Hướng dẫn làm chăn ghép vải

Hôm nay mình hướng dẫn các bạn ứng dụng block cơ bản nine-patch block để làm chăn em bé nhé.

+ Dụng cụ:

Một số vải có hoa văn khác nhau, dao cắt, bảng cắt tự liền, thước, ghim, kim, chỉ,…

Continue reading

Những ngày mùa đông lạnh nhất đã qua, bạn hãy thử cách làm chăn chần bông đẹp như chăn ghép vải để giữ ấm cho cả nhà nhé!

Theo cách làm chăn chần bông này, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

- Vải cotton dày mềm hoặc thô mỏng, miếng lót mặt dưới chăn chỉ cần vải thông thường, miếng chính trên mặt chăn cần vải có hoạ tiết quilting hình in ghép vải với các đường chỉ khâu được in chỗ giao giữa các mảng hoạ tiết. Tuy nhiên, nếu không tiện mua vải giả quilt thì bạn dùng vải có hoạ tiết rõ từng mảng nhỏ cũng được. Ban cần có thêm một chút vải có màu tương phản màu vải chính trên chăn để làm bo hình nổi bật. Cắt vải lót thành hình vuông hoặc hình chữ nhật với kích cỡ chăn bạn cần may. Cắt vải giả quilt bằng 2/3 miếng lót chăn. Cắt vải bo [tổng cộng hai miếng hai bên vải giả quilt] bằng 1/3 chăn còn lại.

- Bông chần chăn [mỏng hay dày tuỳ ý] hoặc mút chần loại mỏng - Đăng-tenren chất cotton bản to để trang trí, nẹp vải có màu trùng với màu hoạ tiết chính trên chăn - Kim băng, khung thêu, kim, chỉ, kéo, bàn là, máy khâu,...

Đặt mép đăng-ten ren sát mép vải giả quilt, úp mặt phải miếng vải bo vào miếng giả quilt, đăng-ten nằm giữa. Bạn làm như thế với hai bên mặt chăn, ghim kim ổn định, may ráp rồi lật tẽ vải bên mặt phải, hai biên vải giữa chăn xuôi sang hai bên mép chăn. May một đường chân sát mép đường may ráp vừa thực hiện, may trên mặt phải vỏ chăn.


Cắt một miếng bông chần to bằng miếng lót chăn, sau đó cắt giảm quanh mép miếng bông chần chừng 0,5cm. Đặt bông chần nằm chính giữa mặt trái lót chăn.


Đặt miếng vỏ chăn chính vừa may ghép lên trên miếng bông chần. Bạn khâu lược hoặc ghim kim cho bông và vải không bị xô lệch trong quá trình khâu quilt. Cách hay nhất là bạn ghim bằng kim băng, quilt tới đâu bạn sẽ gỡ bỏ kim băng tới đó.


Thêm một thao tác quan trọng nữa giúp bạn giữ ổn định vải và bông chần trong lúc quilt là dùng khung thêu tròn cỡ vừa. Thay cho cầm vải khâu tay, bạn cầm khung thêu và thực hiện mũi khâu thường với cách đâm và đẩy kim thêu. Làm như vậy vải không xổ theo mỗi mũi khâu mà tay bạn cầm vải và luân chuyển dần từng mũi. Kim sẽ đâm vuông góc với vải, đẩy lên cũng vậy, mũi khâu mượt mà rõ nét và vải gần như ổn định hoàn toàn. Bạn nhớ dùng chỉ màu cùng màu in đường khâu trên vải, nếu không dùng vải giả quilt thì bạn khâu theo viền ngoài của từng mảng nhỏ hoạ tiết, hoặc khâu theo đường hoạ tiết chần chăn yêu thích: hình trám, hình tròn xoáy, hình caro,...

Sau cùng bạn may nẹp vải cho chăn, đường may sát mép vải bông chần, nếu may vào bông chần sẽ dễ bị cộm mép chăn. Bạn cũng có thể khâu nếu thích. Thông thường may đường nẹp thứ nhất, khi gập nẹp lại ở mặt sau thì khâu dấu chỉ hoặc khâu vắt cho nẹp chăn vừa chắc chắn lại vừa mềm mại. Khi mới học quilt chăn, bạn nên làm chăn cho bé với cỡ nhỏ mau hoàn thiện và cũng dễ sửa chữa khi cần. Quilt chăn không quá khó, nhất là khi bạn có vải giả quilt, chỉ cần bạn thật sự tỉ mỉ và đều tay.

Các đường chần bông trên chăn chính là một kiểu của khâu quilt. Khi đã thạo tay hơn, bạn không cần tới vải giả quilt vẫn có thể quilt rất đẹp bằng việc khâu theo đường viền của hoạ tiết, làm như vậy hoạ tiết sẽ nổi bật trên chăn không phải về màu sắc mà về cảm giác chìm nổi và hắt sáng. Một chút vải bo sẽ giúp cho phần hoạ tiết chính của chăn thêm nổi bật và bắt mắt.


Hiện vải giả quilt rất tiện mua, bạn hãy thử cách làm chăn chần bông đẹp mắt này nhé! Chúc bạn thành công!

May chăn từ vải ghép quilt là một trong những tác phẩm phổ biến nhất trong nghệ thuật ghép vải quilting. Mùa đông năm nay đến rồi, Chuanshui sẽ hướng dẫn bạn cách may một tấm chăn giữ ấm ban đêm và làm vật kỷ niệm tặng cho bạn bè và người thân nhé!

Chuẩn bị vật tư

1. Chọn dụng cụ cắt

Để tạo ra một chiếc chăn bằng phẳng và đối xứng, điều quan trọng là bạn phải bắt đầu bằng các mảnh vải ghép quilt được cắt đều nhau. Dụng cụ may có chất lượng tốt không những giúp cho sản phẩm trông tinh xảo hơn mà còn rút ngắn thời gian may chăn và dễ dàng hơn cho người chưa quen. Bạn có thể dùng loại kéo cắt may thông thường, nhưng dao cắt tròn thường được xem như dụng cụ cắt dễ nhất và nhanh nhất.

    • Dao cắt tròn xoay: Có nhiều cỡ, nhưng cỡ trung bình là tốt nhất để bắt đầu. Nếu muốn dùng kéo thông thường, bạn cần đảm bảo kéo phải sắc và không vướng mắc vào vải.
    • Tấm cắt vải ghép quilt tự liền: Cắt vải ghép quilt trên mặt bàn có vẻ như dễ nhất, nhưng bạn có thể cứa vào mặt bàn và khó cắt thẳng được. Để tránh tình trạng này, bạn nên mua một tấm lót cắt tự lành. Mặt trên của tấm lót cắt có in thước đo để giúp bạn canh vải cho thẳng và dễ dàng tạo các đường cắt chính xác.

2. Sử dụng thước

Không phải loại thước nào cũng thích hợp. Loại thước dài và rộng bản là tốt nhất khi may chăn. Bạn nên tìm loại thước nhựa trong suốt cỡ 12x60cm. Với loại thước này, bạn có thể đặt vải giữa tấm lót và thước để dễ canh thẳng hơn. Nếu làm chăn cỡ nhỏ thì bạn có thể dùng thước cỡ 12x30cm.

3. Chuẩn bị các vật liệu cơ bản

Những vật liệu hữu ích khi may chăn bao gồm kim gút, kim băng và dụng cụ tháo chỉ. Nếu trong nhà không có sẵn, bạn có thể mua ở các cửa hàng bán phụ liệu may. Chú ý mua nhiều kim gút và kim băng, vì đây là những thứ bạn sẽ cần dùng nhiều khi làm chăn.

4. Chọn chỉ may

Chỉ may thì ở đâu cũng có, nhưng chất liệu và màu sắc thì có nhiều loại khác nhau. Tránh dùng loại chỉ rẻ tiền dễ đứt khi may và dễ tưa khi giặt. Chỉ cotton chất lượng tốt là loại thích hợp để may chăn. Nếu muốn dùng một loại chỉ để may nhiều thứ khác nữa, bạn nên chọn màu trung tính như trắng, kem hoặc xám.

5. Chọn vải ghép quilt

Bước quan trọng nhất khi may chăn là chuẩn bị vải. Nhiệm vụ này có vẻ khó khăn vì có đến hàng nghìn loại vải ghép quilt trên thị trường. Một chiếc chăn cơ bản bằng vải 100% cotton thường là dễ làm nhất, mặc dù bạn cũng có thể chọn các chất liệu như polyester hay polyester pha cotton. Chọn nhiều loại vải ghép quilt khác nhau cho mặt trước của chăn và viền chăn, cộng thêm 1-2 loại vải chính để may mặt sau.

    • Cân nhắc màu sắc và kích cỡ của vải. Bạn muốn kết hợp bao nhiêu màu sắc, bao nhiêu kiểu hoa văn? Cố gắng kết hợp các mẫu hoa văn to nhỏ và màu sắc khác nhau sao cho hài hòa.
    • Vận dụng óc sáng tạo khi lựa chọn vải. Tìm các tấm khăn trải bàn xưa hoặc vải ghép quilt bán ở các cửa hàng đồ cũ thay vì chỉ dựa vào các loại vải ở cửa hàng phụ liệu may mặc.
    • Vải ghép quilt may mặt sau sẽ phải rộng hơn mặt trước và tấm bông chần chăn. Bạn cần nhớ điều này để chuẩn bị cho đủ.

6. Mua bông chần chăn

Bông chần chăn là vật liệu xốp mịn tạo độ ấm cho chăn, được lót giữa mặt trước và mặt sau của chăn. Bông chần chăn có nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm sợi cotton, polyester, sợi cotton pha, sợi tre, và sợi nóng chảy. Vật liệu này cũng có độ dày mỏng khác nhau.

    • Bông chần chăn polyester lâu dần thường bị dồn ra ngoài các mép chăn, còn bông chần chăn nóng chảy rất dễ nhăn nhúm. Người chưa quen may chăn nên tìm loại bông chần chăn sợi cotton, cotton pha hoặc sợi tre.
    • Nếu làm loại chăn lớn như tấm phủ trên giường, bạn nên dùng loại bông chần chăn dày. Chăn nhỏ hơn thường không cần chần bông dày, trừ khi bạn muốn có chiếc chăn thật ấm.

7. Dùng máy may

Mặc dù bạn có thể khâu chăn bằng tay, nhưng việc này sẽ tốn nhiều thời gian và rất vất vả cho người không quen may vá. Dùng máy may để may kiểu chăn đơn giản nhất; bất cứ loại máy nào có thể may đường thẳng đều được! Nhớ chuẩn bị nhiều kim để máy may vận hành trơn tru.

8. Chuẩn bị bàn là

Quá trình may đòi hỏi phải là chăn nhiều lần, vì vậy bạn cần chuẩn bị bàn là [bàn là có hơi nước thì càng tốt]. Không cần các loại bàn là hiện đại hay đắt tiền – chỉ cần đến cửa hàng đồ cũ là bạn cũng có thể tìm được chiếc bàn là dùng tốt

9. Chọn mẫu chăn

Tuy không cần có kiểu mẫu khi làm chăn, nhưng đôi khi có một mẫu cơ bản cũng hữu ích. Có rất nhiều mẫu chăn miễn phí trên mạng, hoặc bạn có thể mua sách in các mẫu chăn ở cửa hàng bán vật liệu may thêu. Nếu thích tự thiết kế mẫu chăn, bạn chỉ cần một mảnh giấy kẻ ô và một chiếc bút chì.

    • Cho dù không mua sách hoặc tự vẽ mẫu, bạn vẫn nên phác thảo sơ lược thiết kế chăn trước khi bắt tay vào thực hiện.
    • Loại chăn dễ may nhất dành cho người mới bắt đầu là chăn ghép từ các mảnh vải ghép quilt hình vuông. Sử dụng các mảnh vải to cho mỗi hình vuông sẽ dễ hơn là dùng nhiều mẩu vải nhỏ.

Bắt đầu thực hiện

1. Giặt vải ghép quilt trước

Mặc dù không phải ai cũng chọn cách này, nhưng việc giặt trước sẽ giúp vải ghép quilt co lại và làm sạch màu nhuộm thừa – những yếu tố có thể làm hỏng chiếc chăn sau khi hoàn thành nếu không được xử lý trước. Vải ghép quilt có chất lượng tốt sẽ không phai màu và co rút nhiều, nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên giặt trước. Bước này còn giúp làm sạch bụi bẩn dính trên vải.

2. Là vải

Để làm phẳng các nếp nhăn và cắt cho dễ hơn, bạn nên dùng bàn là để là phẳng vải. Dùng chế độ hơi nước nếu có. Bạn không cần là tấm bông chần chăn – chỉ cần là phẳng vải may mặt trước và mặt sau chăn.

3. Đo vải

Khi đã xác định kích cỡ chăn, bạn cần đo kích thước của từng mảnh vải ghép quilt để cho khớp với cỡ chăn. Phần khó nhất trong bước này là nhớ chừa đường may; các mảnh vải sẽ được may nối với nhau và khoảng chừa đường may sẽ là 0,5 cm, tức là tất cả các cạnh của mỗi mảnh vải phải được cộng thêm 0,5 cm. Ví dụ, nếu muốn may chiếc chăn với các hình vuông mỗi cạnh 10 cm, bạn sẽ cần đo và cắt các hình vuông có kích thước 10,5×10,5 cm. Phần 0,5 cm cộng thêm sẽ là khoảng chừa đường may.

    • Kích thước của chăn và của từng mảnh vải ghép quilt có thể thay đổi, trừ khi bạn sử dụng một mẫu nhất định. Vì vậy bạn có thể cắt các mảnh vải to nhỏ tùy ý dựa vào trình độ may vá của mình.
    • Nếu cần, bạn có thể dùng bút vẽ vải giặt được để đánh dấu kích thước trên vải trước khi cắt.

4. Cắt vải

Bây giờ bạn cần tập trung vào mặt trước của chăn; cắt ra từng mảnh vải ghép quilt nhỏ mà bạn sẽ ghép lại với nhau. Trải từng mảnh vải lên tấm lót và đặt thước đo trong suốt lên trên. Dùng lưỡi dao tròn cắt vải ghép quilt chính xác dọc theo các đường kẻ trên tấm lót. Nhớ câu “hai lần đo, một lần cắt” để đảm bảo không sơ xuất cắt nhầm.

5. Xếp vải thành hình chăn

 Phần này rất thú vị – giờ thì bạn bắt tay vào thiết kế chiếc chăn của mình! Xếp tất cả các mảnh vải ghép quilt nhỏ vừa cắt theo mẫu mà bạn thích. Xếp trên sàn là dễ nhất, vì bạn có nhiều không gian để làm việc thoải mái. Nhớ xếp đúng theo kiểu mẫu bạn định làm, cho dù sau đó bạn có thể xếp lại toàn bộ nhiều lần.

    • Có thể lúc này bạn muốn thêm vào các mảnh vải có màu sắc hoặc hoa văn khác. Rất đơn giản, bạn chỉ cần thay thế một số hình vuông đã cắt bằng các hình vuông khác.
    • Dùng giấy ghi chú hoặc phấn vẽ đánh dấu lên từng mảnh vải ghép quilt để nhớ thứ tự các hàng vải.

Ghép vải

1. May các hàng vải ghép quilt

 Bắt đầu may chăn bằng cách nối các mảnh vải theo từng hàng. Bắt đầu với hai mảnh vải hình vuông ở đầu của một hàng. Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau, sau đó dùng mũi may thẳng may nối hai mảnh vải, đường may phải cách mép vải 0,5 cm. Tiếp đó, bạn sẽ nối thêm một mảnh vải trong cùng hàng vào mảnh vải trước đó theo cách tương tự như trên. May nối các mảnh vải theo từng hàng thành các dải dài.

2. Là các hàng vải

Khi các mảnh vải được nối với nhau, các đường may ở mặt sau sẽ bị dựng lên. Để chiếc chăn được phẳng và đẹp hơn khi may xong, bạn nên là cho các đường may nằm sát xuống. Là từng hàng theo các hướng ngược nhau; là tất cả các đường may của hàng đầu tiên sang phải, hàng thứ hai sang trái, hàng thứ ba sang phải, và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết tất cả các hàng.

3. May nối các hàng với nhau

May nối các hàng vải với nhau với kỹ thuật tương tự như nối các mảnh vải nhỏ. Lấy hai hàng vải liền kề và úp hai mặt phải vào nhau. May dọc theo cạnh dưới với đường may cách mép vải 0,5 cm. Lặp lại thao tác này cho từng hàng cho đến khi hoàn tất mặt trước của chăn. Nếu các hàng và các mảnh vải không thẳng lắm, bạn cũng đừng lo! Cho dù có vài lỗi nhỏ thì chiếc chăn của bạn vẫn rất đáng yêu!

4. Là mặt trước của chăn

Lật mặt trái của tấm vải vừa may ngửa lên. Dùng kỹ thuật tương tự như khi là từng hàng vải để là toàn bộ mặt trước của chăn. Là phẳng các đường may theo các hướng ngược nhau – hàng đầu tiên sang trái, hàng thứ hai sang phải, hàng thứ ba lại sang trái, cứ thể tiếp tục là đến hết tấm vải. Nếu bạn là thật phẳng thì công việc ráp hoàn chỉnh chiếc chăn sẽ dễ hơn nhiều

Ráp thành tấm chăn hoàn chỉnh

1. Cắt phần vải còn lại

Khi mặt trước của chăn đã hoàn thành, bạn cần cắt cả tấm bông chần chăn và mặt sau chăn. Những tấm này nên lớn hơn mặt trước của chăn một chút để kéo căng các mảnh vải trong quá trình may. Đo và cắt tấm bông chần và mặt sau của chăn với kích thước lớn hơn mặt trước khoảng 5-7,5 cm.

Đây là quá trình trải các lớp vải chồng lên nhau và ghim cố định trước khi may. Bạn có hai lựa chọn – dùng kim băng để giữ các mảnh vải, hoặc dùng keo xịt dán định vị. Trải các lớp vật liệu theo thứ tự – mặt sau của chăn ở dưới cùng [mặt phải úp xuống], tiếp theo là lớp bông chần, sau đó là mặt trước chăn [mặt phải ở trên]. Xếp thẳng hàng tất cả các cạnh và vuốt phẳng. Vuốt các nếp nhăn từ giữa tấm vải ra ngoài.

    • Nếu dùng keo xịt dán định vị, bạn sẽ xịt một lớp keo mỏng lên từng lớp vải trước khi trải lớp khác lên trên. Vuốt phẳng vải sau khi keo dán đã giữ cố định các lớp vải.
    • Nếu dùng kim băng, bạn cần ghim kim băng ở giữa mỗi mảnh vải, thực hiện từ trong ra ngoài.
    • Cẩn thận hơn, bạn có thể dùng cả hai phương pháp xịt keo định vị và ghim kim băng. Như vậy các lớp vải sẽ được giữ chắc chắn hơn trước khi may.

3. May các lớp vải với nhau

Bắt đầu may từ giữa chăn ra ngoài để đẩy các phần vải thừa ra ngoài mép vải thay vì đẩy vào giữa. Cách dễ nhất để may các lớp chăn với nhau là “khâu theo đường rãnh”, nghĩa là may vào bên trong hoặc gần đường nối các mảnh vải nhỏ đã may trước đó. Bạn cũng có thể chọn cách may theo đường chéo của từng mảnh vải hoặc sử dụng các đường may tự do.

    • Nếu muốn đảm bảo may đúng chỗ, bạn có thể dùng bút vẽ vải giặt được để đánh dấu chính xác vị trí muốn may.
    • Càng có nhiều đường may trên mặt chăn thì sản phẩm của bạn trông càng chỉn chu. Nhiều đường may thêm vào cũng giúp lớp bông chần ở giữa không bị xê dịch hoặc bị dúm lại bên trong chăn.
    • Bạn có thể may thêm một đường may viền xung quanh chăn khi đã may xong phần giữa chăn.

4. Cắt vải viền chăn

Vải viền chăn sẽ viền xung quanh chăn để bảo vệ các đường may và giúp cho chiếc chăn trông chỉn chu hơn. Bạn có thể chọn cách cắt ngang/cắt dọc hoặc cắt theo đường chéo. Cắt theo đường chéo sẽ linh hoạt hơn. Cắt các dải vải [có thể bạn cần nối vài dải với nhau] có chiều ngang 7cm và đủ dài để viền hết chu vi chăn. Nối các mảnh với nhau sao cho bạn có 4 mảnh vải có độ dài bằng với 4 cạnh chăn.

5. Là vải viền chăn

Nếu đã nối nhiều mảnh vải thành một mảnh dài, lúc này bạn cần là phẳng các đường may nối, sau đó gấp đôi dải vải theo chiều dọc và là ép xuống để tạo một đường nếp ở giữa mảnh vải viền.

6. Ghim cố định vải viền

Trải vải viền lên trên chăn, úp mặt phải xuống. Xếp vải viền sao cho các cạnh thẳng hàng và mặt phải của vải viền chăn úp vào mặt chăn [mặt trái của vải viền ngửa lên]. Dùng nhiều kim băng để ghim cố định.

7. May viền mặt trước của chăn

May dọc theo cạnh chăn và viền chăn, cách mép vải 1cm. May cả hai cạnh đối diện của chăn để có hai mảnh viền dính trên chăn. Sau đó bạn hãy lật mảnh vải viền ra ngoài sao cho mặt phải viền chăn nằm bên trên.

8. May tiếp phần viền còn lại

Đặt hai mảnh vải viền còn lại dọc theo hai cạnh còn hở của chăn. Thao tác tương tự như hai đường viền vừa may trước đó để may dọc theo cạnh chăn, cách mép vải 1 cm, sau đó lật mảnh vải viền ra ngoài, để lộ mặt phải bên trên.

9. Gấp viền chăn

Lật mặt sau của chăn lên. Các cạnh của viền chăn sẽ dựng lên xung quanh chu vi chiếc chăn. Bắt đầu từ một cạnh, gấp mép vải viền sao cho trùng với mép chăn. Sau đó bạn sẽ gấp phần còn lại của vải viền chồng lên mặt sau của chăn. Bạn có thể là mảnh vải viền để tạo nếp, sau đó ghim nhiều kim băng để giữ cố định. Thực hiện như vậy trên tất cả các cạnh chăn.

10. Hoàn tất phần viền chăn

May viền chăn ở mặt sau khá khó, vì các mũi may sẽ hiện lên ở mặt trước. Do vậy, bạn có hai lựa chọn để hạn chế các đường may nhìn thấy được: dùng chỉ tàng hình để may đường viền, hoặc khâu tay bằng mũi khâu vắt, tránh xuyên qua cả ba lớp vải chăn. May xung quanh viền chăn, đảm bảo các góc chăn phải vuông và các mũi khâu phải đều nhau.

  • Để may viền chăn dễ hơn: Cắt mặt sau của chăn rộng hơn 5cm so với mặt trước. Gấp qua mặt trước, sau đó gấp xuống khoảng 2,5 cm và ghim lại. Thực hiện ở hai cạnh dài trước. May mặt trên bằng mũi khâu trang trí. Tiếp tục gấp và khâu hai cạnh còn lại, nhớ gấp các góc vuông.
  • Nếu thích dùng vải co giãn [chẳng hạn như áo thun cũ], bạn có thể mua một sản phẩm để là lên mặt vải giúp cho vải khỏi giãn. Đừng cố gắng may chăn bằng vải co giãn.
  • Khi giặt chăn, bạn có thể dùng một sản phẩm gọi là chất hút màu để hút màu nhuộm thôi ra từ vải. Như vậy màu từ phần vải này không lem sang các phần vải khác.
  • Bạn nên tập may chăn nhỏ trước khi chuyển sang chăn to.
  • Muslin là một lựa chọn tốt để làm vải lót. Loại vải này có khổ rộng hơn, vì vậy bạn không cần nối vải. Vì là sợi cotton, muslin cũng dễ nhuộm màu hợp với màu chăn.
  • Sử dụng chân vịt máy may để các đường may được đẹp và không làm gãy kim.
  • Một mẹo khi khâu chăn bằng tay là giấu nút thắt trong lớp bông chần. Khi khâu hết chỉ hoặc hết một phần chăn, bạn cần thắt nút sát mặt vải, sau đó kéo kim xuyên qua chăn lần nữa. Kéo mạnh khi sờ thấy nút thắt chạm đến bề mặt vải, và nút thắt sẽ “bật” vào trong vải. Sau đó bạn có thể cắt chỉ sát mặt vải mà không lo bị bung.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các các chị muốn tập tành may chăn từ vải ghép quilt nắm được những mẹo cơ bản khiến cho quá trình may vá trở nên dễ dàng hơn. Follow chúng mình trên Facebook, Instagram và đăng ký kênh YouTube của chúng mình để tiếp tục cùng Chuanshui làm những món đồ handmade xinh xắn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề