Hướng dẫn đọc bản vẽ chi tiết cơ khí

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc hiểu bản vẽ lắp cơ khí một cách chính xác, đặc biệt là những thợ kỹ thuật mới vào nghề. Đừng lo lắng, bài viết sau đây Ngô Phan sẽ bật mí cho các bạn cách đọc bản vẽ kỹ thuật cơ khí chi tiết nhất. Hãy cùng khám phá nhé!

Giới thiệu trình tự cách đọc bản vẽ cơ khí chế tạo

Cách đọc khung tên của bản vẽ

Cần xác định được các tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, tỷ lệ biểu diễn, số lượng, ký hiệu bản vẽ.

Đọc và phân tích tình hình biểu diễn

Xác định và tìm hiểu bản vẽ lắp cơ khí có những hình chiếu nào và đâu là hình chiếu chính. Đồng thời phân tích sự liên quan giữa hình chiếu và xác định hình dạng của chi tiết một cách tỉ mỉ.
 

Cách đọc bản vẽ cơ khí chế tạo

Xác định độ nhám bề mặt chi tiết gia công

Trong cách đọc bản vẽ lắp cơ khí, việc xác định các thông số dung sai kích thước và độ nhám bề mặt là rất quan trọng. Trường hợp hình biểu diễn không ghi độ nhám, các bạn hãy tìm chúng ở góc trên bên phải của bản vẽ.

- Đọc các yêu cầu kỹ thuật

- Mục tiêu cuối cùng khi đọc bản vẽ kỹ thuật chi tiết là xác định được hình dáng thực tế của chi tiết, các bước chế tạo, các biện pháp công nghệ, các phương pháp gia công theo yêu cầu của bản vẽ.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ lắp cơ khí chi tiết

Trong cách đọc bản vẽ lắp cơ khí chi tiết, các bạn cần thực hiện trình tự cách đọc hiểu bản vẽ sau:

Tìm hiểu cơ bản, khái quát về bản vẽ

Để nắm được bước đầu nguyên lý, tính năng làm việc của chi tiết lắp đặt, cần xác định phương pháp sử dụng, khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật.

Phân tích các hình vẽ trên bản vẽ lắp cơ khí

 Bằng cách nghiên cứu các hình biểu diễn trình bày trên bản vẽ từ các hình cắt, mặt cắt để hiểu rõ mối quan hệ lắp ráp và làm việc của chi tiết máy. Qua đó, hình dung bước đầu về hình dạng cơ bản của chi tiết lắp.

Nghiên cứu kỹ chi tiết cần phải vẽ tách

Tiến hành vẽ phác thảo các chi tiết cần tác từ ký hiệu vị trí, các kích thước lắp chung với các phân tử lắp, các hình dạng sẵn có tương đương trên bản lắp. Có thể kết hợp với các tài liệu tra khảo, sổ tay thiết kế...

Kiểm tra toàn bộ vật lắp

Bước cuối cùng trong trình tự cách đọc bản vẽ lắp cơ khí này yêu cầu người đọc bản vẽ khái quát toàn bộ vật lắp một lần nữa để đi đến những kết quả cuối cùng. Bước này đảm bảo có thể thực hiện việc vẽ tách các chi tiết và lập bản vẽ công nghiệp tiếp theo.
 

Bản vẽ kĩ thuật

Những chú ý quan trọng khi đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật

Để cách đọc bản vẽ lắp cơ khí chính xác và hiệu quả, người đọc bản vẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

Những quy ước khi biểu diễn

+ Khi biểu diễn các hình chiếu, có thể bỏ qua các chi tiết khuất đã được thể hiện trên hình cắt, mặt cắt, các chi tiết có cấu trúc đơn giản, thông dụng, điển hình.

+ Với bản vẽ tỷ lệ nhỏ, không cần biểu diễn một số cấu tạo của các chi tiết như mép vát, góc lượn, khía nhám, rãnh thoát dao.

- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, tiêu chuẩn cần thiết cho việc thiết kế bản chi tiết cần tách

- Hình dung chi tiết cần tác, lựa chọn phương pháp biểu diễn và các hình biểu diễn phù hợp về mặt kỹ thuật cũng như số lượng biểu diễn.

- Ghi rõ ràng các yêu cầu kỹ thuật cho chi tiết. Kích thước cho các chi tiết cần tách cần chú ý công nghệ chế tạo.

Ngoài việc nắm được cách đọc bản vẽ lắp cơ khí trên, các bạn cần phải trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết và nắm vững bản vẽ. Hy vọng với những chia sẻ hướng dẫn cách đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật trên, các bạn có thể dễ dàng thiết kế và đọc bản vẽ một cách dễ dàng, hiệu quả.

Xin chào các bạn !

Bản vẽ cơ khí hay còn gọi là bản vẽ kĩ thuật là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất cơ khí. Trong gia công cơ khí, để gia công một sản phẩm bất kì thì bản vẽ cơ khí là yếu tố quan trọng nhất. Nó đóng vai trò  quyết định đến hình dáng, kích thước chuẩn, độ chính xác và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm tạo ra. Vậy bài viết này cùng cokhithanhduy tìm hiểu về bản vẽ cơ khí và hướng dẫn đọc bản vẽ cơ khí một cách hợp lí nhé !

1. Bản vẽ cơ khí  là gì ?

- Bản vẽ cơ khí còn được biết đến với một tên gọi khác là bản vẽ kĩ thuật. Bản vẽ cơ khí là một sản phẩm của ngành kỹ thuật. Chúng là ngôn ngữ để các kỹ sư cơ khí mô tả hình dáng, kích thước, vật liệu, đặc tính kỹ thuật… của các vật thể, chi tiết.
- Bản vẽ cơ khí là sản phẩm của trí tuệ. Đây là kết quả của một quá trình tìm hiểu, tính toán, phác thảo kỹ lưỡng của các kỹ sư thiết kế khi họ xây dựng, chế tạo một sản phẩm cơ khí.

- Về cấu tạo, bản vẽ cơ khí bao gồm các hình biểu diễn, các số liệu ghi kích thước, yêu cầu kỹ thuật của một chi tiết hay một bộ phận. Tất cả đều được vẽ theo một quy tắc thống nhất và một tỷ lệ nhất định. Mà nhìn vào đó, người ta có thể biết được hình dạng, kết cấu, độ lớn, màu sắc… của chi tiết đó. 

2. Phân loại bản vẽ cơ khí :

Có nhiều cách phân loại bản vẽ cơ khí: theo hình chiếu, theo ứng dụng và theo chức năng. Trong đó, phổ biến và dễ hiểu nhất là cách phân loại theo chức năng. Bao gồm  4 loại chính:

  • Bản vẽ chi tiết: Là bản vẽ riêng từng chi tiết thường đi kèm với một bản vẽ tổng thể. Bản vẽ chi tiết giúp người đọc hình dung cách sửa chữa, lắp ráp hoặc chế tạo ra chi tiết đó. Nó được dùng trong chế tạo, kiểm tra, lắp giáp và vận hành các chi tiết máy.

                                   Bản vẽ chi tiết

  • Bản vẽ lắp ráp: Gồm các hình biểu diễn thể hiện hình dạng và kết cấu của nhóm bộ phận hay sản phẩm và những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. Bản vẽ lắp ráp được dùng chủ yếu trong thiết kế, chế tạo và sử dụng sản phẩm.

                                 Bản vẽ lắp ráp

  • Bản vẽ tháo rời:  Được vẽ theo kiểu không gian ba chiều với các chi tiết đã tháo rời và đang ở đúng vị trí sẵn sàng lắp ráp. Nó dùng để giải thích, quảng cáo, trình bày cho những người không chuyên về kỹ thuật.

  • Bản vẽ sơ đồ: Là bản vẽ phẳng gồm những ký hiệu đơn giản quy ước nhằm thể hiện nguyên lý hoạt động của máy móc. Một số bản vẽ sơ đồphổ biến: Sơ đồ cơ cấu nguyên lý máy, sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ điều khiển PLC…

                                 Bản vẽ sơ đồ điện

3. Yêu cầu cần thiết với bản vẽ cơ khí là gì?

-  Một bản vẽ thiết kế trong lĩnh vực cơ khí cần phải thể hiện được đầy đủ hình dáng, kích thước và vật liệu sử dụng trong chế tạo sản phẩm. Sai số cho phép được gọi là dung sai sẽ áp dụng cụ thể cho từng chi tiết.

- Bản vẽ cơ khí cũng phải đảm bảo cho người đọc khi nhìn vào đó có thể hình dung ra cấu tạo, chức năng, vật liệu tạo thành và cách thức vận hành của sản phẩm, máy móc hay chi tiết đó. Đây chắc chắn là yêu cầu tối thiểu đối với mọi bản vẽ cơ khí.

4. Hướng dẫn đọc bản vẽ cơ khí chi tiết.

- Bước 1: Xem thông tin tổng quan về bản vẽ và đọc nội dung trong khung tên :

 Thông thường, bước đầu tiên trong đọc các bản vẽ chi tiết là  đọc các thông tin tổng quan được ghi chú trong bản vẽ. Đó chính là những thông tin như: tên chi tiết, vật liệu, số lượng, khách hàng nào đặt, yêu cầu bề mặt, tỷ lệ biễu diễn… Các thông tin này được đóng khung ghi chú ở góc dưới bên phải của bản  vẽ cơ khí.

 Những thông tin đó sẽ giúp bạn nắm sơ qua đặc điểm của bản vẽ. Để có thể dễ dàng mường tượng  hình dạng, nguyên lý, tính năng làm việc và những đặc điểm cơ bản của chi tiết. Từ đó, đảm bảo việc đọc thông tin của các hình chiếu trong bản vẽ ở bước tiếp theo được dễ dàng hơn.

Bước 2: Cách đọc bản vẽ cơ khí: phân tích các hình chiếu, cạnh cắt trong bản vẽ

 Sau khi nhìn tổng quan toàn bộ bản vẽ, việc tiếp theo chính là xem xét những hình biểu diễn, trình bày có trong bản vẽ. Bao gồm các hình chiếu, mặt cắt,… theo thứ tự từ trái qua phải. Sau đó xác định xem hình chiếu nào là hình chiếu chính, hình nào là hình chiếu cắt. Sau đó đọc đến các hình cắt trích nếu có. Xem xét tỉ mỉ từng hình chiếu trong sự liên quan giữa chúng được thể hiện ở bản vẽ . Các hình chiếu này sẽ giúp bạn hiểu rõ quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết cũng như cách thức gia công chi tiết.

Bước 3: Đọc các kích thước chung và kích thước từng phần của các chi tiết

Bước này rất quan trọng. Trong phần này cần phân tích kích thước của chi tiết và các phần tử của nó. Để biết được chi tiết đó to nhỏ như thế nào, dài ngắn ra làm sao. Thông thường một bản vẽ chi tiết sẽ có kích thước quan trọng và kích thước tham khảo. Kích thước quan trọng thường được đóng trong ô vuông, kích thước tham khảo thì được biểu diễn trong ngoặc kép. Ở bước này, cũng cần chú ý đến các kích phi [thước tròn của các lỗ].

-Bước 4 : Đọc các yêu cầu kỹ thuật, độ nhám bề mặt, dung sai của chi tiết.

Đây là bước cuối cùng của quá trình đọc bản vẽ cơ khí. Trong bước này ta sẽ xác định độ nhám bề mặt của chi tiết gia công. Thông thường độ nhám của chi tiết sẽ được thể hiện ngay ở hình biểu diễn. Đôi khi chúng được thể hiện ở góc trên bên phải của bản vẽ. Việc đọc xem các thông số kỹ thật, dung sai, kích thước, độ nhám bề mặt rất quan trọng. Thông qua đó ta sẽ xác đinh được biện pháp công nghệ và phương pháp gia công để đảm bảo kích thước và độ nhám yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

Trên đây là tổng quan về bản vẽ cơ khí và hướng dẫn đọc bản vẽ cơ khí chi tiết. Hy vọng qua bài viết của mình các bạn sẽ biết thêm về bản vẽ cơ khí vàcách  đọc bản vẽ cơ khí chi tiết hợp lí. Các bạn nếu có thắc mắc hay cần thêm thông tin gì có thể comment dưới bài viết. Nếu bạn nào có đóng ghóp hay những kinh nghiệm về cơ khí, cơ điện tử cần chia sẻ tới mọi người xin gửi về email : .
Hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau, và đừng quên để lại một like để ủng hộ cokhithanhduy nhé !

Tuấn Anh.

//cokhithanhduy.com/ban-ve-co-khi-la-gi-huong-dan-doc-ban-ve-co-khi/2020-10-26T11:26:01+00:00Tuan AnhKiến thức cơ khíVẽ Kỹ ThuậtBản vẽ kĩ thuật,Đọc bản vẽ cơ khí

Xin chào các bạn ! Bản vẽ cơ khí hay còn gọi là bản vẽ kĩ thuật là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất cơ khí. Trong gia công cơ khí, để gia công một sản phẩm bất kì thì bản vẽ cơ khí là yếu...

Tuan Anh Le CongUserCokhithanhduy

Video liên quan

Chủ Đề