Khi nghe điện thoại màn hình không tắt

Hiện tượng lỗi iPhone không tắt màn hình khi gọi điện luôn là vấn đề nhức nhối đối với nhiều người. Lỗi này làm ảnh hưởng đến những cuộc gọi quan trọng của bạn, gây khó khăn khi muốn dừng cuộc gọi nhưng màn hình vẫn sáng.

Nếu không may iPhone của bạn rơi vào tình trạng này, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy để chúng tôi giúp bạn khắc phục tình trạng iphone không tắt màn hình khi gọi một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

iPhone là mẫu smartphone cao cấp được sản xuất từ hãng điện thoại hàng đầu thế giới Apple, được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Mặc dù là một sản phẩm được thiết kế tinh tế từ phần cứng cho đến phần mềm, thế nhưng dòng điện thoại này vẫn có thể mắc phải một số lỗi, trong đó có lỗi iPhone không tắt màn hình khi gọi. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới lỗi này

Iphone không tắt màn hình khi gọi điện sẽ ảnh hưởng tới nhiều lỗi khác

Khi nghe điện thoại màn hình không tắt

Nếu điện thoại iPhone của bạn đang gặp phải lỗi iphone không tự tắt màn hình khi gọi thì chắc chắn bạn sẽ nhận thấy một số hiện tượng như sau:

  • Dung lượng pin điện thoại Iphone sẽ bị hao hụt nhanh chóng,
  • Màn hình cảm ứng vẫn có thể dùng được khi đàm thoại,và bạn áp điện thoại vào má  sẽ làm cho iPhone của bạn bị nhảy cảm ứng lung tung, hiện tượng đáng phải kể đến đó chính là tình trạng bị ngắt cuộc gọi đột ngột do đã vô tình cảm ứng vào nút End Call.

Vì vậy, khi iphone không tắt màn hình khi gọi điện này sẽ khiến cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu bởi vì máy không chỉ hao pin mà khi gọi điện thoại, bạn còn phải để máy xa tai nhằm tránh trường hợp cảm ứng bị nhảy lung tung.

Nguyên nhân màn hình iPhone không tắt khi gọi

Khi nghe điện thoại màn hình không tắt

Sở dĩ điện thoại iPhone của các bạn có thể tắt màn hình khi gọi điện là do chúng được trang bị bộ cảm biến tiệm cận. Đây là loại cảm biến được trang bị trên tất cả các dòng smartphone hiện nay. Nhằm giúp cho máy tiết kiệm pin cũng như không bị nhảy cảm biến lung tung khi đàm thoại. Do đó, iPhone không tự tắt màn hình khi gọi thì chắc chắn rằng trên mặt kính iphone của bạn đã có một vật gì đó cản trở, có thể là do miếng dán màn hình hoặc bộ cảm biến này đã bị hỏng.

Ngoài ra, cũng có thể là do phần mềm bị lỗi hay không tương thích với máy. Có rất nhiều trường hợp, bộ cảm biến này hoạt động bình thường ở một Firmware nhưng khi thực hiện nâng cấp lên một Firmware khác thì lại bị lỗi, dẫn đến không tắt màn hình được khi thực hiện cuộc gọi.

Sửa lỗi iphone không tắt màn hình khi gọi

Khi nghe điện thoại màn hình không tắt

Chắc chắn khi mắc phải lỗi này, bạn sẽ gặp phải khá nhiều rắc rối. Do đó, hãy thực hiện theo các bước dưới đây để khắc phục lỗi iphone không tắt khi gọi điện này ngay nhé:

Cách 1: Nếu miếng dán màn hình Iphone bị che mất mắt cảm biến sẽ xảy ra tình trạng trên. Do đó, bạn hãy gỡ chúng ra ngay bằng cách như sau:

Bạn hãy nhấn giữ nút Home hoặc thực hiện một cuộc gọi, sau đó mở voice control lên và đưa tay che mắt cảm biến. Nếu đã thực hiện xong nhưng màn hình vẫn không tắt thì bạn hãy thực hiện các cách sau.

Cách 2: Nếu là do lỗi phần mềm. Bạn hãy tiến hành kết nối iPhone với máy tính và khởi động iTunes lên sẵn.

Tại giao diện iTunes, bạn hãy chọn vào Device => Chọn Summary => Chọn Restore để tiến hành thiết lập lại các cài đặt. Bạn cũng có thể nhấn Shift/Option + Restore để chạy một Firmware khác cho iPhone của mình.

Cách 3: Nếu cả 2 cách trên đều không có tác dụng trong việc sửa chữa lỗi này, thì chắc chắn cảm biến tiệm cận iPhone của bạn đã bị hỏng.  Bạn nên đem máy đến một Trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa iPhone uy tín để tiến hành kiểm tra và sửa chữa lỗi này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Trên thực tế lỗi này cũng không thường xuyên xảy ra trên iPhone.  là tình trạng xảy ra nhiều nhất hiện nay trên các dòng iPhone.

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra một số nguyên nhân cũng như cách khắc phục iPhone không tắt màn hình khi gọi, mong muốn sẽ giúp được bạn trong trường hợp này. Chúc các bạn khắc phục lỗi thành công!

Xem thêm lỗi khác của Iphone

  • Sửa lỗi iphone bị loạn cảm ứng khi sạc

Có bao giờ bạn gặp phải tình trạng điện thoại bị tắt màn hình khi nhận được cuộc gọi? Khi đó, bạn không thể nhận biết thông tin của cuộc gọi đến cũng như ai đang gọi, có nên bắt máy hay từ chối hoặc đôi khi vì màn hình không sáng mà bạn bỏ lỡ các cuộc gọi quan trọng liên quan đến công việc?. Vậy lỗi tắt màn hình khi gọi là do đâu và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Hãy cùng theo dõi qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân điện thoại android bị tắt màn hình khi gọi

Một số nguyên nhân khiến điện thoại bị tắt màn hình khi gọi như: 

  • Phần mềm và phần cứng xung đột
  • Lỗi phần cứng do mainboard, IC, ROM
  • Cảm biến tiệm cận bị lỗi
  • Hệ điều hành không tương thích với điện thoại
  • Điện thoại bị rơi vỡ, va đập hoặc ngấm nước
  • Cụm cảm biến không được vệ sinh sạch sẽ nên bị bụi bẩn che khuất

Khi nghe điện thoại màn hình không tắt

Cách khắc phục điện thoại bị tắt màn hình khi gọi

Tắt nguồn và khởi động lại 

Trước hết, hãy thử tắt nguồn và khởi động lại máy. Bởi sau một thời gian sử dụng, máy có thể bị đơ, lag. Khi bạn khởi động lại máy tức bạn đã refresh toàn bộ chương trình hệ thống, giúp chiếc điện thoại hoạt động ổn định hơn. Điều này giúp chiếc smartphone của bạn vận hành bình thường trở lại, có khả năng khắc phục được lỗi tắt màn hình khi gọi.

Vệ sinh khu vực cảm biến tiệm cận

Cụm cảm biến tiệm cận (proximity) được đặt cùng với loa thoại (vị trí cảm biến tiệm cận của mỗi dòng điện thoại có thể khác nhau) sử dụng với mục đích nghe gọi. Khi bạn sử dụng điện thoại sau một thời gian dài, khu vực này có thể bị đóng bụi gây nên sự sai lệch trong cảm biến như: máy nhận biết sai bụi bẩn đóng vào chính là bạn đã áp tai vào máy nên màn hình tự động tắt khi có cuộc gọi đến. Vì thế, hãy thử vệ sinh, lau chùi khu vực cảm biến tiệm cận. 

Bên cạnh đó, kính cường lực cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm ứng nhạy bén của cụm cảm biến. Do đó, bạn nên gỡ kính cường lực để kiểm tra thử, nếu có, hãy thay miếng dán màn hình mới để tạo khe hở cho vùng cảm biến tiệm cận.

Một gợi ý nhỏ dành cho những bạn đang có nhu cầu sở hữu một chiếc smartphone và không muốn gặp phải tình trạng rắc rối này thì vivo S1 là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn. Vì các dòng điện thoại android mới ra mắt sau này đều kế thừa và khắc phục lỗi thường xảy ra ở những “đàn anh” đi trước nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng về những lỗi cơ bản. 

Khi nghe điện thoại màn hình không tắt

Thường xuyên cập nhật hệ điều hành và cập nhật phần mềm mới nhất 

Như đã đề cập, hệ điều hành không tương thích cũng là nguyên nhân khiến điện thoại bị tắt màn hình khi gọi. Vì vậy, bạn cần lưu ý thường xuyên cập nhật hệ điều hành và cập nhật phần mềm mới nhất để giảm thiểu bớt một rủi ro mang đến lỗi này.

Khôi phục cài đặt gốc

Khôi phục cài đặt gốc, tức Restore lại máy, sẽ khôi phục lại trạng thái phần mềm nguyên bản. Đây là phương pháp hữu ích có thể giải quyết được phần lớn các lỗi từ phần mềm như: khiến điện thoại bị tắt màn hình khi gọi. Tuy nhiên, đừng quên sao chép những dữ liệu quan trọng trước khi Restore điện thoại nhé!

Cài đặt chế độ màn hình luôn sáng khi gọi điện 

Để có thể tự khắc phục tình trạng này, bạn cũng có thể chọn “Turn on proximity sensor” để điều chỉnh màn hình luôn sáng trong suốt cuộc gọi. Tính năng này được thực hiện bằng thao tác Contact >> Settings >> Call screen >> Turn on proximity sensor. 

Khi nghe điện thoại màn hình không tắt

Đến cửa hàng sửa chữa điện thoại để khắc phục lỗi 

Trong trường hợp bạn đã thử các phương pháp trên nhưng không thành công hoặc bạn cần sửa chữa nhanh chóng mà không cần phải tự mình thử nhiều cách, bạn có thể mang điện thoại đến các trung tâm sửa chữa bảo hành uy tín để kiểm tra, khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, nếu điện thoại không may gặp phải các lỗi liên quan đến phần cứng như phần mềm và phần cứng xung đột, lỗi do mainboard, IC, ROM, bạn buộc phải đưa chiếc điện thoại đi sửa chứ không thể tự khắc phục tại nhà.

Trên đây là một số nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng điện thoại android bị tắt màn hình khi gọi điện. Hy vọng sẽ trở thành mẹo “bỏ túi” hữu ích cho các bạn đang dùng smartphone android.