Khi nội đến các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trường của thực vật có bao nhiêu phát biểu không dụng

Các nhân tố tự nhiên như: Đất; Nước; Không khí;…đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người. Chúng ta không thể sống nếu như không có các tài nguyên thiên nhiên này. Thế nhưng, môi trường hiện nay đang ngày càng ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe của hơn 7 tỷ người trên hành tinh và vô số loài sinh vật khác. Vậy các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là gì?

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Nước là nguồn sống của tất cả các loài sinh vật trên hành tinh.Trong đời sống, nước bao gồm rất nhiều loại như: Nước biển; Nước sông; Nước uống; Nước sinh hoạt;….Tất cả chúng đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Do đó, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Các nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm có thể kể đến như:

– Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy liên tục xả chất thải ra môi trường. Một số doanh nghiệp vì không muốn hao tốn nhiều chi phí xử lý đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ xung quanh, dẫn đến ô nhiễm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và sinh vật trong khu vực.

 Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước. Thậm chí, những hộ gia đình ở ven sông còn vô tư xả các loại chất thải khác xuống sông như: Thức ăn thừa; Phân; Nước tiểu;….
 

– Hoạt động nông nghiệp: Trong quá trình trồng trọt, người ta thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong các loại hóa chất này lại chứa những thành phần độc hại. Chúng đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.

– Do tác nhân tự nhiên: Băng tan hay mưa lũ,…cũng là một tác nhân khiến tình trạng ô nhiễm nước lan rộng. Nước do mưa, lũ cuốn rác thải, xác sinh vật, nước cống,…trôi đến nhiều nơi, gây ô nhiễm trên diện rộng.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Đất là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và có nhiều lợi ích cho con người. Vì thế, nếu môi trường đất bị ô nhiễm sẽ đe dọa đến sự phát triển của những sinh vật này. Hơn nữa, đất ô nhiễm cũng khiến hoạt động trồng trọt, sản xuất của con người không mang lại hiệu quả. Hiện nay, môi trường đất có thể bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân:

– Hoạt động công nghiệp: Nhiều ngành sản xuất công nghiệp như khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác, làm ảnh hưởng đến tính chất của đất.

 Hoạt động nông nghiệp: Không chỉ ảnh hưởng đến nước sông, hồ, các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp cũng ngấm xuống đất, gây ô nhiễm môi trường đất.

– Chất thải từ sinh hoạt: Phân; Nước tiểu; Rác thải;…từ sinh hoạt cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất. Đặc biệt, rác thải kim loại, hóa chất là chất thải nguy hiểm nhất đối với đất.

– Hậu quả của ô nhiễm nước: Các dòng nước ô nhiễm chảy đi khắp nơi, ngấm vào lòng đất cũng khiến đất bị ô nhiễm theo.

– Do yếu tố tự nhiên: Đất gần nước biển thường bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn. Đất ở đồng bằng thì lại dễ nhiễm phèn do nước phèn ở sông. Ngoài ra, mưa axit cũng là một nguyên nhân khiến đất bị nhiễm phải các thành phần xấu như: K+; CL-; Na+;….

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí

So với nước và đất, không khí ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm hơn rất nhiều lần. Đáng lo ngại hơn, ô nhiễm không khí còn là một tác nhân gây ra biến đổi khí hậu. Vì thế, đây được xem là vấn nạn vô cùng cấp bách trên toàn cầu. Ở nước ta, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là hai điểm nóng có chỉ số ô nhiễm không khí thuộc top đầu thế giới. Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí bao gồm:

– Chất thải công nghiệp: Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất; Luyện kim; Sản xuất vũ khí;…được xem là nguyên nhân khiến lượng khí thải nhà kính [SO2, CO, NOx,…] gia tăng nhanh chóng. Không những thế, quá trình sản xuất điện cũng thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.

– Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng các loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như máy lạnh, tủ lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường. Ngoài ra, việc đốt than củi, than tổ ong cũng thải ra CO2, làm ô nhiễm không khí.

– Do các nhân tố tự nhiên: Bên cạnh các tác nhân kể trên, những yếu tố tự nhiên như núi lửa phun trào [sinh ra Cl, S, CH4,…], cháy rừng [sinh ra CO2],…cũng góp phần khiến tính chất không khí bị biến đổi. Bên cạnh đó, gió còn thổi khói bụi từ những vùng ô nhiễm sang các vùng khác, khiến tình hình ô nhiễm không khí xuất hiện ở nhiều khu vực.

Trên đây là các nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường mà đội ngũ biên tập viên VnNews24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn sẽ ý thức hơn về những hành động của mình để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính sức khỏe của chúng ta. 

Theo vnnews24h.net

Nguồn: //tapchitaichinh.vn/tai-chinh-gia-dinh/cac-nguyen-nhan-gay-ra-o-nhiem-moi-truong-la-gi-325941.html

Tags: môi trường, ô nhiễm

Một loài vật tuyệt chủng có thể đe dọa cả thế giới

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nhiều loài cây cối và động vật đang bị đe dọa dưới tác động của con người.

Việc bị mất đi môi trường sống và tình trạng biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến nhiều giống loài khắp thế giới.

Kiến lửa kết bè vượt lũ ở rừng Amazon

Những bí mật bất ngờ về cá mập có thể bạn chưa biết

Quảng cáo

Nếu bạn biết trước khi nào mình sẽ lìa đời

Rùa biển mất dần nơi chúng về đẻ trứng vì tình trạng lở bãi biển, trong khi đó voi châu Phi bị đe dọa vì bọn săn trộm và tranh chấp khu vực sinh sống với nông dân.

Cả hai loài đều đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà chúng tồn tại.

Hoạt động của chúng giúp các loài khác sống gần đó có thể cùng sinh tồn. Việc mất những sinh vật đó và những sinh vật tiếp theo được để cập dưới đây có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thế giới nói chung.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khi cá voi trồi lên mặt nước để hít thở, chúng xả ra phân, giúp làm đại dương màu mỡ và giúp chuỗi thức ăn phát triển

Cá voi

Trong suốt 200 năm, ngành công nghiệp đánh bắt cá voi đã tàn phá số lượng cá voi toàn cầu. Nhưng nỗ lực bảo tồn trong thời gian gần đây đã giúp ổn định số lượng loài vốn đã cạn kiệt này.

Những người Neanderthal cuối cùng trước ngày tuyệt chủng

Chuyện về đười ươi, 'bà con' của con người

Mekong và những dòng sông giữ nhịp khí hậu Trái Đất

Điều này cực kỳ quan trọng vì cá voi giúp hành tinh lành mạnh theo nhiều cách. Một trong số cách không thể không kể đến là, đó là phân cá voi. Khi cá voi trồi lên mặt nước hít thở, chúng đồng thời phun ra chất thải giúp đại dương thêm màu mỡ và giúp chuỗi thức ăn phát triển.

Khi chết đi, cá voi cũng giúp ích cho môi trường.

Là sinh vật khổng lồ và sống lâu, cá voi tích trữ lượng khí carbon lớn, hấp thu từ bầu khí quyển và lưu trữ trong cơ thể.

Khi cá voi chết, lượng carbon này chìm dưới đáy đại dương. Xác cá voi khổng lồ sau đó trở thành thức ăn cho khoảng 400 loài sinh vật biển.

Những hành động nhỏ nhoi của chúng ta cũng có thể giúp ích cho cá voi và các sinh vật khác trong đại dương.

Cá và động vật có vú sống ở đại dương có thể thiệt mạng vì ăn phải hoặc dính vào những mảnh vụn trôi nổi trong nước, hầu hết những loại rác thải này do chúng ta vứt ra ngoài và bị trôi ra biển.

Hãy tái chế nhiều nhất có thể hoặc tổ chức thu thập rác bãi biển, hành động này có thể cắt giảm đáng kể các loại rác thải trôi vào đại dương.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chim chóc giúp thụ phấn cho khoảng 5% các loại cây mà con người dùng làm thức ăn hay thuốc uống

Chim

Nếu chim chóc chỉ đơn thuần là dùng để làm đẹp cho thế giới, thì sự tồn tại của chúng cũng có lý.

Nhưng ngoài tác dụng trên, chúng còn đem lại rất nhiều ích lợi khác cho môi trường của chúng ta.

Những 'quả bóng' trong thế giới động vật

Bắc Cực bốc cháy: Tai họa đối với khí hậu toàn cầu

Bí quyết sống lâu nhất, lên cao nhất

Từ vùng địa cực đến rừng mưa, sa mạc và mọi loại môi trường, bạn có thể để ý chim chóc đóng vai trò quan trọng.

Chim chóc rất quan trọng cho quá trình thụ phấn. Ta có thể nghĩ côn trùng như ong hay bướm thực hiện phần lớn việc thụ phấn, nhưng chim giúp thụ phấn cho 5% các loại thực vật mà con người dùng làm thực phẩm hoặc thuốc men.

Chim cũng giúp phát tán hạt giống. Hạt giống chúng ăn sẽ thải ra ngoài qua đường tiêu hóa [với lượng phân bón tốt cho cây] và khi chim di cư qua hành trình cực kỳ xa xôi, chúng giúp hạt giống phát tán khắp toàn cầu.

Phân chim biển là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các rặng san hô khắp thế giới, giúp chúng có thể tồn tại.

Chim cũng giúp làm giảm các loài sâu bọ khó chịu. Chúng tiêu thụ khoảng 500 triệu tấn côn trùng mỗi năm, giúp rất nhiều cho nông nghiệp.

Mất môi trường sống đồng nghĩa với việc một số loài chim sẽ giảm số lượng nhanh chóng. Những chương trình bảo tồn và đưa giống trở lại môi trường như Red Kites ở miền nam nước Anh, đã giúp tăng số lượng chim.

Số lượng chim có thể tăng dần trở lại nhờ vào những hành động nhỏ nhưng quan trọng như ta để thức ăn và nước sạch bên ngoài cho những con chim trong vườn, đặc biệt là trong mùa đông.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Có hơn 500 loài cây, như xoài, chuối, bơ đều phụ thuộc vào dơi giúp chúng thụ phấn

Dơi

Dơi đem lại vô số ích lợi về sinh thái cho thế giới. Chúng cũng là động vật thụ phấn, và vì dơi chủ yếu ăn đêm, chúng thụ phấn cho những cây mà chim chóc và côn trùng thường bỏ qua, ví dụ những loài cây hiếm như xương rồng.

Hơn 500 loài cây, trong đó có xoài, chuối và bơ phụ thuộc vào quá trình dơi giúp thụ phấn.

Và cũng như chim, dơi là nhân tố phát tán hạt giống mạnh mẽ. Vai trò của chúng đặc biệt quan trọng trong rừng mưa, nơi đang cây cối đang bị đốn hạ nặng nề và sinh cảnh sống dần bị quét sạch.

Phân dơi giàu dưỡng chất hơn phân bò và cung cấp phần lớn dưỡng chất cho hệ thống hang động mà các loài khác có thể tận dụng.

Và tài nguyên tự nhiên của loài sinh vật tuyệt vời này rất có ích cho xã hội loài người. Con người đã bắt chước khả năng định vị siêu âm của dơi vào những phát kiến công nghệ như sóng siêu âm.

Hãy đặt một chiếc hộp dành cho dơi, hơi giống tổ chim nhưng có khe hở ở đáy hộp, và đặt vào vị trí phù hợp trong vườn nhà. Đó là cách tuyệt vời để giúp dơi phát triển.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Báo tuyết tìm đến những vùng giá lạnh và ảm đạm, thường ở độ cao trên 3,000 mét, nơi chúng có thể dễ dàng ngụy trang trong môi trường tuyết

Báo tuyết

Sống ở vùng rừng núi khắc nghiệt và hiểm trở ở miền trung và nam Á, loài báo tuyết đặc hữu này là một trong những loài mèo lớn bí ẩn nhất thế giới.

Con người biết rất ít về chúng, nhưng ta biết số lượng loài đang giảm dần. Trong tự nhiên có thể chỉ còn 4.000 cá thể báo tuyết.

Chúng gặp nguy hiểm vì nhiều yếu tố. Bộ lông chống lạnh, rất dày và tuyệt đẹp khiến báo tuyết trở thành mục tiêu của bọn săn trộm, trong khi đó cũng xảy ra tình trạng người chăn gia súc giết báo tuyết trả thù vì chúng tấn công đàn gia súc.

Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân lớn. Loài mèo này tìm đến sống ở những vùng có khí hậu giá lạnh và ảm đạm, thường ở độ cao trên 3.000m, nơi chúng có thể dễ dàng ngụy trang trong môi trường tuyết.

Nhưng hành tinh ấm lên cũng đồng nghĩa với môi trường sống lý tưởng cho chúng đang dần bị thu hẹp.

Báo tuyết cũng đóng vai trò then chốt về sinh thái ở khu vực chúng sinh sống và săn mồi.

Khi săn bắt động vật ăn cỏ như cừu và dê, báo tuyết đảm bảo những loài này không tiêu thụ quá mức cây cỏ trên mặt đất và gây ra tình trạng thiếu thức ăn cho các loài nằm ở tầng dưới trong chuỗi thức ăn.

Các nhóm bảo tồn đang làm việc với người dân sinh sống gần báo tuyết và nỗ lực thay đổi thái độ của chủ sở hữu bầy gia súc với sinh vật tuyệt vời này bằng cách nhờ người dân tham gia vào nghiên cứu cũng như bảo tồn.

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu cũng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho các loài như báo tuyết.

Đây không phải chỉ là nghĩa vụ của chính phủ và các tập đoàn - mà từng hành động đơn lẻ nhỏ như giảm sử dụng xe hơi khi có thể, sử dụng năng lượng tái tạo, ăn ít thịt hoặc cố gắng mua sắm bền vững cũng đóng góp rất nhiều.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Video liên quan

Chủ Đề