thị trường vậy tại sao bạn không thử làm ngay tại nhà với vài bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Loại bỏ những hạt gạo lứt xấu, mối mọt. Đặt chảo lên bếp, bật lửa lớn để chảo nóng đều
  • Bước 2: Đổ gạo lứt vào chảo nóng. Đảo liên tục và đều tay với mức lửa nhỏ để gạo không bị cháy
  • Bước 3: Khi đã ngửi thấy mùi thơm, quan sát hạt gạo nở ra và chuyển sang màu nâu đậm thì tắt bếp.
  • Bước 4: Đun sôi nước, bỏ gạo lứt đã rang thơm vào nồi nấu trong vòng 10-15’ rồi tắt bếp. Chờ nguội rồi lược qua rây lấy nước. Vậy là bạn đã có ngay một ly nước trà gạo lứt thơm ngon thưởng thức trong ngày hoặc có thể bảo quản trong ngăn mát.

Các cuộc thăm dò

Bạn có khả năng mua một sản phẩm làm sạch hoặc giặt đồ nào đó có mã QR rõ ràng trên bao bì hơn là một sản phẩm không có mã QR không?

0 phiếu bầu

Cách pha trà gạo lứt thơm ngon

Là một người chú trọng việc thưởng trà, bạn có thể kết hợp trà gạo lứt với trà xanh hay còn gọi là Genmaicha theo phong cách Nhật Bản:

  • Bước 1: Lựa chọn những lá trà xanh non nhất rồi rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Gạo lứt sau khi đã rang chín thì bỏ vào nồi đun với 1 lít nước rồi đun trong vòng 10-15’
  • Bước 3: Tiếp đến, cho lá trà xanh vào hỗn hợp nước trà gạo lứt. Đun thêm 3- 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 4: Dùng rây lọc bỏ phần bã trà, rót ra chén và thưởng thức thôi nào!

Ngoài kết hợp với lá trà xanh trà gạo lứt có thể uống với hoa cúc khô không kém phần hấp dẫn.

Các câu hỏi thường gặp về trà gạo lứt

Nên uống bao nhiêu trà gạo lứt mỗi ngày?

Trà gạo lứt rang rất tốt cho sức khỏe nhưng không vì thế mà bạn lạm dụng và thay thế nước lọc. Những người bình thường chỉ nên uống từ 1 đến 2 lít mỗi ngày. Đối với những người có thể trạng yếu, gầy theo khuyến cáo không nên uống nước gạo lứt rang thường xuyên.

Đối tượng nào thì nên sử dụng trà gạo lứt?

Trà gạo lứt rất tốt cho người những người mắc bệnh tiểu đường, người có nguy cơ bệnh tim mạch, và đặc biệt là người có nhu cầu giảm cân. Những người mới ốm dậy, người già, người trong thời gian thai kỳ không nên dùng gạo lứt.

Có nên thay thế hoàn toàn gạo lứt bằng gạo trắng hay không?

Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng. Và với công dụng khác nhau nên không thể thay thế hoàn toàn gạo lứt bằng gạo trắng. Mọi người vẫn nên dùng thuần gạo lứt để mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

Với những chia sẻ trên của Cleanipedia chắc hẳn bạn đã thấy được công dụng tuyệt vời của trà gạo lứt. Cùng với cách làm đơn giản tại nhà thì việc có một chế độ ăn lành mạnh hợp lý sẽ không còn xa tầm tay của bạn.

Trà gạo lứt không chỉ là thức uống giải nhiệt, thanh mát mà còn rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da, đẹp vóc dáng. Hãy cùng VinID trổ tài vào bếp làm ngay 5 công thức cách nấu trà gạo lứt đơn giản tại nhà nhé!

1. Cách nấu trà gạo lứt giải nhiệt đơn giản tại nhà

1.1. Cách nấu trà gạo lứt đậu đen

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Đậu đen: 50gr
  • Gạo lứt: 100gr

Cách nấu trà gạo lứt đậu đen

  • Bước 1: Gạo lứt sau khi loại bỏ những hạt bị hỏng, cho vào chảo rang khoảng 10 – 15 phút ở lửa nhỏ. Đợi đến khi gạo lứt đã chín, có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Bước 2: Rang chín đậu đen rồi đổ ra rổ cho nguội.
  • Bước 3: Cho gạo lứt và đậu đen vào nồi lớn, sau đó cho thêm 1 lít nước lọc.
  • Bước 4: Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi nước sôi thì tắt bếp.
  • Bước 5: Ủ nước trà gạo lứt đậu đen trên bếp thêm 2 – 3 tiếng để hạt gạo và đậu đen được chín mềm.

Thành phẩm

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong công thức nấu trà gạo lứt đậu đen rồi. Hãy dùng rây lọc lấy nước và bỏ phần bã thừa đi. Phần nước trà gạo lứt đậu đen còn lại có thể cho vào chai hoặc bình thủy tinh uống trong ngày.

Lưu ý, phần bã gạo lứt và đậu đen bạn không nên vứt đi mà hãy tận dụng để nấu cháo, ăn rất tốt cho sức khỏe.

Trà gạo lứt đậu đen thanh mát cho cơ thể

1.2. Cách nấu trà gạo lứt hạt chia

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo lứt: 100gr
  • Hạt chia: 50gr

Cách nấu trà gạo lứt hạt chia

  • Bước 1: Hạt chia và gạo lứt cho vào chảo rang ở lửa nhỏ cho đến khi chín có mùi thơm thì tắt bếp. Sau đó, đổ hỗn hợp ra rổ, để nguội.
  • Bước 2: Cho hỗn hợp vào trong nồi, sau đó đổ thêm 1 lít nước vào.
  • Bước 3: Nấu trà gạo lứt hạt chia cho đến khi nước sôi. Đun thêm khoảng 1 – 2 phút thì tắt bếp.
  • Bước 4: Ủ trà thêm 2 tiếng để các dưỡng chất có trong hạt chia và gạo lứt ngấm vào nước là có thể dùng được.

Thành phẩm

Bạn có thể dùng trà gạo lứt hạt chia thay thế nước uống hàng ngày. Có thể cho thêm đường hoặc đá để làm tăng hương vị.

Trà gạo lứt hạt chia

1.3. Cách nấu trà gạo lứt gừng, mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo lứt: 150gr
  • Gừng tươi: 5 gr
  • Mật ong nguyên chất: 2 thìa

Cách nấu trà gạo lứt mật ong

  • Bước 1: Gạo lứt sau khi đã bỏ những hạt xấu, bị hỏng thì đem đi rang đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
  • Bước 2: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Bước 3: Cho gạo lứt vừa rang + gừng thái lát + 1 lít nước vào nồi lớn. Sau đó, đun hỗn hợp khoảng 10 – 15 phút cho đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Bước 4: Đậy nguyên vung nồi và để hỗn hợp thêm 2 tiếng cho ngấm nguyên liệu là có thể uống được.

Thành phẩm

Đổ trà gạo lứt ra ly, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong vào, khuấy đều và thưởng thức. Trà gạo lứt mật ong đặc biệt phù hợp cho những người đang ăn kiêng. Hãy uống trà thay thế cho nước lọc hàng ngày bạn nhé!

Trà gạo lứt gừng, mật ong bổ dưỡng

1.4. Cách nấu trà gạo lứt hoa cúc giảm cân

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Hoa cúc vàng khô: 5 bông [hoặc hoa cúc trắng khô]
  • Gạo lứt: 60gr
  • Nước lọc

Cách pha trà gạo lứt hoa cúc

  • Bước 1: Rang chín gạo lứt tương tự như các bước ở những cách pha trà trên.
  • Bước 2: Đun sôi 1 lít nước, sau đó cho hoa cúc khô vào hãm khoảng 5 – 7 phút.
  • Bước 3: Dùng rây lọc bã hoa cúc, giữ lại phần nước.
  • Bước 4: Đổ nước trà hoa cúc vừa pha với gạo lứt đã rang chín vào nồi. Đun sôi hỗn hợp trong 10 – 15 phút thì tắt bếp.
  • Bước 5: Ủ hỗn hợp thêm 30 phút là có thể thưởng thức được.

Thành phẩm

Trà gạo lứt hoa cúc có hương vị thanh mát, rất dễ uống. Nếu thích bạn có thể cho thêm 1 thìa đường hoặc 1 thìa mật ong vào để làm tăng hương vị.

Trà gạo lứt hoa cúc giảm cân

1.5. Cách nấu trà gạo lứt trà xanh [Genmaicha]

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo lứt: 50gr
  • Lá trà xanh tươi: 15gr

Cách nấu trà giảm cân Genmaicha

  • Bước 1: Lá trà xanh tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Gạo lứt sau khi đã rang chín thì cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Đun sôi hỗn hợp khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Tiếp đến, cho lá trà xanh vào hỗn hợp nước trà gạo lứt. Đun thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp.
  • Bước 4: Dùng rây lọc nước trong và bỏ phần bã trà.

Thành phẩm

Đổ nước trà gạo lứt Genmaicha ra cốc và thưởng thức khi còn ấm.

Trà gạo lứt trà xanh

2.1. Tốt cho sức khỏe

Ngăn ngừa sỏi thận

Duy trì thói quen uống trà gạo lứt hàng ngày giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hiệu quả. Bởi, trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

Chống oxy hóa

Nhờ hàm lượng chất khoáng và vitamin dồi dào, gạo lứt có tác dụng chống các chất oxy hóa hiệu quả. Vì thế, hãy uống trà gạo lứt hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh bạn nhé!

Giảm cholesterol trong máu

Ngoài tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh sỏi thận, trà gạo lứt còn hỗ trợ giảm cholesterol xấu trong máu rất tốt. Khi cholesterol xấu được loại bỏ sẽ góp phần đẩy lùi các bệnh lý nguy hiểm khác như: béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu…

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Gạo lứt có tác dụng đẩy lùi bệnh ung thư hiệu quả nhờ 2 thành phần là polyphenol và selen. Đặc biệt, 2 thành phần này còn có thể ngăn ngừa ung thư vú, ung thư buồng trứng an toàn, lành tính cho phái đẹp.

Trà gạo lứt có tác dụng đẩy lùi bệnh ung thư

Giúp xương chắc khỏe

Thành phần maggie dồi dào trong gạo lứt giúp xương chắc khỏe. Do đó, bạn nên ăn cơm gạo lứt hoặc uống trà gạo lứt để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh loãng xương, viêm khớp nhé!

Giảm mệt mỏi, lo âu

Nhờ thành phần chất chống oxy hóa và vitamin, bạn có thể uống một cốc trà gạo lứt để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Loại nước uống này vừa tốt cho sức khỏe vừa có khả năng sản xuất ra một loại hormone vui vẻ, đẩy lùi stress, căng thẳng hiệu quả.

2.2. Tốt cho vóc dáng

Trà gạo lứt, cơm gạo lứt, sữa gạo lứt… vốn là những món ăn/đồ uống quá quen thuộc với những người đang giảm cân. Lưu ý, hãy uống trà gạo lứt làm 2 lần trong ngày: buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, khi uống thì không nên cho thêm đường để giảm cân hiệu quả.

2.3. Tốt cho làn da

Kiểm soát nước, lượng dầu thừa trên da

Để kiểm soát nước, lượng dầu thừa trên da bạn hãy uống trà gạo lứt mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể duy trì thói quen đắp mặt nạ gạo lứt đều đặn 2 – 3 lần/tuần để da căng mịn nhé!

Giúp da sáng khỏe, căng mịn

Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong gạo lứt giúp giải phóng các gốc tự do trong cơ thể. Vì vậy, thay vì uống những loại nước uống chứa nhiều phẩm màu, hãy uống trà gạo lứt để giúp da căng mịn, sáng khỏe.

3. Đối tượng không nên uống trà gạo lứt

  • Người thiếu sắt, canxi: gạo lứt có chứa nhiều axit phytic gây cản trở quá trình hấp thu của cơ thể. Do đó, người bị thiếu hụt sắt và canxi thì không nên uống nhiều trà gạo lứt.
  • Người đang bị bệnh, mới ốm dậy: ăn hoặc uống nhiều trà gạo lứt sẽ cản trở quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Thanh thiếu niên đang tuổi dậy thì: đây là giai đoạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế, nếu chỉ ăn hoặc uống trà gạo lứt hàng ngày thì không thể cung cấp để cơ thể phát triển.
  • Phụ nữ đang mang thai: không nên uống quá nhiều trà gạo lứt hàng ngày. Chỉ nên duy trì 1 cốc/lần/ngày.
  • Người già, người có thể trạng yếu và trẻ nhỏ không nên uống trà gạo lứt sẽ gây hại cho sức khỏe.
    Người lớn tuổi nên hạn chế uống trà gạo lứt hàng ngày

Bạn có thể chọn mua trà gạo lứt đóng túi sẵn đã được kiểm định chất lượng, an toàn với sức khỏe tại siêu thị Vinmart hoặc hệ thống cửa hàng Vinmart+. Hoặc có thể tự tay vào bếp ngay với 5

Chủ Đề