Hướng dẫn tạo máy ảo trên hyper v

Ngoài việc thuê dịch vụ máy chủ ảo hoặc tạo máy ảo bằng VMWare, chúng ta còn có thể tạo máy ảo Win 10 một cách đơn giản và chi tiết. Xin mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu cách tạo máy ảo Win 10 một cách chi tiết và dễ hiểu nhé!

Hướng dẫn tạo máy ảo trên hyper v

Hướng dẫn cách tạo máy ảo Win 10 đơn giản

Máy chủ ảo là gì?

Trước khi tiến hành cài máy ảo Win 10, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn một chút về khái niệm này nhé! Máy chủ ảo được hiểu là một trình giả lập trên hệ thống máy tính PC vật lý, tạo ra các máy chủ ảo con bên trong nhưng có cách hoạt động hoàn toàn độc lập - bộ nhớ lưu trữ riêng, CPU riêng, hệ điều hành riêng,.. so với chính máy chủ vật lý tạo ra nó.

Các máy chủ ảo này sẽ sử dụng nguồn tài nguyên được chia lại từ chính máy chủ vật lý tạo ra nó. Trên Windows, bạn có thể dễ dàng tạo ra máy chủ ảo cho mình. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách tạo máy ảo Win 10 nhé!

Hướng dẫn cách tạo máy ảo Win 10 đơn giản bằng Hyper-V

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ không hướng dẫn bạn cách tạo máy chủ ảo dựa trên các phần mềm như VMware. Thay vào đó, chúng ta sẽ sử dụng Hyper-V. Bạn có thể thực hiện các thao tác như hướng dẫn bên dưới:

Bước 1: Mở Windows Feature

Trước khi bước vào các bước để tạo máy ảo Win 10, chúng ta cần phải mở để kích hoạt tính năng bên trong Windows này. Đây là bước quan trọng mà bạn không được bỏ lỡ. Để tiến hành, bạn cần nhấn vào thanh tìm kiếm trong menu của Windows rồi tìm kiếm từ khóa Turn Windows features on or off.

\>> Xem thêm: Cùng nhìn lại phiên bản SQL Server 2012 sau 8 năm phát hành

Bước 2: Kích hoạt Hyper-V

Ở giao diện mới hiện ra, bạn hãy tìm kiếm đến dòng chữ Hyper-V và tick chọn dấu chữ V như hình, sau đó nhấn vào chữ OK. Tới bước này, bạn đã kích hoạt Hyper-V thành công, chuẩn bị cho việc cài máy ảo Win 10 tiếp theo.

Hướng dẫn tạo máy ảo trên hyper v

Hướng dẫn cài máy ảo Win 10 - kích hoạt Hyper-V

Bước 3: Khởi động lại laptop / máy tính PC

Để cho bước kích hoạt Hyper-V phía trên có hiệu lực, ở bước tiếp theo, chúng ta cần phải khởi động lại máy tính để máy tính có thể áp dụng các thay đổi chúng ta đã tạo. Bạn hãy nhấn vào nút Restart now để máy tính khởi động và lưu các thay đổi để cài máy ảo Win 10.

Bước 4: Cấp quyền truy cập Internet cho máy chủ ảo

Sau khi máy tính khởi động xong, bạn hãy mở Hyper-V (bằng thao tác tìm kiếm cụm từ Hyper-V trên menu tìm kiếm ban đầu). Khi giao diện này hiện ra, bạn hãy thiết lập cho phép máy chủ ảo sau khi tạo ra có thể truy cập vào Internet, bằng cách chọn Action >> Virtual Network Switch.

Hướng dẫn tạo máy ảo trên hyper v

Hướng dẫn cài máy ảo Win 10

Sau đó, bạn tiếp tục chọn vào mục External >> Create Virtual Switch

\>> Có thể bạn sẽ thích: Ngập tràn ưu đãi Hosting giá rẻ chỉ từ 45,000 VND/tháng tại Viettel IDC

Bước 5: Đặt tên cho máy chủ ảo

Bước tiếp theo trong chu trình cài máy ảo Win 10 là bạn hãy đặt tên cho máy chủ ảo của mình theo ý thích. Bạn chỉ cần điền tên vào mục Name, lưu lại các thông tin ghi chú nếu cần để sau này bạn dễ tìm kiếm máy ảo.

Tiếp đó, bạn hãy nhấn vào dòng chữ allow management operating… network adapter và chọn OK để lưu thay đổi này.

Bước 6: Chấp nhận máy tính bị gián đoạn Internet

Việc thao tác cài máy ảo Win 10 lúc này có thể sẽ khiến máy tính của bạn bị gián đoạn việc kết nối Internet trong giây lát. Đây là quá trình bình thường khi bạn tạo ra máy ảo Win 10 nên bạn không cần quá lo lắng, hãy chọn vào YES để tiếp tục các bước tiếp theo.

Bước 7: Tạo máy ảo Win 10

Ở bước này, bạn hãy chọn click tên vào máy chủ ảo vừa tạo, sau đó chọn vào New >> Virtual Machine… như hình. Ở giao diện tiếp theo, bạn hãy chọn Click next để chuyển sang bước tiếp theo sau đó.

Hướng dẫn tạo máy ảo trên hyper v

Hướng dẫn tạo máy ảo Win 10

Bước 8: Tùy chỉnh đường dẫn cho máy chủ ảo

Ở bước này, bạn có thể tùy chỉnh đường dẫn cho máy chủ ảo tùy thích. Các đường dẫn này sẽ được lưu trên laptop. Sau khi tùy chỉnh xong, bạn chỉ cần nhấn Next.

Bước 9: Cấu hình máy chủ ảo

Đây là bước khá quan trọng khi cài máy ảo Win 10, bạn cần thiết lập cấu hình máy chủ như nền tảng 64bit hay 32 bit, bộ nhớ RAM là bao nhiêu, dung lượng lưu trữ cho máy ảo,... Bạn nên thiết lập cấu hình phù hợp với nhu cầu của mình, và tài nguyên này phải nằm trong khoảng mà máy chủ vật lý PC của bạn đáp ứng được.

Sau khi cấu hình máy chủ ảo thành công, bạn có thể click chuột phải vào máy ảo Win 10 vừa tạo và chọn Connect như hình ảnh để mở.

Để tắt máy ảo và ngưng sử dụng, bạn có thể click vào biểu tượng Power màu xanh trên cùng giao diện như hình:

Tổng kết

Trên đây là các bước cài máy ảo Win 10 chi tiết nhất cho bạn. Hãy cùng theo dõi Viettel IDC để được nhận thêm nhiều tin tức bổ ích khác về công nghệ nói chung và các dịch vụ cho thuê máy chủ ảo nói riêng nhé!