Kế hoạch giáo dục năm học lớp lá 2022-2022

THÔNG BÁO VÀ KẾ HOẠCH  TUYỂN SINH  LỚP 6 NĂM HỌC 2022 - 2023

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

KẾ HOẠCHTHỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “MỖI THẦY CÔ GIÁO       LÀ MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC, TỰ HỌC VÀ SÁNG TẠO” NĂM HỌC 2021 - 2022

KẾ HOẠCHTổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiên văn hóa công sở” trường THCS TT Hương Sơn Năm học 2021 - 2022

KẾ HOẠCHThực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học"Năm học 2021 – 2022

KẾ HOẠCHThực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”Năm học 2021 - 2022

KẾ HOẠCHTriển khai phong trào thi đua ''Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực''Năm học 2021 - 2022

QUYẾT ĐỊNHVề việc ban hành Quy chế làm việc của trường THCS Thị trấn Hương Sơn năm học 2021 - 2022                                                                          HIỆU ...

KẾ HOẠCH Hoạt động tư vấn tâm lý học đường năm học 2021 - 2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 4 NĂM 2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 3 NĂM 2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 02 NĂM 2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 01 NĂM 2022

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THÁNG 12

Năm học mới 2022-2023 sắp bắt đầu, trên các trang mạng xã hội đang rầm rộ rao bán các loại hồ sơ giáo viên.

Không ít giáo viên than thở mua nhầm giáo án [kế hoạch bài dạy]. Chính việc mua, bán giáo án trên mạng góp phần làm giảm vị thế người thầy trong mắt phụ huynh, học sinh.

Nhưng có một thực tế, việc giáo viên mua bán nhầm giáo án trên mạng cũng phản ánh một điều là có một bộ phận giáo viên không biết năm học 2022-2023 sẽ thực hiện chỉ đạo chuyên môn nào.

Nó cũng cho thấy, công tác tuyên truyền, giới thiệu chính sách pháp luật của các cơ sở giáo dục còn yếu kém.

Bộ Giáo dục đang chỉ đạo chuyên môn về kế hoạch bài dạy của giáo viên qua những công văn nào?

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có 07 công văn chỉ đạo chuyên môn liên quan đến việc làm kế hoạch bài dạy của giáo viên phổ thông trên cả nước.

Thứ nhất, Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

Thứ hai, Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

Thứ ba, Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ứng phó với dịch Covid-19.

Thứ tư, Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 về việc triển khai thực hiện chương trình từ ngày 19/4/2022.

Thứ năm, Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2022 hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông nhằm khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và yêu cầu thuộc lòng theo văn mẫu ở các nhà trường.

Thứ sáu, Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học.

Thứ bảy, Công văn 4088/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023.

Năm học mới 2022-2023, giáo viên làm kế hoạch theo công văn nào?

Năm học 2022-2023, các cơ sở giáo dục phổ thông trên cả nước đang cùng lúc thực hiện chương trình mới 2018 ở lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10 và chương trình cũ ở lớp 4, 5, 8, 9, 11, 12.

Vì vậy, việc áp dụng công văn nào để giáo viên soạn thảo kế hoạch bài dạy [giáo án] phụ thuộc chương trình dạy học.

Với cấp Trung học:

Tại Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH, Bộ đã hướng dẫn chi tiết xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường như sau:


Duyệt giáo án trên internet, giáo viên đỡ bao nhiêu công sức lẫn tiền bạc

Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 10: Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường [Công văn 5512]; các phụ lục kèm theo Công văn 5512 được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng Kế hoạch dạy học các môn học, Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy [giáo án].

Đối với lớp các lớp còn lại [8, 9, 11, 12]: Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy của giáo viên [hoàn thiện kế hoạch dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch bài dạy đã được xây dựng và thực hiện từ các năm học trước].

Như vậy, phần giảm tải của Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 không áp dụng trong năm học 2022-2023.

Nếu giáo viên vẫn sử dụng Kế hoạch dạy học của năm học 2021-2022 cho năm học 2022-2023 là vi phạm quy chế chuyên môn.

Riêng môn Ngữ văn, giáo viên phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH.

Với cấp Tiểu học:

Tại Công văn 4088/BGDĐT-GDTH quy định:

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH.

Kế hoạch bài dạy là phương án tác chiến diệt giặc dốt, khơi dậy đam mê, hứng thú, phát huy năng lực, phẩm chất trong mỗi học trò của người thầy.

Không có trận đánh nào giống nhau, kế hoạch bài dạy do người thầy biên soạn, sáng tạo, sẽ quyết định hơn 50% chất lượng giáo dục.

Theo người viết, Bộ nên quy định tất cả các phụ lục trong công văn chỉ đạo chuyên môn chỉ là tài liệu tham khảo, để giáo viên có “đất” sáng tạo trong dạy học.

Với các cơ sở giáo dục, lãnh đạo nên có kế hoạch tuyên truyền văn bản pháp luật đến giáo viên, khi kiểm tra hồ sơ không nên rập khuôn, máy móc.

Rập khuôn, máy móc của lãnh đạo chỉ có tác dụng tiêu cực với giáo dục, tạo nên tâm lý đối phó, chán nản của nhà giáo, là nguyên nhân sinh ra chợ giáo án xấu xí hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017, Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH , Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH

Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH, Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH, Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH, Công văn 4088/BGDĐT-GDTH

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Nguyễn Nhật Minh

Video liên quan

Chủ Đề