Illocutionary là gì

HÀNH ĐỘNG LỜI NÓI LÀ GÌ? [WHAT IS A SPEECH ACT?]

Theo từ điển Longman về Giảng Dạy Ngôn Ngữ & Ngôn Ngữ Học Ứng Dụng [tr.342] thì hành động lời nói là: ‘một phát ngôn với tư cách là một đơn vị có chức năng trong giao tiếp. Theo lý thuyết hành động lời nói, phát ngôn có hai loại nghĩa [an UTTERANCE as a functional unit in communication. In speech act theory, utterances have two kinds of meaning]: a. Nghĩa mệnh đề [còn được biết là nghĩa tạo lời]. Đây là nghĩa đen cơ bản của một phát ngôn được chuyển bởi các từ và cấu trúc cụ thể mà phát ngôn chứa đựng [propositional meaning [also known as locutionary meaning]. This is the basic literal meaning of the utterance which is conveyed by the particular words and structures which the utterance contains]. b. Nghĩa tại lời [còn được biết là lực tại lời]. Đây là tác hiệu lực mà một phát ngôn hay một văn bản viết tạo ra đối với người đọc hay người nghe. Ví dụ trong phát ngôn ‘Tôi khát nước’ nghĩa mệnh đề của phát ngôn nói đến trạng thái sinh lý của người nói. Lực tại lời là một hiệu lực của người nói muốn phát ngôn tạo ra đối với người nghe. Nó có thể có ý định như là một lời thỉnh cầu kiếm cái gì đó để uống. Hành động lời nói là một câu hoặc phát ngôn mà vừa có nghĩa mệnh đề vừa có lực tại lời. [illocutionary meaning [also known as illocutionary force]. This is the effect the utterance or written text has on the reader or listener. For example, in ‘I am thirsty’ the propositional meaning is what the utterance says about the speaker’s physical state. The illocutionary force is the effect the speaker wants the utterance to have on the listener . It may be intended as a request for something to drink. A speech act is a sentence or utterance which has both propositional meaning and illocutionary force] Có nhiều loại hành động lời nói khác nhau như thỉnh cầu, ra lệnh, sai khiến, than phiền, hứa hẹn [there are many kinds of speech acts, such as requests, oders, commands, complaints, promises]. Một hành động lời nói mà được thực hiện một cách gián tiếp đôi lúc còn được biết là hành động lời nói gián tiếp như hành động lời nói thỉnh cầu nêu trên. Các hành động lời nói gián tiếp thường được xem là cách thức thực hiện lịch sự hơn về hành động lời nói như thỉnh cầu và từ chối [a speech act which is performed indirectly is sometimes known as an indirect speech, such as the speech act of requesting above. Indirect speech acts are often felt to be more polite ways of performing certain kinds of speech act, such as requests and refusals]. Trong giảng dạy ngôn ngữ, và soạn giáo trình, các hành động lời nói thường được xem như là ‘các chức năng’ hoặc ‘các chức năng ngôn ngữ [in language teaching, and SYLLABUS design, speech acts are often referred to as ‘functions’ or ‘language functions’]. Đà thành, 10/11/16 Nguyễn Phước Vĩnh Cố #linguistics

Quảng Cáo

Bạn thấy bài viết thế nào?

I. PHƯƠNG DIỆN CHỨC NĂNG LIÊN NHÂN CỦA VÃN BẢN LUẬT

PHÁP TIẾNG VIỆT

1.1. Động từ ngữ vi và câu ngữ vi - phương tiện ngôn ngữ quan

trọng góp phần tạo tính hành thực cho văn bản luật pháp

1.1.1. Giới thiệu

Như ở chương 1 đã nêu, để hoàn thành các mục đích giao tiếp do chức

năng của nó quy định, văn bản luật pháp phải mang bản chất của một hành vi

ngôn ngữ [speech act]. Điều đó có nghĩa là để điều tiết các mối quan hệ xã

hội, nó phải quy định quyền và nghĩa vụ, hay bắt buộc hoặc cho phép các đối

tượng mà nó điều tiết làm, được làm hoặc không được làm những gì. Như vậy

có thể nói về thực chất, văn bản luật pháp là loại văn bản mang tính hành thực

[performativity - thuật ngữ của Maley 1994].

Một trong những phương tiện quan trọng nhất đem lại cho văn bản luật

pháp, xét về mặt ngôn ngữ học, tính hành thực nói trên là động từ ngữ vi

[performative verb] và câu ngữ vi. Trước khi xem xét cơ chế hoạt động của

chúng trong văn bản, ta sẽ điểm qua một số khái niệm cơ bản liên quan. Đó là

"động từ ngữ vi" [performative verb], "hành vi ngôn trung" [illocutionary act],

"lực ngôn trung" [illocutionary force].

Austin [1962] quan niệm rằng bất cứ một hành động nói năng nào cũng

có ba hành vi liên quan là : 1] hành vi tạo ngôn [locutionarv act], 2 ] hành vi

ngôn trung [illocutionary act] và 3] hành vi xuyên ngôn [perlocutionary act].

Hành vi tạo ngôn là hành động nói một cái gì đó có V nghĩa, hay tạo ra nội

dung mệnh đề. Hành vi ngôn trung là hành vi được thực hiện bằng lời nói khi

người ta nói, vì nói là thực hiện một hành động nào đó như: hỏi, trả lời, ra lệnh,

tuyên bố, yêu cầu, khuyên nhủ v.v. Khi nói người ta nhằm hoàn thành một

mục đích giao tiếp nhất định qua phát ngôn của mình. Việc đó được thực hiện

48

qua lực ngôn trung [illocutionary force]. Hành vi xuyên ngôn là khía cạnh thứ

3 của hành động nói năng. Khi nói ta cũng nhằm gây ra một hiệu quả nào đó

vạ việc tạo ra một hiệu quả qua lời nói như vậy được gọi là hành vi xuyên

ngôn.

Ví dụ : Khi một người nào đó nói: "Lát nữa tôi sè gặp anh" thì ngoài nội

dung mệnh đề được tạo ra bởi hành vi tạo ngôn trên, tuỳ ngữ cảnh giao tiếp

người nghe còn biết rằng có thể đây là một đề nghị [Tôi đề nghị là lát nưã tôi

sẽ gặp anh], hay một lời hứa [Tôi hứa là lát nữa tôi sẽ gặp anh] [hành vi ngôn

trung]. Tuỳ trường hợp người nghe có thể vui mừng chờ đón [lời hứa] hoặc hồi

hộp lo âu [lời đề nghị]. Hiệu quả tạo ra bằng lời nói như vậy được gọi là tác

động xuyên ngôn [perlocutionary effect] và hành vi gây ra tác động này là

hặnh vi xuyên ngôn [perlocutionary act]. Như vậy cùng một nội dung mệnh để

có thể chứa những lực ngôn trung khác nhau được thực hiện qua các hành vi

ngôn trung tương ứng và tạo ra các hiệu quả xuyên ngôn khác nhau.

Các động từ "đề nghị", "hứa" ở ví dụ trên làm hiển minh các hành vi

ngôn trung tương ứng được gọi là các động từ ngữ vi [performative verb]. Như

vậy động từ ngữ vi được hiểu là một phương tiện ngôn ngữ làm tường minh

một hành động ngôn trung nào đó. Ví dụ, khi nói "tôi hứa" người nghe hiểu

rằng người nói đã thực hiện hành động hứa hẹn. Các phát ngôn như vậy được

gọi là câu ngữ vi.

Austin [1962] đã chia các hành vi ngôn trung thành 5 loại và sau này

Searle [1969] điều chỉnh lại lại thành 5 loại như sau :

1] Khẳng định [assertive]: khẳng định, tường thuật, miêu tả, thông báo,

giải thích...

2] Khuyến lệnh [directive]: mệnh lệnh, thách thức, hỏi, yêu cáu, dê

nghị, cho phép...

49

3] Cam kết [commissive]: cam đoan, thề, hứa, cho, tặng ...

4] Biểu lộ [expressive]: xin lỗi, chúc mìùĩg, tán thưởng, cảm ơn, mong

muốn, biểu lộ tình cảm ....

5] Tuyên bố [declaration]: tuyên bố, kết tội, từ chức, khai trừ...

Sau này Searle [1979] tổng kết 5 chức năng chung của ngữ vi với các

đạc điểm chủ chốt của chúng như sau :

Hướng của khớp ghép giữa từ

ngữ với thực tại

Tuyên bố

Từ ngữ làm thay đổi thực tại

s = người nói

X = tình huống

s gây ra X

Biểu hiện

Làm từ ngữ khớp ghép với thực tại

s tin là X

Biểu lộ

Làm từ ngữ khớp ghép với thực tại

s cảm nhận X

Khuyến lệnh

Làm từ ngữ khớp ghép với thực tại

s muốn X

Cam kết

Làm từ ngữ khớp ghép với thực tại

s định X

Loại ngữ vi

Bảng 4 : Đặc điểm

của các loại ngữ vi

[Nguồn: Yule 1996]

Để một hành vi ngôn ngữ được thực hiện như đã định theo Austin

[1962] cần phải có một số điều kiện được gọi là điều kiện thuận lợi [felicity

conditions]. Đó là điều kiện chung [general conditions] cho người tham gia

giao tiếp quy định họ phải hiểu ngôn ngữ đang sử dụng, họ không đóng kịch

hoặc nói chơi. Tiếp đến là điều kiện nội dung [content conditions] quy định

các điều cần thiết cụ thể cho việc thực hiện hành vi ngồn ngữ [như một lời hứa

thì nội dung phát ngôn phải là về một sự kiện tương lai chứ không thể quá

khứ].

Theo Searle [1969] nên chia các điều kiện thuận lợi thành 3 loại chính là

điều kiện ban đầu [preparatory conditions], điểu kiện chân thực [sincerity

50

conditions] và điều kiện thiết yếu [essential conditions]. Yule [1996] cũng tán

thành cách chia này và trình bày lại các ý kiến của Searle một cách ngắn gọn

như sau: Điều kiện ban đầu quy định những gì liên quan đến sự cần thiết để

hành động ngôn ngữ được thực hiện [như mệnh lệnh thì người phát ngôn phải

ở vị thế cao hơn, có quyền đủ để buộc người nghe thực hiện việc trong mệnh

lệnh]. Điều kiện chân thực là điều kiện quy định người nói phải chân thành

trong nội dung phát ngôn: hứa thì thực sự có ý định thực hiện điều hứa, ra lệnh

thì thực sự tin là mình có quyền ra lệnh và người nói sẽ chấp hành. Điều kiện

thiết yếu quy định trách nhiệm và sự ràng buộc của người nói. Ví dụ khi hứa

hẹn bằng lời, người nói đã gắn vào mình trầch nhiệm thực hiện lời hứa, chuyển

từ trạng thái "không bị ràng buộc" sang trạng thái "bị ràng buộc". Khi ra lệnh,

trách nhiệm và sự ràng buộc này bị gắn vào người nghe, nghĩa là người nghe

phải thực hiện nó hoặc bị ràng buộc phải thực hiện nó.

2.1.2.

Động từ ngữ vi và cảu ngữ vi - phương tiên ngôn ngữ góp phần

biên văn bản thành quy phạm pháp luật

Tất cả các dự luật đều phải được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước

công bố, ban hành thì mới trở thành luật và có giá trị luật pháp. Trước đó khi

chỉ là các dự luật, dù có hoàn hảo và đúng đắn, phù hợp đến mấy cũng không

thể là các quy phạm pháp luật cho một xã hội tuân thủ. Việc biến một văn bản

dự luật thành các quy phạm pháp luật phải qua một quy trình nhất định, trong

đó có một khâu rất quan trọng và cũng là khâu cuối cùng là lệnh công bố Bộ

luật của Chủ tịch nước.

Ta thấy mở đầu các Bộ luật đều là phần Lệnh cône bố Bộ luật, ví du Bô

luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam mở đầu như sau :

51

ìn

CHỦ TỊCH NƯỚC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - H ạnh phúc

S ố : 44L/CTN

LỆNH

CHỦ TỊCH

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

- Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam năm 1992;

- Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội;

NAY CÔNG BỔ :

Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết

về việc thi h àn h Bộ luật Dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995.

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 1995

CHỦ TỊCH

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đ ã ký

Lê Đức Anh

Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, ta thấy Lệnh công bố Bộ luật trên có hiệu

lực nhờ động từ ngữ vi "công bô" được đưa vào phát nsôn và phát neôn đươc

“ngôn hành” hoá nhờ từ nay và ngồi thứ nhất “Chủ rịch nước CHXHCN Việt

Narrì\ “đã k ỷ \ Phát ngôn này biểu hiện hành vi ngôn trung "công bố", thuộc

nhóm Tuyên bố [Declaration] theo phân loại của Searle nói trên. Việc Chủ tịch

nước công bố Bộ luật [tức là làm cho một dự luật chính thức trở thành luật

pháp] đã được thực hiện bới hành động nói ra. Thực chất, theo Austin [đã dán].

52

thì hành động ngôn ngữ ở đây là một hành động xã hội: việc nói ra bằng lời

cũng chính là việc thực hiện hành động công bố Bộ luật. Việc chính thức tuyên

bố [bởi Chủ tịch nước] là Bộ luật đã được Quốc hội thông qua và cồng bố nó

đã biến toàn bộ văn bản sau đó thành luật pháp.

Ta hãy xem xét tư cách của động từ ngữ v i "công bô1 trong văn bản ưên

'

theo các tiêu chí mà Searle đã đề ra.

Thứ nhất, để phân biệt câu ngữ vi với câu trần thuật, câu chứa động từ

ngữ vi phải có chủ ngữ là "tôi" và bổ ngữ của động từ ngữ vi phải ở ngôi thứ

hai. Trong văn bản trên, động từ "công bô11 dường như xuất hiện trong bối cảnh

đặc biệt khác lạ. Cả văn bản là một câu trong đó chủ ngữ là "Chủ tịch nước

CHXHCN Việt Nam" và vị ngữ là "công bố". Nhưng thực ra hoàn toàn đó

không phải là câu trần thuật vì nó có thể được diễn đạt bằng cách khác mà

không làm thay đổi ý như sau : "Tôi, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam,

người ký dưới đây, công b ố Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam...".

Như vậy đây là câu ngữ vi mà người phát, là Chủ tịch nước và người nhận là

toàn thể công dân Việt Nam - đối tượng điều tiết của Bộ luật. Một bằng chứng

nữa là khi đề nghị cách kiểm nghiệm động từ ngữ vi trong tiếng Anh Austin

[1962] cũng đưa ra cách dùng trạng từ hereby đế thử. Động từ nào đi được với

hereby sẽ là động từ ngữ vi, động từ nào không sẽ là động từ thường. Các bản

dịch sang tiếng Anh của Lệnh công bố Bộ luật đều cho thấy người dịch đã

chuyển cả cụm "nay công bố11 trong tiếng Việt thành "Hereby promulgates"

tức là thêm trạng từ "hereby" vào trước động từ ngữ vi "promulgate" một cách

rất tự nhiên. Như vậy có thể suy ra "nay" cũng là yếu tố kiểm nghiệm độn 2 từ

ngữ vi trong tiếng Việt, như trong các kết hợp "nay sức", "nay ban bố", "nay

thông cáo", "nay xin cam đoan". Theo nhiều nhà nghiên cứu [Nơuvễn Đức

Dân [1998: 38] chẳng hạn] hành động ngữ vi được thể hiện ớ ngav lúc nói cho

53

nên động từ ngữ vi luôn ở thời hiện tại, nó không đi kèm với các từ "đã, đang,

sẽ, vừa...". Trạng từ "nay" phải chăng là yếu tố làm hiểu minh trạng thái hiện

tại của hành động ngữ vi ?

Cũng có thể hiểu "nay" đưa vào trước động từ ngữ vi để có thể lược bỏ

chủ ngữ "tôi” và câu mang bản chất của câu ngữ vi. Ví dụ : các câu "Tôi xin

hứa", "Tôi xin cam đoan" và "Nay xin hứa", "Nay xỉn cam đoan" chỉ là một.

Như vậy trong Lệnh công bố Bộ luật cụm từ "Chủ tịch nước CHXHCN Việt

Nam " vừa là một tiêu đề cho biết chức danh, nhân thân của người công bố

Luật vừa là chủ ngữ thay cho “/ới”, còn "Nay công bô" chính là động từ ngữ

vi, phần xen giữa “ - Căn cứ vào Điều

“ nêu điều kiện ban đầu cho hành

động ngữ vi công bố luật pháp.

Thứ hai là các điều kiện thuận lợi [Felicity Conditions] của các câu ngữ

vi. Ta thấy ở đây phát ngôn trên [Lệnh công bố Bộ luật Dân sự] hoàn toàn đáp

ứng các điều kiện thuận lợi mà Austin đã chỉ ra. Hãy xem xét điều kiện ban

đầu [preparatory conditions] của câu ngữ vi trên. Người công bố là Chủ tịch

nước là người có thẩm quyền - thay, mặt Nhà nước công bố luật theo quy định

của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam. Người nói đại diện cho quyền lực

cao nhất trong xã hội và người nghe là các công dân bình thường. Như vậy

khoảng cách giữa các vai trong giao tiếp là đầy đủ cho việc thực hiện hành vi

ngôn trung công bố luật pháp.

Theo bảng tổng kết các đặc điểm cơ bản của các loại hành động ngữ vi

trên của Searle, nhóm "Tuyên bố" [Declaration] có mẫu là s gây ra X, tức là

xét về hướnơ của sự khớp ghép giữa lời nói [từ ngữ] với thực tại là "từ ngữ

thay đổi thực tại". Như vậy có thể nói hành vi nsôn trung "công bố" của Chủ

tịch nước có chức năng làm thay đổi thực tại. Nói cách khác là nỏ gây ra một

sự kiện mới trong ĩhế giới thực tại: một bộ luật bát đáu có hiệu lực, một văn

54

bản đã trở thành quy phạm pháp luật. Phương tiện trực tiếp quan trọng để thực

hiện một khâu trong quá trình biến văn bản thành quy phạm pháp luật là động

từ ngữ vi và câu ngữ vi.

2.1.3. Câu ngữ vi - phương tiện ngôn ngữ góp phần tạo tính hành

thực cho văn bản luật pháp tiếng Việt

Phần này xét tiếp vai trò của câu ngữ vi trong văn bản luật pháp tiếng

Việt. Trước hết nếu coi phần Lệnh công bố Bộ luật biến toàn bộ văn bản sau

đó thành luật thì có nghĩa là nó có vai trò tạo khung và bao trùm, vai trò của

một hành động ngữ vi vĩ mô [a macro speech act] như cách gọi của Van Dijk

[1977 - dẫn theo Maley 1994] và các điều khoản ở các phần sau trong Bộ luật

cũng mang tính hành thực [performativity] theo nghĩa là nó mang bản chất của

những mệnh lệnh bắt buộc phải thực hiện đối với người tiếp nhận.

Nói một cách cụ thể hơn, nếu chấp nhận quan điểm của Austin [1962]

và Searle [1969] về câu ngữ vi [tất cả các câu có giá trị ngôn trung đều là câu

ngữ vi] thì trong văn bản luật pháp các câu trong các điều khoán của quy phạm

cấm đoán, quy phạm bắt buộc và quy phạm tuỳ nghi đều mang bản chất của

các câu ngữ vi - tức là có giá trị ngôn trung của hành vi ngôn trung như : mệnh

lệnh bắt buộc, cưỡng bức, cấm đoán, cho phép thuộc nhóm hành vi ngôn trung

khuyến lệnh [directive]. Thực chất thì văn bản luật pháp, theo cách nhìn này,

là văn bản ghi lại quá trình giao tiếp giữa một bên là đại diện cho quvền lực tối

cao của cộng đồng [Quốc hội] với một bẽn là các công dân. Bên phát ngôn

[Quốc hội] thực hiện các hành vi ngôn trims ra lệnh, bắt buộc, cấm đoán, cho

phép qua văn bán luật pháp và gắn các trách nhiệm, quvền và nghĩa vụ vào

phía nsười nhận là các công dân, cũng tức là quy định cho họ quyền và nshĩa

vụ qua văn bản luật pháp.

55

h

Bản chất "mệnh lệnh" này của các điều khoản trong văn bản luật pháp

sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau khi xem xét vai trò của tình thái trong việc tạo

lập quyền và nghĩa vụ trong văn bản luật pháp tiếng Việt.

2.2.

Tình thái - phương tiện ngôn ngữ quan trọng góp phần tạo lập

quyền và nghĩa vụ trong văn bản luật pháp tiếng Việt

2.2.1. Giới thiệu

2.2.1.1. Vê tình thái trong ngôn ngữ

Tinh thái là một vấn đề rất rộng và còn chưa được xác định rõ. Nó đang

thu hút mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực như logic

học, ký hiệu học và ngôn ngữ học.

Tinh thái trong ngôn ngữ đã được nghiên cứu từ lâu. Bally đã phân biệt

trong một mệnh đề gồm một phần là ngôn liệu [Dictum] và phần thái độ của

người nói [modus] và khẳng định modus là phần tình thái, là linh hồn cúa câu,

của văn bản và của cả hoạt động giao tiếp [theo Hoàng Tuệ 1988].

Về khái niệm tình thái, nhiều nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực này

như Von Wright [1951], Lyon [1977], Givón [1989], Palmer [1990] v.v... đều

cho rằng đó là thái độ của người nói đối với điều được nói ra, đối với hoàn

cảnh phát ngồn và với thực tế.

Tuy vậy, do bản chất phức tạp, chưa rõ ràng của ván đề nên trong giới nghiên

cứu vẫn chưa có sự thống nhất về một số mặt quan trọng liên quan đến tình thái như

các kiểu loại ý nghĩa tình thái, cách phân chia phạm trù tình thái v.v...

Các nhà nghiên cứu tình thái dựa trên logic học loại trừ chủ quan của

người nói ra khỏi tình thái và họ chia nội dung phạm trù tình thái ra thành 3

loại: 1] Mức độ có thể, 2] Mức độ tất yếu và 3] Hiện thực - phi hiện thực.

Khi lý thuyết hành vi lời nói của Austin ra đời, tình thái được hiẽu rộng

hơn. Các tác giả từ Searle [1977] đến Palmer [1990], Cao Xuân Hạo [1991],

56

Sweetser [1993] cho rằng ngoài tình thái của lời phát ngôn là thái độ đánh giá

của người nói về nội dung phát ngôn còn phải xét đến tình thái của hoạt động

phát ngôn là mục đích phát ngôn [như trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh ...]

Trước tình hình như vậy, luận án này chấp nhận cách hiểu và phân loại

tình thái của Palmer [1986, 1990] vì theo chúng tôi đây là cách tiếp cận tình

thái mang tính khái quát cao và tương đối rõ ràng, phù hợp với việc nghiên cứu

các phương tiện biểu hiện tình thái trong văn bản luật pháp.

Cách phân loại tình thái của Palmer [1986] xuất phát từ sự phân loại thái

[modes] của Von Wright [1951] trong nghiên cứu logic tình thái :

1] Thái Suy định [Alethic], hay còn được gọi là thái Chân lý

2] Thái Nhận thức [Epistemic], hay còn được gọi là thái Hiểu biết

3] Thái Chức phận [Deontic], hay còn được gọi là thái Đạo nghĩa

4] Thái Tồn tại [Existential], hay còn được gọi là thái Hiện tồn

Các khả năng trên được chi tiết hoá như dưới đây :

57

Suy định

Nhận thức

Chức phận

Tổn tại

[Alethic]

[Epistemic]

[Deontic]

[Existential]

Cần yếu

Minh xác

Bắt buộc

Phổ quát

[Necessary]

[Verified]

. [Obligatory]

[Universal]

Khả năng

Được phép

Hiện tổn

[Possible]

[Permitted]

[Existing]

Không chắc

Không rõ

Bàng quan

[Contingent]

[Undecided]

[Indifferent]

Không thể

Ngụy tạo

Cấm đoán

Trốn 2 không

[Impossible]

[Falsfied]

[Forbidden]

[Empty]

B ả n g 5: Phân loại tình thái của Von Wright [Nguồn: Palmer 1990]

Palmer [1990] lập luận rằng Thái suy định dù hay được xét đến trong

logic học nhưng trong ngôn ngữ học nó lại không có ý nghĩa lớn, còn thái

Tồn tại lại không thuộc phạm vi của ngôn ngữ học mà thuộc lý thuyết định

lượng. Do vậy tác giả đã đề nghị chỉ nên xét đến hai loại thái có ý nghĩa lớn

nhất trong ngôn ngữ học là thái Nhận thức [Epistemic] và thái Chức phận

[Deontic]. Palmer cũng đề nghị thay Không rõ [Undecided] thuộc thái Nhận

thức bằng Khả năng [Possible] cho phù hợp hơn với cách dùng trong ngôn ngữ

bình thường. Như vậy theo cách phàn loại này thì Khả năng là thuộc về thái

Nhận thức chứ không thuộc thái Suy định như cách phân loại của Von Wright.

Ngoài ra Palmer cũng xét đến một loại thái khác do Von Wright [1951] đề

xuất là thái Năng động là tình thái hướng tới chủ ngữ [subject - oritented], loại

tình thái nêu ý nguyện và khuynh hướng của chủ ngữ câu.

Như vậy, theo quan điểm của Palmer [1986, 1990] thì cần xét đến ba

loại tình thái trong ngôn ngữ tự nhiên là tình thái Nhận thức [Epistemic], tình

thái Chức phận [Deontic] và tình thái Năng động [Dynamic]. T r o n s đó, tình

thái Nhận thức là quan điểm của người nói về nội dung câu xét trên khía cạnh

đúng sai [hướns tới thế giới hiểu biết, luận lý], tình thái Chức phận là thái độ

của người nói về nội dung câu nói xét theo khía cạnh đạo lv, nshĩa vụ [đạo

58

Chủ Đề