Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh

Muốn trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, hãy “nằm lòng” các kỹ năng mềm cần thiết để hiểu rõ sản phẩm công ty, nhu cầu khách hàng và xử lý các tình huống tốt nhất.

Các nhà quản lý thường chỉ tập trung hướng dẫn nhân viên của mình cách bán hàng, chốt đơn hàng và thương lượng về giá. Tuy nhiên trong thực tế, các kỹ năng cứng đôi khi không quan trọng bằng việc học hỏi các kỹ năng mềm. Và trước nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống, cấp trên cũng không thể dạy hết được cho nhân viên của mình.

Vì vậy. hãy học các kỹ năng mềm dưới đây để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và tiến gần hơn với khách hàng.

1. Kỹ năng giao tiếp

Nhân viên kinh doanh nhất thiết phải là người giao tiếp trực tiếp và làm chủ được tất cả các hình thức giao tiếp. Nếu ngoại hình là ấn tượng mang đến cái nhìn ban đầu thì giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nhân viên bán hàng.

Có rất nhiều các hình thức giao tiếp, nhưng ngôn ngữ không chỉ giúp bạn truyền đạt tối đến khách hàng mà còn giúp bạn hiểu được một phần ý định của khách hàng. Khéo léo phán đoán và xử lý tình huống sẽ giúp bạn có được sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh

2. Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng

Tùy vào đặc thù mỗi ngành nghề, bạn hãy liệt kê cho mình những đối tượng khách hàng có thể giúp bạn gia tăng cơ hội kinh doanh và giảm bớt công sức bỏ ra.

3. Kỹ năng lắng nghe

Tưởng chừng đơn giản nhưng lắng nghe là yếu tố quan trọng giúp kết nối giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng. Khách hàng luôn muốn biết liệu nhân viên có thể hiểu được nhu cầu và vấn đề của họ hay không. 

Sau khi tìm hiểu được nhu cầu, sở thích, vướng mắc của khách hàng, bạn sẽ dễ dàng đưa ra giải pháp phù hợp mà sản phẩm của bạn có thể đem lại. Có như vậy, khách hàng của bạn sẽ hài lòng về dịch vụ mà bạn đem lại.

4. Kỹ năng đặt câu hỏi

Khách hàng đôi khi cũng chưa hiểu hết được nhu cầu thực tế của mình về sản phẩm. Đây cũng chính là lúc nhân viên bán hàng cần đặt ra những câu hỏi cụ thể giúp khách hàng chia sẻ mong muốn của họ. Hãy dẫn dắt họ đến với những câu trả lời mà bạn mong muốn.

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh

5. Kỹ năng đàm phán

Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kinh doanh để đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Nghệ thuật đàm phán là sự kết hợp hoàn hảo giữa tư duy nhạy bén, ứng xử nhanh nhẹn đồng thời phải biết nhẫn nại tranh luận, kiềm chế cảm xúc và có lý lẽ để thuyết phục khách hàng một cách khéo léo, mang lại cảm giác dễ chịu để thỏa hiệp, bảo vệ lợi ích của mình.

6. Kỹ năng thuyết phục

Một trong những kỹ năng quan trọng của một người bán hàng giỏi là khả năng thuyết phục. Bạn phải biết cách làm sao để hướng khách hàng đạt được những gì họ muốn. Đừng dễ dàng từ bỏ mà hãy theo đuổi đến cùng để thuyết phục được khách hàng của mình.

>> Giảm tỷ lệ nhân viên nhảy việc bằng các chương trình đào tạo trúng đích

>> "Bỏ túi" các cách quản lý nhân viên bán thời gian

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Những người bán hàng giỏi luôn có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề. Hãy luôn bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề, giúp bạn hình dung được đích đến của mình và thực hiện nó. Hãy luôn chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh

8. Sự tự tin

Tự tin là mấu chốt trong kinh doanh nhưng bạn hoàn toàn có thể trau dồi được. Đây là cơ hội để bạn ghi dấu ấn với khách hàng của mình. Một người lắp bắp, rụt rè chắc chắn không để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đối diện. Hãy tự mình học hỏi, nâng cao sự tự tin để tạo ấn tượng tốt nhất với khách hàng.

9. Khả năng làm việc nhóm

Luôn phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp cùng phòng ban hoặc các bộ phận liên quan để giải quyết nhanh nhất các vấn đề của khách hàng. Với những dự án lâu dài, đây là kỹ năng không thể bỏ qua.


Các doanh nghiệp nên tập trung đào tạo, nâng cao các kỹ năng mềm cho nhân viên của mình để đem lại hiệu suất làm việc tốt hơn. Với hơn 300+ khóa học và 10.000++ bài giảng từ các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, Acabizgiải pháp đào tạo nhân sự giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự.

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh

Bạn có thể đào tạo nhân viên các kỹ năng mềm đáp ứng từng bộ phận như:

- Kỹ năng bán hàng

- Kỹ năng văn phòng

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng Marketing

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử,...

Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn nâng tầm vóc doanh nghiệp để cạnh tranh với đối thủ. Hãy luôn nhớ, nhân sự là chìa khó cho sự phát triển của công ty.

Acabiz là phần mềm đào tạo nhân sự trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 70% chi phí nhờ:

- Số hoá bài giảng bằng giải pháp E-learning

- Xây dựng quy trình đào tạo bài bản, phù hợp với từng phòng ban

- Học mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị mobie, laptop, PC

- Triển khai đào tạo đồng bộ, tiết kiệm thời gian, chi phí

- Hệ thống hoá báo cáo, giám sát kpi đào tạo và bảo mật tối ưu

- Đánh giá 360

- Khung năng lực chi tiết

- Gắn tên miền riêng, tối ưu hóa website doanh nghiệp

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh
Tính năng báo cáo học viên trên Acabiz

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh
Tính năng đánh giá 360 trên Acabiz

Kinh nghiệm làm việc của nhân viên kinh doanh
Tính năng khung năng lực trên Acabiz

Ngoài ra, Acabiz cung cấp kho nội dung bài giảng lớn với hơn 10.000+ khóa học đa dạng lĩnh vực chuyên môn như: đào tạo nhập môn, kế toán, nhân sự, marketing, sale, chăm sóc khách hàng,....giúp nhân viên trong doanh nghiệp liên tục được cập nhật kiến thức mới để nâng cao chuyên môn. 

Từ những lợi ích Acabiz đem lại, mạng lưới khách hàng của Acabiz ngày càng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực từ các tập đoàn lớn đến các công ty nhỏ như: Viettel, Mobifone, VP Bank, Tima, Newstarland, K+, Vinafone, Điện lực PTC3 PECC2, Thanhs, TopCV, MyTV, Gefly... Acabiz luôn tự hào mang lại dịch vụ tin cậy giúp doanh nghiệp nâng tầm chất lượng đội ngũ nhân sự để phát triển vững mạnh hơn. 

Đăng ký trải nghiệm Acabiz ngay tại: https://trial.acabiz.vn/

Bạn muốn trở thành nhân viên kinh doanh giỏi? Dưới đây là 5 kỹ năng quan trọng nhất mà mọi nhân viên kinh doanh cần phải có:

1. Kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị. Trước khi bạn liên lạc với khách hàng hoặc bắt đầu tham gia vào một cơ hội kinh doanh mới, bạn cần phải có sự chuẩn bị trước. Khi đã có sự chuẩn bị kỹ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, phóng khoáng và sẵn sàng cho mọi tình huống, phương án có thể xảy ra để giúp bạn đàm phán thành công với khách hàng. Những nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp thường chuẩn bị, tìm hiểu mọi kiến thức cần thiết về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, họ còn tìm hiểu kỹ về trách nhiệm công việc mà những cá nhân sẽ làm việc với họ. Họ cũng nghiên cứu, đánh giá những cơ hội kinh doanh mà họ đang thực hiện. Vì vậy, đối với nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, cơ hội thành công của họ là rất lớn.

2. Kỹ năng chẩn đoán. Sự khác biệt giữa hai nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và nghiệp dư ở chỗ: Nhân viên kinh doanh nghiệp dư chỉ đơn thuần “trình bày” sản phẩm trước khách hàng còn đối với nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, họ biết cách "chẩn đoán" những mong muốn, nguyện vọng của khách hàng. Chẩn đoán tốt là khả năng dẫn dắt khách hàng thông qua những tình huống có thực để thuyết phục khách hàng, giúp khách hàng nhận thức rõ về sản phẩm mà họ đang giới thiệu. Những nhân viên cấp cao hiểu nếu không có giải pháp của họ thì khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

3. Kỹ năng kiếm tiền. Muốn có được kỹ năng này, nhân viên kinh doanh cần phải có khả năng giúp đỡ khách hàng tiết kiệm và kiếm được nhiều tiền. Điều này có nghĩa là nhân viên kinh doanh phải biết cách đặt ra tình huống cho khách hàng: “Nếu không có sản phẩm của công ty bạn thì khách hàng sẽ tổn thất bao nhiêu tiền?” hoặc ngược lại “Nếu họ sử dụng sản phẩm của công ty bạn thì họ sẽ thu lại được bao nhiều tiền?” Hãy đưa ra một cách đo lợi nhuận rõ ràng và cách giải quyết vấn đề cho khách hàng. Từ đó, họ sẽ thấy được tầm quan trọng của sản phẩm và tất nhiên là bạn sẽ bán được sản phẩm.

4. Kỹ năng cộng tác. Kỹ năng thứ tư này là khả năng hợp tác của nhân viên kinh doanh với khách hàng để cùng thiết lập ra giải pháp. Hãy để cho khách hàng cảm thấy tự tin khi thiết lập giải pháp cùng bạn. Khi bạn đã có mối quan hệ tốt với khách hàng thì mọi điều sẽ diễn ra suôn sẻ.

5. Kỹ năng giao tiếp. Tạo ra sự cạnh tranh cần có một cách suy nghĩ mới về quá trình kinh doanh và cách bạn đã phản ứng với khách hàng. Những điều này sẽ giúp bạn hình thành nên nền tảng của kỹ năng giao tiếp, giúp bạn làm việc với khách hàng và đồng nghiệp theo cách tôn trọng lẫn nhau và cuối cùng là sự thành công lâu dài cho cả khách hàng và bản thân bạn. Có thể nói, đây là một kỹ năng quan trọng nhất và là tiền đề cho sự phát triển của một nhân viên kinh doanh