Hướng dẫn tiết dạy hát em đi chơi thuyền

* Hoạt động 1: Ổn định lớp, gây hứng thú.

- Gọi trẻ xúm xít

- Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào?

- Cô thấy thời tiết hôm nay rất đẹp và mát mẻ rất thích hợp để đi chơi công viên đấy. Chúng mình có thích đi chơi công viên không nào?

- Chúng mình sẽ đi chơi công viên bằng phương tiện gì?

- Chúng mình cùng chèo thuyền đi chơi công viên nào!

- Trẻ chèo thuyền vừa thực hiện đi vòng tròn vừa hát.

- A! Chúng mình đã đến công viên rồi đấy, cô thấy chúng mình chèo thuyền đi chơi công viên rất giỏi và hát rất hay tuy nhiên còn một số bạn hát chưa được chính xác hôm nay cô và các con cùng hát bài hát em đi chơi thuyền thật hay nhé.

- Và để hát thật hay cô mời các con nghe cô hát trước nhé.

* Hoạt động 2: Dạy hát “ Em đi chơi thuyền”

- Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm theo nhạc

+ Cô vừa hát bài hát gì? Nhạc sĩ nào sáng tác?

- Bài hát “ Em đi chơi thuyền” do nhạc sĩ Trần Kiết tường sáng tác để dành tặng tuổi thơ chúng mình đấy.

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Giai điệu bài hát như thế nào?

- Bài hát “ Em đi chơi thuyền” với giai điệu rộn ràng tươi vui nói về các bạn nhỏ được mẹ đưa đi chơi trong thảo cầm viên, bạn nhỏ rất thích khi được chơi thuyền con vịt, con rồng. Và bạn nhỏ được mẹ dặn khi đi chơi thuyền phải ngồi yên để đảm bảo an toàn giao thông đấy.

- Lần 2 cô và 1 trẻ cùng hát.

- Cô tổ chức cho trẻ thi đua:

+ Hát theo tổ 2, tổ 2, tổ 3.

+ Hát cá nhân.

+ Hát nhóm bạn trai

+ Hát cá nhân

+ Hát nhóm bạn gái.

+ Trẻ hát tập thể 1 lần

* Hoạt động 3: Vận động “ Bạn ơi có biết” Hoàng Văn Yến

- Cô thấy các con vừa hát bài hát rất hat, rất giỏi, bây giờ cô có một câu đố khó hơn, chúng mình cùng suy nghĩ để trả lời nhé.

- Thuyền là phương tiện giao thông đường gì?

Ngoài PTGT đường thủy các con còn biết những PTGT nào nữa?

- Có một bài hát nói về các loại phương tiện giao thông các con cùng nghe xem là bài hát gì nhé.

- Cô mở cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc và hỏi trẻ:

+ Đó là bài hát gì?

- Đó là bài hát : Bạn ơi có biết, sáng tác nhạc sĩ Hoàng Văn Yến

- Cô mở nhạc cho trẻ đứng vận động vỗ tay theo nhịp 1 lần

- Lần 2: Trẻ vận động và di chuyển vòng tròn

- Lần 3: Nhóm trẻ gái thực hiện

- Lần 4: Nhóm trẻ trai thực hiện

* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Tai ai tinh”

- Hôm nay chúng mình đã vận động theo bài hát rất giỏi và còn thể hiện theo bài hát rất hay nữa, cô quyết định thưởng cho chúng mình một trò chơi

- Trò chơi có tên “ Tai ai tinh ”.

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:

+ Cô sẽ cho 1 bạn sẽ đội mũ chóp, 1 bạn ở dưới sẽ hát 1 bài hát bất kỳ, sau khi bạn hát xong thì các bạn ở dưới di chuyển theo đội hình vòng tròn. Nhiệm vụ của bạn đội mũ chóp là đoán tên bạn vừa hát. Bạn nào đoán đúng nhận được những tràng pháo tay thật lớn và ai chưa đoán đúng sẽ nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp.

- Chúng mình đã hiểu cách chơi và luật chơi chưa?

- Chúng mình đã sẵn sàng chưa ?

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. cô động viên khuyến khích trẻ.

- Kết thúc hát “ Em đi chơi thuyền”

- Kết thúc, nhận xét giờ học.

Giáo án âm nhạc: "Em đi chơi thuyền"

                                                      - Nghe hát: Lý kéo chài.

                                                      - TCAN: Tai ai tinh.

1. Mục đích yêu cầu:

- Kiến thức: Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát và bài “Em đi chơi thuyền”. Hứng thú nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.

- Kỹ năng: Luyện kỹ năng hát theo nhạc và sự chú ý lắng nghe cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ biết ngồi ngoan khi đi thuyền, tàu xe, ngồi học ngoan, chú ý…

2. Chuẩn bị môi trường hoạt động:

- Đàn ghi sẵn nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, “Lý kéo chài”, mũ chóp kín.

- Trang phục cho trẻ gọn gàng.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Vào bài.

- Cả lớp đọc bài thơ "Cô dạy con". Hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Trong bài thơ nói đến những loại PTGT nào? Chạy trên đường nào?

* Hoạt động 2: Dạy hát bài “Em đi chơi thuyền”.

- Không chỉ có những bài thơ hay viết về các PTGT mà còn có những bài hát viết về các PTGT nữa đấy. Hôm nay, cô sẽ cho cả lớp chúng mình cùng hát 1 bài hát đó là bài “Em đi chơi thuyền”. Các con có thích không. Giờ cả lớp hãy cùng lắng nghe cô hát nhé!

- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần không nhạc.

- Lần 2 cô hát theo nhạc đàn. Hỏi trẻ:

+ Cô vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về PTGT gì?

+ Thuyền là PTGT đường gì? Trong bài hát nói em bé đi chơi gì?

+ Thuyền của em bé là thuyền gì? Thuyền con Vịt thì làm sao?

+ Thuyền con rồng thì làm sao? Em bé có thích đi chơi thuyền không?

+ Thế khi ngồi trên thuyền, tàu xe thì các con phải như thế nào? Cô giáo dục trẻ biết ngồi ngoan khi ngồi trên thuyền, tàu xe…

* Hoạt động 3: Nghe hát bài “Lý kéo chài”.

- Cô giới thiệu tên bài hát, làn điệu dân ca.

- Hát cho trẻ nghe một lần theo nhạc.

- Hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Dân ca vùng nào? Nội dung bài hát như thế nào?

- Lần 2 cô mở đĩa cho trẻ nghe: Khuyến khích trẻ hát và hưởng ứng cảm xúc cùng cô.

* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh.

- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ.

- Nghe tiếng động cơ đoán tên phương tiện và hát bài có phương tiện đó .

- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần, cô động viên khuyến khích trẻ.

* Kết thúc hoạt động:

- Cho trẻ làm tiếng của các phương tiện giao thông đi ra ngoài.

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Nội dung hoạt động: - Quan sát tranh 1 số PTGT.

                      - TCVĐ: Bịt mắt bắt dê.     - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

1. Mục đích - yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi và những nét nổi bật của một số loại PTGT.

- Chơi trò chơi hứng thú… Biết cách rữa tay và biết tiết kiệm nước.

2. Chuẩn bị: - Một số tranh ảnh về một số PTGT: Máy bay, tàu hoả, ô tô khách, tàu thuỷ…

- Thước chỉ, đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt… sạch sẽ, an toàn.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Quan sát tranh về một số PTGT.

- Cô cất cho cả lớp hát bài “Bạn ơi có biết”, hỏi trẻ:

+ Cả lớp vừa hát bài hát nói về gì? Trong bài hát nói về những PTGT gì?...

- Cô lần lượt cho trẻ xem tranh quan sát, gọi tên và nêu nhận xét của mình về một số PTGT:

VD: Cô có tranh gì đây? Tàu hoả có bộ phận gì? Tàu hoả có nhiều gì? Muốn tàu hoả chạy được thì cần có nguyên liệu gì? Tàu hoả chạy ở đường gì?… Mời trẻ kể về những PTGT khác mà trẻ biết [2 - 3 trẻ].

* TCVĐ: Bịt mắt bắt dê”.

- Cô giới thiêu tên t/c, nêu cách  chơi luật chơi và cho trẻ chơi 3 - 4 lần

* Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát và nhắc trẻ trong quá trình chơi. Chơi xong cô cho trẻ xếp hàng đi rữa tay, cô nhắc trẻ khi rữa vặn nhỏ vòi nước, rữa xong tắt vòi nước.

* Hoạt động góc: Góc học tập [Chính]



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG- Chơi theo ý thích ở các góc.

                                         - Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

                                         - Nêu gương cuối tuần.

1. Yêu cầu: Giúp trẻ học cách quan tâm, giữ gìn môi trường lớp học, tự tin thực hiện

công việc được giao..

- Chơi ngoan, tích cực. Biết nhận xét về bạn và mình.

2. Chuẩn bị: Đ/c các góc đầy đủ, khăn lau, chổi, giỏ rác, phiếu bé ngoan.

3. Tiến hành tổ chức hoạt động:

* Chơi theo ý thích ở các góc: Cô cho trẻ vê nhóm chơi mà mình thích, cô hướng dẫn

trẻ tự lấy đồ chơi để chơi. Quá trình chơi cô động viên trẻ và cùng chơi với trẻ, bao

quát trẻ chơi an toàn. Dặn dò trẻ không dành đồ chơi với bạn, không vứt ném đồ chơi.

- Chơi xong cô hướng dẫn trẻ lau chùi, sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

* Lau chùi sắp xếp lại đồ chơi ở các góc.

- Cô và trẻ thảo luận về công việc sẽ làm [nội dung công việc, các đồ dùng, dụng cụ, cách thực hiện] cô phân công cho từng tổ.

- Trẻ thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của cô.

* Nêu gương cuối tuần: Cô cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn.

- Cô nhận xét chung cả lớp: Tuyên dương những trẻ giỏi, khuyến khích những trẻ chưa giỏi tuần sau cố gắng hơn.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày. [Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi].

……………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………….

Chủ Đề