Không nên bảo quản mật ong ở đâu

Tìm mua được mật ong tốt đã khó rồi, bảo quản lại còn phải đúng kĩ thuật, thì mới giữ được chất lượng của mật. Khổ thế đấy, cách bảo quản thì đầy hướng dẫn trên mạng Internet, nhưng đều na ná, copy giống nhau. Thôi, để tôi viết 1 bài hướng dẫn các anh chị kĩ thuật bảo quản mật ong tốt nhất, dựa vào kinh nghiệm thực tế của tôi. Chứ không thèm copy ở đâu hết nhé.

1. MẬT ONG ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU?

Nên dùng hết mật ong trong vòng 2 năm kể từ ngày khai thác: Nhiều người nói mật ong để càng lâu càng tốt, thậm chí để bao lâu cũng được. Đấy là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, mật ong là thực phẩm, để quá lâu, hình thức có vẻ vẫn ổn, nhưng lượng dinh dưỡng đã bị phân hủy đi nhiều rồi. Tốt nhất các anh chị nên sử dụng hết mật ong trong vòng 2 năm mà thôi.

  • Đối với Mật Ong Rừng, tôi khuyên nên tối đa 2 năm, vì đối với mật rừng, trong khi khai thác không thể tránh được phấn hoa và nhộng ong non dính vào mật, rất dễ gây lên men, làm hỏng mật.
  • Còn Mật Ong Nuôi: Tối đa cũng chỉ nên để 3 năm, đấy là tối đa, còn không, cứ 2 năm là nên sử dụng hết. Đừng tích trữ mật quá nhiều, để lâu hỏng, vứt thì tiếc, ăn thì không nổi.

2. CÁCH BẢO QUẢN MẬT ONG CÒN NGUYÊN SÁP

Mật Ong còn nguyên sáp, dù là mật nuôi, hay mật rừng. Các anh chị nếu có mua, hoặc được tặng cả tảng mật lẫn sáp! Nhiều người thích để nguyên như vậy, thi thoảng bẻ hoặc xắt lấy 1 miếng sáp lẫn mật ăn ngon lành. Ngon thì tất nhiên là ngon rồi, nhưng các anh cố gắng vắt bỏ phần mật ra khỏi sáp càng sớm càng tốt. Tối đa trong vòng 5 đến 6 tháng là phải vắt mật ra khỏi sáp. Để quá lâu, sáp sẽ gây lên men, mật lẫn sáp sẽ bị chua, hỏng.

Sau khi đã loại bỏ được phần sáp, số mật ta thu được, các anh chị rót bỏ vào chai/lọ/hũ tùy ý để sử dụng.

3. LỰA CHỌN CHAI – LỌ ĐỂ BẢO QUẢN MẬT ONG

+ THỦY TINH: Không thể phủ nhận, Thủy Tinh là dụng cụ đựng mật ong tốt nhất, vì tính thẩm mĩ, độ sạch, và tất nhiên là thói quen sử dụng của loài người nữa. Thủy Tinh ra đời trước khi nhựa Plastic được phát minh, nhân loại trải qua hàng trăm năm đựng mật ong trong bình/hũ thủy tinh rồi. Nghiễm nhiên coi rằng “mật ong phải đựng hũ thủy tinh”….

+ NHỰA PLASTIC: Nhưng không hẳn. Nếu các anh chị có những chai/lọ/bình bằng nhựa Plastic đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sạch sẽ, không màu, không mùi thì rất tốt để đựng mật ong. Các nhà sản xuất mật ong của Phương Tây [nơi yêu cầu về an toàn thực phẩm cực kì khắt khe], đa phần mật ong thương mại được đựng trong những lọ/chai nhựa vì dễ vận chuyển, không sợ vỡ, và vẫn an toàn cho mật ong. Chỉ những nhãn hàng cao cấp, hoặc những sản phẩm mật ong có giá trị cao, họ mới đựng trong những bình/hũ thủy tinh mà thôi.

==> Quan điểm của riêng tôi. Nếu để mang tặng, biếu, hoặc trình bày đẹp, thì bình/hũ Thủy Tinh là lựa chọn hàng đầu. Còn sử dụng trong gia đình, tôi lại thường dùng chai nhựa Plastic, rất dễ bảo quản, không sợ bị rơi vỡ! Nếu đem so sánh 1 chai mật đựng trong hũ thủy tinh và 1 chai nhựa, sau 12 tháng bảo quản , chúng hoàn toàn giống nhau về chất lượng, mùi vị, màu sắc. Mà đựng trong chai nhựa, nếu mật bị kết tinh, đóng đường thì rất dễ để cắt vỏ, lấy mật ra.

Người Việt có thói quen đựng mật ong trong những chai/lọ có miệng nhỏ. Còn phương Tây thì ngược lại, họ thích đựng trong những hũ có miệng lớn, chủ yếu là do thói quen sử dụng thôi. Người phương Tây sử dụng mật ong thay cho đường hàng ngày, ăn kèm đồ ăn, chả thế mà họ có 1 cái gọi là Honey Dipper để lấy mật ra khỏi hũ 1 cách dễ dàng.

==> Lời khuyên của tôi: Nếu các anh chị có nhiều hơn 2 Lít mật ong, hãy bảo quản số mật ấy vào 1 chai/lọ bất kì mà các anh chị muốn. Nhưng nên có 1 hũ/chai nhỏ hơn, dung tích cỡ 300 -> 500ml gì đó để sử dụng hàng ngày! Rót từ chai lớn sang chai nhỏ, dùng hết ta lại rót tiếp. Việc này vừa tránh được dị vật, tạp chất lạ rơi vào toàn bộ số mật ong của ta, vừa tránh trường hợp đánh rơi, đổ vỡ, ta không mất đi toàn bộ số mật dự trữ.

4. BẢO QUẢN & ĐỂ MẬT ONG CHỖ NÀO HỢP LÝ NHẤT?

  • Chỗ tối, râm mát, nhiệt độ lý tưởng là từ 21 -> 26 độ C.
  • Không được đặt mật ong nơi có ánh sáng mặt trời xuyên chiếu, mật sẽ nhanh đổi màu, biến chất, lên men và bị chua nếu để dưới ánh sáng mặt trời 1 thời gian dài/nóng.
  • Không nên đặt hẳn chai mật xuống nền nhà, nền gạch, nền đất. Đặc biệt ở miền Bắc, qua 1 mùa đông, nếu để mật sát đất, rất dễ & nhanh bị đóng đường/kết tinh.
  • Cất giữ mật ong ở những giá, kệ tủ bếp là nơi lý tưởng. Không được đặt sát bếp gas, bếp từ, nơi các nguồn nhiệt cao.
  • Tuyệt đối không đặt mật ong trong tủ lạnh! Nếu để ngăn mát, hầu hết các loại mật sẽ bị kết tinh/đóng đường.

+ Đặc biệt chú ý đối với mật ong rừng, nguyên tắc là không bao giờ được đóng kín nắp, mật ong rừng tạo khí gas dữ dội, đặc biệt khi thời tiết nóng. Nếu đóng nắp quá chặt, khi mở nắp, rất dễ mật bị phun, trào ra ngoài. Hãy dùng tay vặn chặt nắp, rồi nhẹ xoay ngược theo chiều ngược lại 1 chút, làm sao để có không khí lưu thông [dù ít], nhưng không đủ rộng để cho kiến, hay các côn trùng khác chui vào chai/lọ mật.

Bài viết độc quyền của HOA BAN FOOD™, mọi trích dẫn yêu cầu ghi rõ nguồn tin từ hoabanfood.com

TÂN – HOABANFOOD | Hà Nội – Tháng 3/2015 | facebook.com/mobigraphy

Bảo quản mật ong như thế nào để mật ong vẫn dùng được lâu, vẫn giữ được chất lượng của mật ong. Hôm nay, Mật Ong Rừng Tự Nhiên mách bạn cách bảo quản mật ong đúng cách nhé.

Để mua mật ong nguyên chất đã khó, làm thế nào để bảo quản mật ong được lâu dài lại càng khó hơn. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách, mật ong nguyên chất có thể bị biến đổi màu sắc, hương vị, hay nghiêm trọng hơn là biến đổi chất, rất nguy hiểm.

Vậy làm thế nào để bảo quản mật ong nguyên chất trong quá trình sử dụng?

Giá mật ong hoa cà phê

Giống như bao loại thực phẩm khác, mật ong cũng có hạn sử dụng của nó.

Tuy nhiên, theo nhiều người cho rằng mật ong rừng, mật ong nguyên chất có thể để bao lâu cũng dùng được, điều này không đúng chút nào. Bởi vì:

  • Mật ong rừng có lẫn phấn hoa và sáp ong nhiều hơn mật nuôi, vậy nên nó rất dễ bị lên men và hong mật. Thời gian dùng loại này chỉ nên dưới 2 năm. 
  • Mật ong nuôi có thể sử dụng lâu hơn mật ong rừng, tuy nhiên nó cũng chỉ ở mức dưới 3 năm kể từ ngày bắt đầu thu hoạch.

Mặc dù mật ong được bán rộng rãi khắp mọi nơi nhưng nên nhớ không được dự trữ nó quá lâu. Chỉ cần mua một lượng vừa đủ dùng, sau khi hết bạn hãy mua tiếp, đừng mua nhiều vì để lâu mật sẽ bị hư. 

Dù là mật ong rừng hay mật ong nuôi khi dùng mật còn nguyên sáp thì thời hạn sử dụng của nó chỉ từ 5 đến 6 tháng mà thôi.

Sau thời gian ấy bạn nên vắt hết mật ra khỏi sáp để giữ nó được lâu hơn, nếu để sáp lẫn vào trong mật sẽ gây tình trạng lên men, bị chua và không thể sử dụng được. 

Nhiều người vì sợ mật ong bị hỏng nhanh hoặc bảo quản khỏi kiến bu nên đã để mật ong trong tủ lạnh.

Điều này hoàn toàn không nên – bởi khi để mật ong trong tủ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ làm tăng nhanh quá trình kết tinh của mật ong, khi đó bạn sẽ thấy các váng kết tinh xuất hiện trôi nổi trong chai mật ong, lâu dần sẽ làm giảm chất lượng của mật ong.

Hiện nay, cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc bảo quản mật ong ở trong tủ lạnh. Thực chất, bảo quản mật ong trong tủ lạnh không tốt chút nào, bởi nhiệt độ phòng là nhiệt độ thích hợp nhất cho mật ong.

Khi nhiệt độ nóng lên hoặc lạnh đi thì mật ong rất dễ bị biến chất và giảm lượng đường. Việc bỏ mật ong vào trong tủ lạnh để kiểm chứng mật ong giả hay thật cũng là một phương pháp phản khoa học. 

>> Có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh?

Hiện nay, mật ong thường được bán ở dạng chai thủy tinh hoặc chai nhựa PET. Mỗi loại có những ưu, nhược điểm riêng của nó

  • Chai thủy tinh: Thủy tinh được xem dụng cụ đựng mật ong để bảo quản tốt nhất. Nó không chỉ có tính thẩm mỹ, độ sạch mà còn là thói quen sử dụng của nhiều gia đình.

Chất liệu thủy tinh được ra đời trước nhựa plastics và được phát minh, phân loại trải qua hàng trăm năm. Việc đựng mật ong vào hủ thủy tinh giống như điều hiển nhiên ở trong cuộc sống vậy. 

  • Chai nhựa plastic: Khi đựng mật ong ở trong chai lọ, bình bằng nhựa PET thì nó sẽ đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đảm bảo sạch sẽ, không màu, không mùi và khá tốt.

So sánh chất lượng mật ong khi bảo quản trong hai loại hũ này sau 12 tháng thì kết quả mang lại y như nhau cả về chất lượng, màu sắc, chất liệu.

Bên cạnh đó, nếu đựng mật ong ở trong chai nhựa mà bị kết tinh, đóng đường bạn cũng rất dễ cắt bỏ chai để lấy mật. 

Đặc trưng của gỗ là dễ bị ẩm mốc và hút mùi từ những thứ xung quanh.

Do đó, nếu đựng mật ong trong lọ gỗ, lâu dần, mật ong sẽ không còn mùi thơm đặc trưng ban đầu, thay vào đó là mùi mà lọ gỗ đã hấp thụ, rất khó chịu.

Còn với lọ kim loại, một số chất trong mật ong có thể phản ứng hóa học với kim loại, biến đổi thành độc tố gây ngộ độc.

Đó là lý do vì sao tuyệt đối không đựng mật ong trong lọ gỗ hay lọ kim loại để tránh những hiện tượng trên. Thay vào đó, có thể dùng lọ thủy tinh hay lọ gốm sứ và đậy kín nắp để mật ong luôn trong tình trạng tốt. 

Mật ong bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ dưới 27 độ C. Nơi lý tưởng nhất để bảo quản mật ong là nơi có nhiệt độ từ 21 – 26 độ C.

Nếu nhiệt độ cao hơn, mật ong sẽ dậy mùi và chuyển sang màu sậm. Nếu nhiệt độ thấp hơn, nhất là nhiệt độ trong tủ lạnh, mật ong sẽ bị cô đặc và kết tủa thành đường. 

Gian bếp đựng thức ăn là một nơi tuyệt vời để lưu trữ mật ong. Tuy nhiên, giữ mật ong tránh xa bếp và ra khỏi tủ lạnh và lò nướng. Những nơi này dễ bị thay đổi đột ngột về nhiệt độ.

Không khí và nước là hai tác nhân hàng đầu khiến mật ong nhanh bị hỏng và biến chất.

Bởi trong không khí có nhiều bụi bẩn, nếu lọt vào sẽ khiến mật ong bị nhiễm khuẩn và mất vệ sinh, hay nghiêm trọng hơn là gây nên tình trạng oxy hóa, khiến thành phần dinh dưỡng của mật ong bị biến đổi.

Tương tự như vậy, nên để mật ong tránh xa nguồn nước hoặc những nơi thường xuyên sử dụng nước bởi sự tiếp xúc với nước có thể khiến mật ong lên men ngay say đó.

Tốt nhất ngay sau khi sử dụng, cần đậy kín nắp để ngăn không khí và nước có thể lọt vào.

Bạn muốn giảm thiểu lượng mật ong tiếp xúc với không khí thì hãy chắc chắn rằng lọ mật ong bạn sử dụng phải được đậy kín nắp.

Hương vị của mật ong có thể bị ảnh hưởng bởi không khí, và chúng cũng có thể hấp thụ độ ẩm khi bị tiếp xúc quá mức với không khí, điều này có thể làm cho nó thay đổi màu sắc lẫn hương vị.

Mật ong có xu hướng hút mùi từ những loại thực phẩm đặt cạnh chúng, khiến chúng mất đi mùi thơm đặc trưng vốn có.

Vì thế, không nên để mật ong gần các loại thực phẩm có mùi như thịt bò, cá hồi, đặc biệt là các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu, mắm,… để tránh sự ảnh hưởng mùi từ những loại thực phẩm này. 

Nhiều người có thói quen để mật ong ở nơi có nắng để ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, nhất là kiến.

Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và trong thời gian dài có thể làm hỏng mọi thứ, và mật ong cũng không ngoại lệ.

Đó là lý do vì sao nên đặt lọ mật ong ở những nơi khô ráo, thoáng mát, thậm chí hơi tối một xíu để màu sắc và hương vị của mật ong không bị thay đổi. 

  • Chỉ cần đậy nắp nhẹ lọ, chai, hũ đựng mật ong. Nguyên do là vì mật ong rừng nó sẽ sủi bọt và tạo khí gá ở bên trong. Khi bạn đậy quá kín rất dễ xảy ra tình trạng mật phun trào ra ngoài. 
  • Chai, lọ đựng mật ong cần để nó ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng chiếu vào bởi nếu không nó sẽ bị đổi màu, biến chất, lên men. 
  • Không nên để mật ogn bên dưới nền đất lạnh vì như vậy nó rất dễ gây tình trạng kết tinh mật ong. 
  • Để mật ong tránh xa các nguồn nhiệt cao vì rất dễ biến tính mật ong. 
  • Không để nước và không khí lọt vào bên trong chai, hũ đựng mật ong vì như vậy sẽ làm mật ong bị hỏng.

Trên đây là một vài chia sẻ giúp bạn bảo quản mật ong được hiệu quả hơn. Nếu muốn mua mật ong chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ thì đừng quên liên hệ ngay Mật Ong Rừng Tự Nhiên bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề