Khi nào phải làm lại côn xe máy

 

Cấu tạo của lá côn

Với những ai đam mê tốc độ xe côn tay luôn là sự lựa chọn số 1 của họ. Xe côn tay không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại mà nó còn là một niềm đam mê, thú vui của một bộ phận giới trẻ.

Khi mới tiếp xúc với xe tay côn, hầu hết các bạn đều gặp phải vấn đề về côn tay, chúng ta khó mà thuần thục được cách phối hợp giữa bóp côn, dặm [móc] số và lên ga. Do vậy, bộ phận ly hợp hoạt động không đúng cách rất dễ dẫn tới tình trạng bào mòn và gây hư hỏng.

Một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết lá côn xe đang gặp vấn đề

1. Nóng máy, xe bị ì, không bốc

– Lá côn bị mòn, khi hoạt động quá tải phần năng lượng thất thoát sẽ tạo thành nhiệt, dẫn đến tình trạng nóng máy nhanh.

– Khi lá côn bị mòn nhiều, độ nhớt giảm do dầu bôi trơn nóng. Rất dẫn đến tình trạng hư xu-páp, xéc-măng, trục cam, thành xy-lanh do không được bôi trơn.

– Khi lên ga, xe bị ì, yếu, không bốc, đây cũng là dấu hiệu cho thấy bộ côn tay có vấn đề.

– Có 2 loại côn tay được dùng phổ biến là côn ướt và khô. Việc đóng ngắt côn bằng tay giúp chúng ta sử dụng mô – men xoắn một cách tối ưu hơn, do vậy những bạn mới làm quen với xe côn tay cần chú ý khi vô số, tránh trường hợp vô số giống như xe số tự động.

2. Bị dính côn

– Trong trường hợp này, do điều chỉnh tay côn không chính xác sẽ làm cho côn không được ngắt hết dù đã bóp hết tay côn. Đây cũng là nguyên nhân chính làm côn nhanh mòn.

– Khi xe bị dính côn, xe vô số sẽ khó, nặng hơn bình thường, garanti sẽ khó chỉnh hơn và dễ bị chết máy khi dừng đèn đỏ dù đã bóp côn.

– Nếu bạn chỉnh độ rơ tay côn quá nhỏ, điều này sẽ gây ra hiện tượng trượt côn khi quá tải và làm lá côn nhanh hư.

3. Côn hú

– Nguyên nhân là do bánh răng sơ cấp và thứ cấp bị bào mòn. Lúc này tốc độ tua máy càng cao thì tiếng hú côn càng lớn. Trường hợp này thường xuất hiện với những xe đã dùng lâu và không bảo dưỡng tốt.

– Bạn có thể giải quyết vấn đề hú côn bằng cách thay bánh răng, hoặc đảo chiều của bánh răng sơ cấp [ tùy xe ]. Tuy nhiên xe vẫn còn hú to khi mới thay bánh răng sơ cấp, nhưng tiếng hú sẽ tự động hết sau một thời gian sử dụng. Nếu muốn côn hoạt động tốt, ổn định và không có tiếng hú thì nên thay mới cả 2 bánh răng.

4. Mòn lá côn

– Hiện tượng này rất dễ xảy ra với xe côn tay. Khi lá côn mòn sẽ gây tổn thất năng lượng trên đường truyền lực từ động cơ tới bánh xe. Do đó, xe bạn sẽ bị ì, nhanh bị nóng máy và giảm khả năng chở vật nặng.

– Có 2 nguyên nhân chính gây mòn lá côn là do sử dụng lâu ngày và người lái xe không có kinh nghiệm.

– Những thao tác mà các bạn mới chạy xe côn hay gặp phải: Chưa nhả hết côn đã tăng ga đột ngột, ép số [chạy số cao ở tốc độ thấp hoặc tải nặng], nhả côn đột ngột khiến lá côn bị bào mòn nhanh, thậm chí nặng hơn có thể dẫn tới cháy côn. Đối với những ai hay nẹt pô nên chú ý, âm côn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên.

Một số lưu ý khi chăm sóc xe côn tay

  • Không nên sử dụng dầu nhớt dành cho xe tay ga để thay thế [thông thường dầu nhớt xe tay ga có chứ MB, xe số có chữ MA].
  • Nên thay dầu nhớt định kỳ và thay loại đúng tiêu chuẩn [một số tiêu chuẩn dầu nhớt sử dụng cho xe côn tay 4 thì như SAE 20W-50, API SJ, JASO MA hay SAE 20W-40, API SF].
  • Vị trí số truyền của xe phải phù hợp với tốc độ và tải trọng.
  • Tuyệt đối không tăng tốc đột ngột khi tay côn chưa nhả hết.
  • Nên tránh nhả côn đột ngột và mớm côn [âm côn] khi gặp tình huống tắc đường
  • Canh chỉnh tay côn vừa đủ để đảm bảo ngắt hết côn và thoải mái cho lòng bàn tay.

NGUỒN: Sưu tầm

Người sử dụng thay phải dầu máy kém chất lượng, tuy dầu máy không bị hết nhưng không còn tác dụng bảo vệ bộ côn như dầu máy tốt. Nhiệt độ động cơ cũng lên cao, chuông côn cũng mòn nhanh chóng. Khi chiếc xe của bạn tỏ ra “mệt mỏi” và “khó tính”, bạn thấy nó như già cỗi và ốm yếu, thậm chí nó không chịu tăng tốc khi bạn ga lên mà nó còn gào lên một cách gay gắt và khó chịu. Chúng tôi sẽ giúp quý vị tìm ra một nguyên nhân rất phổ biến hiện nay trên các dòng xe số tại Việt Nam.

Khi bộ côn xe số bị ỳ phải sửa chữa như thế nào?

Một vấn đề phổ biến ở các dòng xe số đó là hiện tượng côn xe ỳ, nóng máy, và uống xăng nhiều hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như : điện cao áp yếu hoặc đánh lửa sai tầm, nhiên liệu cấp sai [ thừa hoặc thiếu], hơi kém và tỷ số nén của động cơ giảm . . . Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất ở các dòng xe số tại Việt Nam đó là bộ côn [ly hợp] đã có dấu hiệu xuống cấp, phần lớn là do các chi tiết truyền tải của bộ côn bị mòn hoặc trơ lỳ bề mặt làm việc. Hiện tượng này có thể xảy ra ở tất cả các dòng xe số của tất cả các hãng Honda, Yamaha, Suzuki, SYM . . .

Ly hợp là bộ phận có nhiệm vụ cắt và truyền mô-men dẫn động từ động cơ đến hộp số một cách nhanh chóng, dứt khoát. Yêu cầu của ly hợp là phải truyền hết mô-men động cơ mà không bị trượt, tách, cắt truyền lực một cách nhanh chóng để giảm va đập của bánh răng hộp số.

Bộ côn của xe số đều là loại côn ma sát ướt, nghĩa là toàn bộ bộ côn đều được ngâm trong dầu. Côn trước có búa côn là phần chủ động và chuông côn là phần bị động. Búa côn có bề mặt làm việc là phần phíp, khi bạn lên ga thì lực ly tâm làm cho búa côn văng ra và phần phíp này sẽ bám vào mặt trong của chuông côn làm chuông côn quay theo. Côn sau cũng có các lá côn chủ động và bị động. Lá chủ động là lá thép, lá bị động nằm giữa hai lá chủ động và là loại lá hợp kim được dán thêm các tấm vật liệu ma sát.

Hiện tượng mòn thường xảy ra cả ở các bộ phận truyền tải, các bề mặt làm việc của bộ côn bao gồm cả lá côn, búa côn và chuông côn, trong đó búa côn là ít mòn hơn cả, trừ khi dầu máy hết hoặc dầu kém chất lượng. Khi chuông côn mòn tạo thành các rãnh, dầu sẽ đọng trong các rãnh không thoát ra kịp làm cho búa côn trượt trên bề mặt trong của chuông, trượt nhiều hơn khi búa côn cũng mòn và trơ lỳ hoặc cháy phíp, tuy nhiên sự hiện tượng trượt này chỉ xảy ra tức thời khi bạn lên ga. Khi lá côn mòn hoặc chai cứng thì hiện tượng trượt cũng xảy ra trên bề mặt các lá côn, ma sát ướt giữa các lá chủ động và bị động giảm nghiêm trọng, đặc biệt là khi máy nóng và dầu máy loãng. Như vậy khi các bộ phận trên mòn thì hiện tượng trượt côn xảy ra ở cả côn trước và côn sau, làm mô-men bị thất thoát, mô-men từ động cơ sẽ không được truyền hết về bộ số, hiện tượng rơi vãi năng lượng xảy ra, tất nhiên là sẽ tốn xăng. Lúc này chiếc xe của bạn sẽ tỏ ra “mệt mỏi” và “khó tính”, nó sẽ không chịu tăng tốc khi bạn ga lên mà nó còn gào lên một cách gay gắt và khó chịu.

1. Chu ông côn bị mòn thành rãnh

Cấu trúc của búa côn, phần bị mòn và trơ lỳ là phần phíp

Bộ lá côn, lá chủ động bằng thép có đánh số 10, có bề mặt ma sát bằng phíp

Các bộ phận chuông côn, búa côn và lá côn bị mòn do những nguyên nhân sau:

– Người sử dụng không thay dầu, khi dầu máy cạn và nhiệt độ động cơ lên cao quá múc, vật liệu các chi tiết giãn nở và biến tính. Chuông côn sẽ mòn nhanh chóng và búa côn cũng mòn và trơ lỳ theo. Các lá côn bị giảm ma sát ướt, ma sát khô xuất hiện với nhiệt độ cực cao, giữa các lá côn không tạo được màng dầu và mài trực tiếp vào nhau, làm cho các lá bị động mòn và trơ lỳ nhanh chóng.

– Người sử dụng thay phải dầu máy kém chất lượng, tuy dầu máy không bị hết nhưng không còn tác dụng bảo vệ bộ côn như dầu máy tốt. Nhiệt độ động cơ cũng lên cao, chuông côn cũng mòn nhanh chóng. Dầu máy kém thì sẽ không tạo được màng dầu giữa các là côn và các lá côn gần như mài trực tiếp vào nhau, lá phíp bị động cũng bị mòn nhanh chóng.

– Người sử dụng thường xuyên chở quá tải trọng cho phép. Lúc này nhiệt độ động cơ lên cao, cả động cơ và bộ côn đều bị quá tải. Các bề mặt làm việc của chuông côn, búa côn và lá côn luôn trong trạng thái tải nặng, phá vỡ các lực ma sát tại các bề mặt làm việc. Khi côn bị quá tải nhiều lần thì sẽ mòn ở tất cả ba bộ phận làm việc chính của bộ côn.

– Người sử dụng đi xe số như đi xe ga. Không về số hoặc không khởi động từ số nhỏ, đang đi số 4 bạn đỗ lại và khởi hành đi tiếp cũng để số 4. Lỗi này thường xảy ra ở phụ nữ, búa côn bị ép và luôn ở trạng thái sẵn sàng trượt, nhiều lần thì làm mòn cả chuông côn và lá côn.

Hậu quả: Khi các bề mặt làm việc của bộ côn bị mòn và trơ lỳ thì không những làm bạn khó chịu mà gây nhiều hậu quả khác như sau:

– Tốn xăng, bộ côn không truyền tải hết mô-men về bộ số và bánh sau, năng lượng thất thoát đương nhiên là tốn xăng.

– Tuổi thọ động cơ giảm. Để đạt tốc độ mong muốn của người đi thì số vòng quay của động cơ phải tăng lên. Do phải làm việc vất vả hơn, động cơ luôn trong trạng thái chạy tốc độ lớn, cộng với nhiệt sinh ra nhiều, động cơ sẽ nhanh chóng bị rão.

– Bộ số bị va đập nhiều hơn khi động cơ chạy với tốc độ cao.

– Xe rung khi chạy ở tốc độ cao.

Khắc phục: Với lá côn thì ta phải thay thế bộ lá bị động [lá phíp], Còn với côn trước, bao gồm chuông côn và búa côn hiện nay có hai cách khắc phục như sau:

– Cách 1: Láng phẳng chuông côn bằng máy tiện. Rán lại phíp của búa côn bằng phíp mới, sau đó tiện tròn bề mặt phíp sao cho thích hợp với nòng mới của chuông côn. Biện pháp này hạn chế thay thế, tuy nhiên nó có rất nhiều hạn chế: Phíp rán lên búa thường kém chất lượng, sau khi chạy một thời gian 3 -4 tháng thì phíp bị bở và trượt, chuông côn bị láng mỏng đi, thông số kỹ thuật thay đổi. Biện pháp này gây sai số lớn, chất lượng bộ côn phụ thuộc nhiều vào tay nghề người làm. Chi phí cho việc phục hồi dao động trong khoảng 100 – 150 nghìn đồng.

– Cách 2. Thay cả búa và chuông mới. Búa côn mới có phíp được đúc bằng dung dịch lỏng ở nhiệt độ cao, khả năng bở và trượt là không có, mặt khác chuông thay mới nên độ thông số kỹ thuật chuẩn hơn, khe hở giữa búa côn và chuông côn chính xác hơn. Với biện pháp này thì bộ côn của bạn gần như một bộ côn mới, khả năng vận hành và tuổi thọ cao hơn rất nhiều so với phương án trên. Chi phí cho phương án này khoảng 600 – 800 nghìn đồng, biện pháp này trước mắt phải chi nhiều tiền hơn nhưng hiệu quả lâu dài và xét kỹ thì kinh tế hơn. Chỉ riêng mức xăng tiêu hao tăng lên là đủ giúp bạn nhận ra điều đó chứ chưa kể những tổn hại khác.

Khi bộ côn thực sự kém, các bánh răng truyền tải, các bộ phận bạc , long đen, vòng bi cũng bị mòn theo tạo thành những khe hở lớn vượt quá độ dung sai cho phép, sinh ra tiếng hú và tiếng va đập trong bộ côn nghe rất khó chịu. Để giải quyết được những vấn đề này hiệu quả và an toàn nhất thì chúng ta nên thay mới đồng bộ cả bộ côn.

Kường Ngân

Video liên quan

Chủ Đề