Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

  • Lý thuyết Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

    Lý thuyết Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    Xem chi tiết

  • Câu hỏi mở đầu trang 166 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

    Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 166 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo. Đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt lăn lại gần phía nam châm. Tại sao lại như vậy?

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

  • 1. Lực tiếp xúc

  • Câu hỏi thảo luận mục 1 trang 166 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

    Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?

    Xem lời giải

  • Luyện tập mục 1 trang 166 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

    Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống.

    Xem lời giải

  • 2. Lực không tiếp xúc

  • Câu hỏi thảo luận mục 2 trang 166 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

    Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?

    Xem lời giải

  • Câu hỏi thảo luận mục 2 trang 167 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

    Theo em, có sự khác biệt nào về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2?

    Xem lời giải

  • Luyện tập mục 2 trang 167 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

    Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống?

    Xem lời giải

  • Vận dụng mục 2 trang 167 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

    Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc?

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

Xem thêm

Trả lời câu hỏi trang 166 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo. Giải Bài 1, 2, 3 trang 167 Khoa học lớp 6 Chân trời sáng tạo. Bài 38: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc – Chủ đề 9 Lực

Đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt lăn lại gần phía nam châm. Tại sao lại như vậy?

Đưa thanh nam châm lại gần một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi sắt lăn lại gần phía nam châm là do nam châm đã hút viên bi sắt lại gần nó.

1. Lực tiếp xúc

Câu 1. Khi nâng tạ và khi đá bóng hình 38.1a và 38.1b, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? Các vật này có tiếp xúc với nhau hay không?

– Hình a: Khi nâng tạ thì vật gây ra lực là tay con người, vật chịu tác dụng của lực là quả tạ.

– Hình b: Khi đá bóng thì vật gây ra lực là chân của cầu thủ, vật chịu tác dụng của lực là quả bóng.

– Các vật này có tiếp xúc với nhau.

Luyện tập. Em hãy tìm các ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống.

– Khi cầm bát ăn cơm, tay ta và bát cơm tiếp xúc với nhau. Khi đó, tay ta đã tác dụng lên bát cơm một lực.

– Khi đóng cửa phòng, tay ta và cánh cửa tiếp xúc với nhau. Khi đó, tay ta đã tác dụng lên cánh cửa một lực.

2. Lực không tiếp xúc

Câu 2. Quan sát hình 38.2, em hãy cho biết tại sao viên bi sắt lại bị kéo về phía nam châm? Trong hình 38.2 và 37.2, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng lực? Các vật có tiếp xúc với nhau hay không?

– Viên bi sắt bị kéo về phía nam châm do có lực hút từ nam châm tác dụng lên viên bi.

– Hình 38.2: vật gây ra lực là nam châm, vật chịu tác dụng của lực là viên bi sắt.

– Hình 37.2: vật gây ra lực là trái đất, vật chịu tác dụng của lực là quả táo.

=> Các vật trên không tiếp xúc với nhau.

Câu 3. Theo em, có sự khác biệt nào về các lực tác dụng được minh họa ở hình 38.1a và 38.2?

Sự khác biệt giữa hai hình là:

– Hình 38.1a: có lực tác dụng khi hai vật tiếp xúc với nhau.

– Hình 38.2: có lực tác dụng khi hai vật không tiếp xúc với nhau.

Luyện tập. Em hãy tìm các ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống?

+ Máy sấy tóc tác dụng lực thổi bay được các mẩu giấy đặt trên bàn.

+ Mẩu sắt bị cục nam châm hút khi đưa lại gần.

Vận dụng. Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc?

– Lực tiếp xúc: hình a và hình d

– Lực không tiếp xúc: hình b và hình d

Giải bài 1 trang 167 KHTN 6 SGK Chân trời sáng tạo

Nêu hai ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc?

– Lực tiếp xúc:

+ Lực khi tay cầm, nắm các vật.

+ Lực khi châm đá vào quả bóng.

– Lực không tiếp xúc:

+ Lực nam châm hút các vật sắt.

+ Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Giải Bài 2

Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực cả Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà

B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng

Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo là lực tiếp xúc.

Chọn B

Giải Bài 3

Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa

B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng

C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn

D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm

Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn là lực không tiếp xúc.

Chọn B

Video liên quan

Chủ Đề