Khi sử dụng máy biến áp cần chú ý gì

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Những lưu ý trong quá trình lắp đặt máy biến áp là điều được rất nhiều thợ điện, chuyên viên kỹ thuật điện rất quan tâm để đảm bảo cho máy vận hành ổn định và an toàn. Vậy những lưu ý đó là gì thì bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Máy biến áp

1. Sơ lược về máy biến áp 

a. Máy biến áp là gì? 

Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh. Chúng hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác nhưng tần số vẫn giữ nguyên không thay đổi. 

b. Cấu tạo của máy biến áp

Cấu tạo cơ bản của các loại máy biến áp thường sẽ có những bộ phận sau: 

- Lõi thép của máy biến áp

- Dây quấn của máy biến áp 

- Vỏ của máy biến áp

Máy biến áp 

c. Ứng dụng của máy biến áp 

Máy biến áp hiện đang là một trong những thiết bị điện được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các công trình điện, công trình công cộng, công trình xây dựng, công trình dân dụng. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc sử dụng điện năng vào các mục đích như: thiết bị điện tử công suất, trong hàn điện có máy biến áp hàn, các thiết bị lò nung có máy biến áp lò, làm nguồn cho các thiết bị điện…

d. Công dụng của máy biến áp

 

Máy biến áp có công dụng vô cùng quan trọng trong việc vận hành hệ thống máy móc, lưới điện. Những công dụng của máy biến áp, bao gồm: 

- Máy biến áp được sử dụng để làm thay đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số của nó. 

- Được ứng dụng để làm nguồn cho một số thiết điện cần có những mức điện áp khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 

- Máy biến áp còn có thể làm tăng hay hạ áp hiệu điện thế để từ đó có thể điều chỉnh mức độ hiệu điện thế sao cho phù hợp với công suất của các thiết bị điện. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện. 

2. Những lưu ý khi lắp đặt máy biến áp

Máy biến áp 

Khi lắp đặt máy biến áp cần chú ý những điều sau đây để máy được vận hành ổn định và đảm bảo độ an toàn cho người vận hành. 

- Trước khi lắp đặt máy biến áp cần lưu ý đến chỉ số công suất, các thông tin ký hiệu trong máy biến một cách cẩn thận để hạn chế các rủi ro và tăng tính an toàn cho máy biến áp. 

- Cáp điện dùng để lắp đặt cần phải có độ vòng chùng hợp lý không được kéo căng.

- Ở phía cao áp phải có sứ để chống sét, cầu chì của cao áp tự rơi, máy cần phải được tiếp đất. 

- Ở phía hạ áp cần phải có dao cách ly hạ áp hoặc cầu dao tự động Aptomat có dòng định mức phù hợp. 

- Đặc biệt đối với những máy biến áp có công suất từ 100KVA trở lên thì cần phải có đồng hồ ampe để kiểm tra phụ tải là bao nhiêu. 

- Trong suốt quá trình lắp đặt và sử dụng máy biến áp nên thường xuyên kiểm tra định kỳ dòng máy biến áp để chắc chắn rằng chúng vẫn đang hoạt động tốt. 

Máy biến áp 

Hy vọng với những thông tin và các lưu ý trong quá trình lắp đặt máy biến áp sẽ giúp bạn chọn được cho mình dòng máy biến áp phù hợp với nhu cầu sử dụng cho công trình của mình. 

Công ty TNHH Elecom 

--------------------------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY TNHH ELECOM

Địa chỉ văn phòng: Lô số 11 - Khu CN Hoàng Mai - Tam Trinh - Hà Nội

Địa chỉ nhà máy: KCN Tân Quang - Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội

Hotline: 0969607489

Email:

Website: //thietbidienelecom.vn/

Facebook: //www.facebook.com/ThietbidienELECOM/

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy biến áp mới, máy biến áp cũ, máy biến áp gia đình, máy biến áp 1 pha, máy biến áp 3 pha… Thậm chí còn có nhiều lời quảng cáo bán máy biến áp giá rẻ, thanh lý máy biến áp giá rẻ…

Máy biến áp là gì?

Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Máy biến áp là một trong những sản phẩm có giá trị cao. Người sử dụng thường ham rẻ hoặc không đủ tiền nên nhắm mắt mua liều về. Nhưng những điều tiềm ẩn, bất trắc khi sử dụng máy biến áp cũ [máy biến thế cũ] ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng cũng như quá trình bảo trì. Vậy nên bài viết này sẽ giúp những khách hàng muốn mua máy biến áp, máy tăng áp, ổn áp lioa có cái nhìn tổng quan hơn về loai máy này tránh mua phải hàng kém chất lượng cũng như những lưu ý khi lắp đặt, sử dụng máy biến áp .

Máy biến áp dùng để làm gì?

Máy biến áp thường được sử dụng để làm thay đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số của nó.

Máy biến áp thường được ứng dụng làm nguồn cho một số thiết bị điện cần có những mức điện áp khác nhau để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra máy còn được sử dụng khá phổ biến ở các hệ thống mạng lưới điện lớn như các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, khu chế tác…

Máy biến áp còn có thể làm tăng hay hạ áp hiệu điện thế, để từ đó điều chỉnh mức độ hiệu điện thế sao cho phù hợp với công suất của các thiết bị điện, giúp tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng và kéo dài tuổi thọ của các thiết bị điện.

Lưu ý khi lắp đặt máy biến áp gia đình

Khi lắp đặt máy biến áp, dù đó là chủng loại nào thì các bạn cũng phải ghi cụ thể chỉ số công suất và cả về điện áp. Đối với thiết bị máy biến áp 1 pha thì phần vỏ máy nên có ký hiệu màu sơn của pha tương ứng.

Dùng sản phẩm máy biến áp trong căn nhà thì cửa phòng chỗ lắp đặt máy biến áp nên làm bằng chất liệu không cháy, nhiều lỗ thông hơi, lỗ luồn cáp ra vào khu vực để thiết bị máy biến áp cần phải được vệ sinh thật sạch để đảm bảo ngừa các con vật chui ra chui vào.

Hy vọng với một số thông tin và lưu ý trên, các hộ gia đình có thể chọn cho mình được một loại máy biến áp gia đình hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của gia đình mình.

Máy biến áp gia đình

Trạm biến áp giàn là gì? Lưu ý khi lắp đặt trạm biến áp giàn

Máy biến thế

Trạm biến áp giàn là loại trạm biến áp mà toàn bộ máy biến áp và các thiết bị của nó được đặt trên giá đỡ giữa hai cột. Đây là loại trạm biến áp thường được lắp đặt chủ yếu tại các phân xưởng hay khu chung cư.

Phần đo đếm của trạm biến áp giàn có thể thực hiện ở phía trung áp hay hạ áp. Tủ phân phối hạ áp đặt trên giàn giữa hai cột đường dây trên không hoặc đường cáp ngầm.

Khi cần lắp đặt trạm biến áp giàn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Xác định số lượng biến áp: Gồm có 3 hộ. Với hộ loại 1 được dùng để duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, thường được sử dụng chủ yếu ở những nơi như: các toàn nhà quốc hội, các bộ quốc phòng, bệnh viện,… Hộ loại 2 dùng chủ yếu trong ác nhà máy sản xuất,.. hộ loại 3 được  mất điện ít ảnh hưởng đến kinh tế.
  • Xác định phụ tải và vị trí đặt trạm: Cần phải tính toàn trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm để hạn chế những hao hụt và hao tổn công suất của mạng điện. Tuy nhiên cần phải xem xét để cân đối mỹ quan công nghiệp và đảm bảo hành lang an toàn điện của đường dây.
  • Lựa chọn đầu phân áp: Các chế độ thường xuất hiện ở trạm biến áp: dùng nhiều cực đại, dùng ít cực tiểu và xảy ra sự cố. Mỗi chế độ đều cần được đảm bảo điện áp trên thanh góp máy biến áp.
  • Xác định chế độ vận hành kinh tế của trạm biến áp: Trong quá trình sử dụng máy biến áp thường dư công suất lớn so với tải thực, do đó thời điểm nhỏ hơn một công suất của một máy biến áp, vì vậy ta chỉ cần sử dụng một máy biến áp để tránh những tổn hao điện khi không cần dùng đến máy biến áp thứ 2.
  • Tính công suất trạm biến áp: Cần phải xác định công suất làm việc của trạm biến áphiện tại cũng như phát triển trong tương lai. 3 cách tính phổ biến nhất để xác định công suất điện: tính theo diện tích và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, tính theo công suất đặt và hệ số nhu cầu với cách tính này vần phải liệt kê công suất của mỗi thiết bị điện cụ thể, tính sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một KW điện.

Video liên quan

Chủ Đề