Hướng dẫn sử dụng nuendo 4

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NUENDO 3
Bài 1. Mở project
(Biên soạn: Đắc Tâm)
I. Khai Báo Và Chỉnh Cấu Hình Nuendo
Trước khi sử dụng Nuendo 3, các bạn phải khai báo và chỉnh một số chi tiết
như sau:
1. Chỉnh Transport:

Thanh Transport (thanh điều khiển vận hành Nuendo) mặc định của Nuendo
gồm đầy đủ các mục mà các bạn không bao giờ sử dụng tới. Chỉ con trỏ vào
transport và click chuột phải để hiển thị ra các mục. Bạn bỏ dấu kiểm các mục
ít sử dụng để cho transport thu gọn lại (khi nào cần thì mở ra và đánh dấu kiểm
trở lại). Tơi chỉnh transport của tơi như sau:

Sau đó các bạn đặt tên mình tại mục Setup trong bản chỉnh transport như sau:

Click trái vào Setup, rồi click trái vào biểu tượng lưu file, sẽ hiện ra bảng Type
In Preset Name. Đánh tên bạn vào ô đen trống và click OK. Nếu có ai "vọc tay"
chỉnh sửa lại transport, bạn có thể khôi phục lại bằng cách click vào mũi tên
nhỏ bên phải ô Presets và chọn lại tên bạn.
2. Chỉnh MIDI Và Audio:
Click chọn Device Setup từ trên thanh menu:

Click vào VST Audiobay để chọn Master ASIO Driver. Nếu chỉ có sound on board
(bộ âm thanh trên mainboard) thì nên chọn ASIO DirectX Full Duplex Driver vì
độ trể (latency) tốt hơn ASIO Multimedia Driver. Nếu các bạn có bộ âm thanh
gắn thêm như Soundblaster hoặc bộ audio interface (Emu, M-Audio...) thì phải
chọn driver của bộ âm thanh này để âm thanh từ Nuendo được phát ra từ bộ
âm thanh đó !

Sau đó chọn tiếp và đánh dấu kiểm theo hình như sau:
Chọn Default MIDI Inputs là MIDI của bộ âm thanh trên PC của bạn.

Nếu là sound on board, hoặc Soundblaster 5.1 thì sẽ khơng có cổng MIDI ở mục
này và như vậy thì bạn khơng thể nối bàn phím nhạc cụ điện tử vào PC được.
Bạn phải mua dây MIDI USB để nối cổng MIDI IN và OUT của bàn phím vào PC
qua cổng USB. Khi đó ở mục này sẽ hiện ra cổng MIDI USB để bạn chọn.
Kiểm tra lại cổng audio vào và ra trong Nuendo bằng cách click trên thanh
menu Devices/VST Connections hoặc bấm phím F4 trên bàn phím đánh chữ của
PC.

3. Chỉnh cấu hình Nuendo:
a. Chỉnh độ sáng của giao diện
Click vào File/Preferences trên thanh menu. Chọn mục Appearance/General và
chỉnh 3 cần gạt ở Interface Adjustments theo như hình dưới đây để cho giao
diện của Nuendo sáng ra hơn (thay vì tối đen như mặc định):

Hãy nhớ là độ sáng mới của giao diện Nuendo chỉ có hiệu lực sau khi bạn đóng
và mở lại Nuendo.
b. Chỉnh cách thu âm

c. Cách chọn để các plugins ln hiển thị trên màn hình

Bạn phải đánh dấu kiểm vào mục Plug-in Editors "Always on Top" để các plugins
(FX và nhạc cụ ảo) luôn hiển thị trên màn hình Nuendo để bạn điều chỉnh nếu

khơng thì khi click bên ngồi plugin thì plugin sẽ ẩn sau màn hình Nuendo:

Vậy là xong. Bạn đóng Nuendo lại rồi khởi động lại Nuendo để bắt đầu làm
nhạc.
II. Mở Project
Bài nhạc trong Nuendo (và trong Sonar) được gọi là project (có nghĩa là "dự án"
- có lẽ vì khơng phải được thực hiện thu âm chính thức tại phịng thu âm chính
quy nên chỉ được xem là dự án?).
Click vào File/New Project (hoặc bấm phím Ctrl+N). Click OK trong bản New
Project, sẽ hiện ra bản Select Directory. Bạn hãy tạo thư mục cho bài nhạc của
mình bằng cách chỉ đường dẫn vào ổ cứng khác ổ C: và click vào phím Create
trong bản Select Directory để tạo thư mục và đặt tên bài nhạc. Việc làm này
rất hữu ích vì tất cả những dữ liệu của bài nhạc này sẽ được lưu trong thư
mục này để bạn dễ dàng truy xuất và tìm kiếm sau này.

Và rồi bạn sẽ được một không gian làm việc trống rổng (Empty)! Đừng lo. Hãy
click phải vào cột ở giữa và chọn track:

Add Audio Track: thêm track (đường) audio
Add FX Channel Track: thêm track kênh FX (đây là FX được sử dụng trong
Sends)
Add Folder Track: thêm track chứa các tracks MIDI và audio
Add Group Channel Track: thêm track nhóm các kênh
Add MIDI Track: thêm track MIDI
Add Marker Track: thêm track đánh dấu
Add Play Order Track: thêm track chơi theo thứ tự
Add Ruler Track: thêm track thước đo (nhịp hoặc thời gian hoặc khung hình
hoặc samples)
Add Video Track: thêm track video

Add Multiple Tracks...: thêm nhiều tracks (MIDI hoặc audio)
Show Used Automation For All Tracks: hiển thị tất cả chế độ tự động cho tất cả
các tracks
Hide All Automation: giấu tất cả chế độ tự động

Ban hãy mở số tracks MIDI và audio theo nhu cầu. Nếu thấy dư, bạn có thể loại
bỏ track bằng cách click phải vào track muốn loại bỏ và chọn Remove Track:

Thứ năm, ngày 16 tháng tư năm 2009

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NUENDO 3( Biên soạn NS Đắc Tâm) Bài 2
Bài 2. Thao tác nhập nốt MIDI
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NUENDO 3
Bài 2. Thao tác nhập nốt MIDI
Bạn nên tham khảo tài liệu Căn Bản Về MIDI để bổ sung thêm kiến thức trong
việc thao tác làm MIDI trong Nuendo.
I. Chọn Nhịp Và Tempo
Sau khi đã mở các tracks MIDI trong Nuendo, bạn phải:
1. Định thước đo thời gian theo nhịp và phách: click phải vào thanh thước đo
và chọn Bars+Beats:

2. Khai báo nhịp:

Để thanh chạy nhạc ở đầu nhịp 1, click trái vào Transport tại số chỉ nhịp (được
viền đỏ theo hình trên), nhập số nhịp (4/4, 3/4, 2/4) và nhấn Enter.
Muốn thay đổi nhịp khác trong bài, bạn cho thanh chạy nhạc dừng tại ô nhịp
muốn đổi rồi click vào số chỉ nhịp và nhập số nhịp mới. Muốn xóa nhịp, bạn mở
bảng Tempo, chọn nhịp trong thanh ngay dưới thước đo thời gian và bấm phím

Delete.
3. Định tempo:
Bấm phím Ctrl+T (hoặc click trái chọn Project/Tempo Track trên thanh menu)
sẽ hiện ra bảng Tempo. Click trái vào điểm vuông đen nhỏ ở đầu nhịp 1 và kéo
lên xuống để tăng hoặc giảm tempo (trong thí dụ minh họa này, tempo là 95).

Muốn thay đổi tempo trong bài, bạn chọn biểu tượng cây viết trên thanh menu
của bảng Tempo Track và click vào đường tempo tại vị trí ơ nhịp muốn thay đổi
tốc độ. Muốn xóa, chọn biểu tượng cục tẩy (bên phải biểu tượng mũi tên) trên
thanh menu của Tempo Track để xóa tempo. Bạn hãy thử chỉnh tempo theo các
thay đổi trong ô Snap, Insert Curve để xem hiệu quả cách thay đổi tempo.

Khi nắm vững thao tác điều chỉnh tempo theo ý muốn, bạn có thể tăng hoặc
giảm tốc độ trong bài nhạc MIDI để tạo hiệu quả rall., rit.
II. Các Phím Tắt
Nuendo cho phép chuyển đổi thao tác trên bàn phím theo cách của Sonar. Click
trái chọn File/Key Commands... trên thanh menu Nuendo, sẽ hiện ra bảng Key
Commands. Click trái vào mũi tên tại ô Presets và chọn Sonar KeyCommands rồi
click OK. Thế là bạn có thể thao tác Nuendo trên bàn phím vi tính theo kiểu
trên Sonar. Tuy nhiên, tơi khuyên bạn nên tập làm quen với cách thao tác bàn
phím theo Nuendo.

Các phím tắt cơ bản để làm nhạc MIDI trong Nuendo:
- Thanh khoảng cách (space bar): chạy và dừng thanh chạy nhạc (play và stop).
Bạn có thể lựa chọn cách dừng thanh chạy nhạc như sau:
Click trái trên thanh menu của Nuendo, chọn File/Preferences. Trong bảng
Preferences, chọn Transport và đánh dấu kiểm vào ô Return to Start Position on
Stop nếu bạn muốn khi dừng play, thanh chạy nhạc trở về vị trí lúc khởi đầu và

khơng đánh dấu kiểm trong ô này nếu bạn muốn thanh chạy nhạc đứng ngay tại
vị trí lúc dừng play.
- Phím G: thu hẹp thước đo thời gian theo chiều dài
- Phím H: giản rộng thước đo thời gian theo chiều dài
- Thanh cơng cụ tương ứng với các phím số phía trên phần bàn phím chữ như
sau:

- Phím số 1 (bên phần phím số trên bàn phím vi tính): đưa thanh chạy nhạc về
marker đầu và phím số 2 đưa thanh chạy nhạc đến marker cuối.

- Phím dấu chấm (.) đưa thanh chạy nhạc về đầu bài.
- Phím + cho thanh chạy nhạc chạy qua phải và phím - cho thanh chạy nhạc
chạy qua trái.
:- Phím kích Nuendo thu (record).
III. Ghi Tín Hiệu MIDI
Có 2 cách để nhập tín hiệu MIDI vào Nuendo:
- từ bàn phím nhạc cụ điện tử (electronic keyboard) có cổng MIDI In và MIDI
Out.
- nhập bằng tay.
A. Nhập tín hiệu từ bàn phím nhạc cụ điện tử:
Lưu ý: bạn cắm đầu có ghi chữ IN trên dây MIDI vào lổ MIDI Out của bàn phím
nhạc cụ để đưa tín hiệu MIDI từ bàn phím nhạc cụ vào PC qua soundcard/audio
interface/MIDI USB.
1. Chọn cổng In cho track: là MIDI In của soundcard/audio interface/MIDI USB.

2. Chọn cổng Out cho track: nếu bạn sử dụng sound on board thì chọn Out là
Microsoft GS Wavetable hoặc tên của sound on board; nếu bạn có gắn Creative
Soundblaster thì chọn soundcard này.

Còn nếu bạn muốn sử dụng nhạc cụ ảo (VSTi) thì trước khi chọn MIDI out cho
track, bạn phải nạp nhạc cụ ảo vào Nuendo. Bấm phím F11 hoặc click trái trên
thanh menu của Nuendo, chọn Devices/VST Instruments. Sẽ hiện ra bảng nạp
nhạc cụ ảo (với 64 rảnh tức là có thể nạp 64 nhạc cụ... nếu CPU của bạn cho
phép!). Click trái vào rảnh đầu tiên và chọn nhạc cụ ảo trên danh sách.
Theo hình minh họa dưới đây, VSTi Hyper Canvas được chọn. Đây là VSTi có 16
kênh và theo hệ GM (General MIDI):

VSTi Edirol Hyper Canvas

Sau khi VSTi được nạp lên rồi, bạn đóng VSTi cùng bảng VST Instruments lại.
Click chọn track MIDI và khai báo cổng ra âm thanh (MIDI Output) cho track này
là VSTi Hyper Canvas:

Mỗi track MIDI được nối vào một kênh âm thanh. Theo thí dụ minh họa trên,
cổng âm thanh ra của track MIDI 01 được nối vào kênh 1 của VSTi Hyper
Canvas:

Nếu sử dụng hệ âm thanh GM theo soundcard hoặc sound on board thì bạn có
thể chọn nhạc cụ bằng cách đánh số thứ tự nhạc cụ này theo hệ GM ngay tại ô
prog của track. Nếu chọn sử dụng VSTi (nhạc cụ ảo) thì tốt nhất bạn nên chọn
nhạc cụ này ngay trên VSTi và tại kênh tương ứng của track.
3. Cấu trúc track MIDI

Track Parameters: thông số của track
Inserts: các rảnh để nạp MIDI FX

Sends: các rảnh để gửi tín hiệu qua MIDI FX
Channel: bản điều chỉnh và kiểm tra track MIDI
Notepad: bản để ghi chú các vấn đề liên quan đến track MIDI
Network: tiện ích nối mạng vi tính
User Panel: bản ghi chú dành cho người sử dụng
4. Chuẩn bị thu MIDI từ bàn phím nhạc cụ điện tử
a. Xác định chuẩn âm thanh:
Chuẩn âm thanh của audio CD, VCD: 44.100 Hz 16 bit
Chuẩn âm thanh của Video DVD: 48.000 kHz 24 bit
Trước khi bắt đầu một bài nhạc, bạn phải xác định chuẩn âm thanh, nếu làm
audio CD hoặc VCD thì bạn chỉ cần chỉnh chuẩn âm thanh trong Nuendo là
44.100 Hz 24 bit. 24 bit sẽ giúp âm thanh của bạn có thêm chổ cho âm lượng

và độ nét hơn là 16 bit. Dù rằng sau đó bạn cũng phải chuyển file audio này
đúng theo chuẩn 44.100 kHz 16 bit. Tuy nhiên việc xác định độ phân giải
(resolution) 24 bit tùy thuộc vào tíng năng kỹ thuật của thiết bị audio. Nếu
thiết bị audio không hổ trợ 24 bit thì kể như bó tay.
Xác định chuẩn âm thanh trong Nuendo như sau:
Click trái chọn Project/Project Setup trên thanh menu trong Nuendo hoặc bấm
phím Ctrl+S để chọn Hz, bit và chuẩn âm thanh WAVE.

b. Nạp chế độ thu (Arm Record)
Sau đó, click nạp chế độ thu cho track. Bạn có thể thu đồng thời nhiều track
cùng một lúc bằng cách click nạp chế độ thu cho các track này:

c. Chỉnh máy đánh nhịp (metronome)
Click trái chọn Transport/Metronome Setup trên thanh menu của Nuendo:

trên phần phím số trên bàn phím ví tính hoặcVà, bấm phím click vào nút
thu trên menu hoặc trên Transport để thu. Đánh trên phím đàn để nhập tín
hiệu nốt vào track MIDI trong Nuendo

B. Nhập Tín Hiệu Bằng Tay
Nếu khơng có bàn phím nhạc cụ điện tử, bạn cũng có thể nhập nốt MIDI bằng
tay.
Sau khi đã chỉnh cho track như phần trên, bạn làm như sau:
1. Tạo không gian ghi nốt
Click vào biểu tượng "cây viết" trên thanh menu trong Nuendo hoặc bấm số 8
trên bàn phím vi tính trong phần chữ. Vạch khơng gian MIDI cho track bằng
cách kéo viết theo chiều dài theo số ô nhịp cần làm ngay tại track. Nhớ bấm
biểu tượng Snap và chọn Bar trên thanh menu trong Nuendo:

2. Mở bàn phím piano tại track
Mở bàn phím piano bắng cách click vào biểu tượng như hình sau:

3. Vẽ nốt:
Chọn biểu tượng "cây viết" và kéo nốt với cao độ căn cứ theo phím piano này
và trường độ theo các vạch ô nhịp trong không gian MIDI.

Lưu ý là bạn có thể chọn vẽ nốt theo chế độ dính chính xác theo phách, nhịp
(snap) hoặc tự do khi vẽ nốt:
- Snap theo phách nhịp:

- Tự do:

Và nên nhập nốt MIDI từ nhịp thứ 2 trở đi để Nuendo có thời gian đọc kịp nốt

khi bắt đầu (!), nếu khơng thì bạn có thể bị mất nốt nếu nhập nốt ngay tại
phách 1 nhịp 1.

Thứ năm, ngày 16 tháng tư năm 2009

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NUENDO 3( Biên soạn NS Đắc Tâm) Bài 3
Bài 3. Xử Lý Nốt MIDI
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NUENDO 3
(Biên soạn: Đắc Tâm)
Bài 3. Xử Lý Nốt MIDI
A. Key Editor
Khi soạn nhạc MIDI, bạn thường quen nhìn nốt nhạc trên khung nhạc với khóa G
và F với ký hiệu nhịp 2/4, 3/4, 4/4... Tuy nhiên, MIDI trong các phần mềm soạn
nhạc, ngồi cách ghi nốt trên khung nhạc cịn được thiết kế thêm tiện ích Key
Editor trong Nuendo (cịn được gọi là Piano Roll View trong Sonar) rất hữu dụng
mà cũng rất hữu hiệu. Chẳng hạn như: làm thế nào để bạn tạo được một nốt
móc đơn có trường độ dài hơn một chút xíu thơi (khơng phải là nốt móc đơn có

3 chấm nhỏ)? Với Key Editor (hoặc Edit In Place) trong Nuendo, bạn có thể làm
điều này dễ dàng.

Để chỉnh trường độ dài ngắn của nốt, bạn click chọn phần MIDI của track và sau
đó chọn: MIDI/Open Key Editor trên thanh menu của Nuendo. Tiếp theo là tắt
nút Snap (để tự do thao tác)

Và đưa con trỏ vào đuôi nốt, click trái và giữ để kéo đuôi nốt:

Thao tác để chỉnh sửa MIDI trong khung Edit In Place (sửa tại chổ) cũng giống

như trong cửa sổ Key Editor (sửa với phím). Tiện ích Edit In Place trong
Nuendo 3 giúp bạn chỉnh sửa MIDI ngay trên màn hình Track View mà không cần
phải chuyển đổi qua cửa sổ Key Editor như trong các phiên bản trước đây.
I. Hướng Dẫn Cách Nhìn Các Vạch Chia Trong Cửa Sổ Edit In Place
Khi thao tác MIDI, bạn có thể chọn chế độ "dính theo phách nhịp" hoặc "tự do di
chuyển" để chỉnh nốt - snap/quantize. Ngay dưới thenh menu của Nuendo, bạn
có thanh cơng cụ (tool bar) gồm biểu tượng của các cơng cụ chỉnh sửa nốt
MIDI. Nếu màn hình PC không đủ để hiển thị tất cả các công cụ này, bạn có thể
loại bớt các cơng cụ khơng cần thiết hoặc thêm vào các công cụ cần thiết để
làm việc. Click phải vào thanh công cụ, sẽ hiển thị ra bảng liệt kê tất cả các
công cụ để bạn chọn hoặc bỏ bằng cách đánh hoặc bỏ dấu kiểm:

1. Snap/Quantize:
a. Tắt/mở chế độ Snap:

b. Chọn cách Snap:
Snap là làm cho nốt nhạc "dính" đúng vị trí phách nhịp. Với chế độ Snap On (mở
Snap) bạn có thể chỉnh cho khơng gian MIDI và nốt dính chính xác theo phách
nhịp mỗi khi bạn kéo dài/ngắn.

c. Vạch chia ơ nhịp theo chế độ quantize:

Vì quantize là 1/1 (nốt trịn = 1 ơ nhịp trong nhịp 4/4) nên, ở chế độ Snap On
thì nốt sẽ ln dính vào đầu ơ nhịp. Cịn khơng gian MIDI thì sẽ giản dài hoặc
thu hẹp theo đúng ô nhịp.