Kinh tế bong bóng Nhật Bản là gì

Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lý thuyết kinh tế thông thường.

Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở, làm cho giá bị đẩy lên cao, do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa. Theo sau bong bóng kinh tế bao giờ cũng là một cú giảm giá đột ngột, được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ". Cả giai đoạn bong bóng phình to và giai đoạn bong bóng nổ đều là kết quả của hiện tượng "phản ứng thuận chiều", khi đại đa số những người tham gia thị trường đều có phản ứng đồng nhất với nhau. Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể dự đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.

Cơ chế của bong bóng kinh tế thường được giải thích bằng một lý thuyết có tên là "lý thuyết về kẻ ngốc hơn". Lý thuyết này giải thích hành vi của những người tham gia vào một thị trường với sự lạc quan thái quá [anh ngốc]. Những anh ngốc này sẵn sàng mua những hàng hóa được định giá quá cao, với mong đợi sẽ bán được nó cho một tay đầu cơ tham lam khác [kẻ ngốc hơn] ở một mức giá cao hơn nhiều. Bong bóng sẽ tiếp tục phình to thêm chừng nào mà anh chàng ngốc này vẫn còn tìm được một kẻ ngốc hơn mình sẵn sàng mua những hàng hóa đó. Và bong bóng kinh tế sẽ kết thúc khi anh ngốc cuối cùng trở thành "kẻ ngốc nghếch nhất", người trả giá cao nhất cho thứ hàng hóa được định giá quá cao và không tìm được người mua nào khác cho chúng, lúc đó bóng nổ.

Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu. Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải khổng lồ đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài. Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có khi còn lan ra ngoài biên giới.

Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. Nhiều nhà quan sát lấy thị trường bất động sản ở Anh, Úc, Tây Ban Nha và nhiều vùng của Mỹ trong thời gian gần đây làm ví dụ cho ảnh hưởng này. Ngay cả ở Việt Nam, năm 2006, khi thị trường chứng khoán nóng lên, thị trường bất động sản đang đóng băng bỗng nhiên cũng ấm trở lại. Đến một lúc nào đấy, sớm muộn rồi bong bóng cũng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác nghèo đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế. Do đó, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường trên các thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán, để nhanh chóng tiến hành những biện pháp ưu tiên nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính.

Quảng cáo

Khi hiện tượng bong bóng kinh tế diễn ra trên thị trường chứng khoán người ta gọi đó là "bong bóng chứng khoán". Thực ra rất khó phân biệt một bong bóng chứng khoán với một thị trường theo chiều giá lên thông thường, người ta chỉ có thể làm được điều đó khi tất cả đã xảy ra rồi, nếu có sự "nổ bóng" thì đó mới đúng là bong bóng.

Bong bóng là gì?

1. Một chu kỳ kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng.

2. Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra.

Quảng cáo

3. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ.

"Bong bóng", xét trên khía cạnh tâm lý đầu tư, là một hiện tượng thể hiện một điểm yếu nhạy cảm trong cảm xúc của con người. Hiện tượng bong bóng hình thành khi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại cổ phiếu lên quá cao, từ đó làm cho giá giao dịch vượt xa mọi mức được coi là chính xác và hợp lý tính toán dựa vào kết quả vận hành thực của doanh nghiệp phát hành. Giống như một bong bóng xà phòng mà trẻ con thường thích thổi, bong bóng đầu tư hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng bản chất những bong bóng xà phòng không được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó cũng sẽ bay theo gió.

Người ta thường gắn khái niệm bong bóng với sụp đổ. Vậy sụp đổ là gì?

Sụp đổ là hiện tượng suy giảm nhanh và lớn của tổng giá trị toàn thị trường, thông thường là gắn với sự "vỡ" của một bong bóng. Nguyên nhân của mối quan hệ khăng khít này là vì khi bong bóng vỡ, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cố gắng bán hết cổ phiếu để rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán, những hành động này xảy ra cùng một lúc, tạo ra những làn sóng bán ồ ạt trong khi không có, hoặc có rất ít nhu cầu mua vào, kết quả là thua lỗ trầm trọng.

Hành động bán một cách hoảng loạn là biểu hiện chung của thị trường sau tiếng vỡ của bong bóng và là hình tượng sụp đổ của thị trường, ai cũng muốn bán đi, đẩy loại cổ phiếu đang giảm giá từng giây mà mình nắm giữ cho người khác, nhưng liệu có ai định mua trong tình cảnh đó? Kết quả tiếp theo của tình trạng bán một cách điên cuồng này là thị trường đi xuống rất nhanh, xét trên mọi khía cạnh, dẫn đến suy sụp và tác động trở lại đến tất cả mọi người. Thông thường, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ là một giai đoạn suy thoái kinh tế.

Mối liên hệ giữa bong bóng và sụp đổ có thể so sánh với mây và mưa. Có thể có mây nhưng không có mưa, nhưng đã có mưa thì chắc chắn phải có mây, bong bóng là mây và tình trạng sụp đổ thị trường là mưa. Lịch sử cho thấy sụp đổ thị trường là hệ quả bắt nguồn từ tình trạng bong bóng thị trường vỡ, mây càng dày - bong bóng càng to thì mưa sẽ càng lớn.

Tuy nhiên, cần phân biệt tình trạng sụp đổ thị trường với trạng thái điều chỉnh thị trường, hai tên gọi có vẻ khác nhau nhưng đôi khi biểu hiện ra của chúng không dễ phân biệt.

 Trạng thái điều chỉnh của thị trường có thể hình dung như một cách thị trường ngăn lại trạng thái tâm lý của những nhà đầu tư đang quá phấn khích. Nguyên tắc chung thường được đưa ra đối chiếu là trạng thái điều chỉnh của thị trường [correction] sẽ không làm tổng giá trị thị trường giảm quá 20%. Có khá nhiều vụ sụp đổ thị trường bị người ta gán nhầm cho cái tên là trạng thái điều chỉnh, đặc biệt là vụ sụp đổ thị trường nghiêm trọng năm 1987. Dẫu sao cũng chỉ có thể xác định một đợt giảm giá là sụp đổ hay chỉ đơn thuần là điều chỉnh sau khi thị trường ngừng tụt dốc ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian đủ dài.

[Theo saga.vn]

Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về nền kinh tế của thời kỳ Heisei [từ tháng 1 năm 1989 đến tháng 4 năm 2019] qua 5 bài viết trong series này. Việc nhìn lại thời kì Heisei có thể giúp chúng ta nhận ra một số bài học cho chính sách hiện nay.

Đầu tiên, nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì Heisei phải đối mặt với nhiều thử thách. Những vấn đề như giảm phát, cải cách an sinh xã hội – tài chính, đối sách về vấn đề giảm dân số, phát triển kinh tế địa phương đều trong tình trạng chưa được giải quyết và được chuyển đổi tiếp qua thời kỳ Reiwa. Các vấn đề của thời kỳ Heisei cũng chính là vấn đề của chúng ta những con người đang sống trong thời đại này.

Ảnh 1: Thuế tiêu thụ được áp dụng từ ngày 1 tháng 4 đầu tiên của thời kỳ Heisei

Việc nghiên cứu thời kỳ Heisei cũng chính là việc học tập về những thường thức mới về kinh tế hiện đại. Trong thời kỳ Heisei đã xảy ra những việc có lẽ chưa từng được viết trong sách giáo khoa về kinh tế trước đó. Trước kia, lạm phát đã từng là trung tâm của vấn đề về giá cả nhưng hiện nay giảm phát mới là vấn đề gây tranh cãi lớn. Những biện pháp kinh tế không được nghĩ tới trước thời kỳ Heisei như lãi suất âm, kiểm soát đường cong lợi suất [lãi suất ngắn và dài hạn mục tiêu] đã được thực hiện. Các kiến thức kinh tế trước thời kỳ Heisei đều được thay đổi đáng kể.

Mục lục

Thời kỳ Heisei bắt đầu vào giai đoạncuối của bong bóng kinh tế ở thập niên 80. Bong bóng vỡ đã đưa Nhật Bản bước vào một thời kỳ khốn cùng. Vậy bong bóng kinh tế đó bắt nguồn từ nguyên nhân thực tế là gì?

Thời kì bong bóng tại thời điểm đó nhắm đến việc giá trị tài sản như cổ phiếu, bất động sản… tăng lên quá cao so với các điều kiện cơ bản của nền kinh tế. Sự tăng lên của giá trị tài sản vượt quá sự tưởng tượng. Chỉ số Nikkei đầu năm 1984 tăng nhanh vượt mức 10 ngàn yên. Cuối năm 1989 sấp xỉ 39 ngàn yên, tăng gần 4 lần. Giá của bất động sản cũng tăng chóng mặt. Tùy vào điạ phương giá cả sẽ có sự chênh lệch nhưng trong trường hợp tại khu vực Tokyo, từ đầu năm 83 cho đến khi đạt đỉnh năm 91 tỷ lệ tăng là gần 4 lần.

Biểu đồ sự tăng trưởng của giá bất động sản và giá cổ phiếu từ năm 1985 đến 1995

Việc giá tài sản tăng lên như vậy dĩ nhiên cũng dẫn đến phát sinh lãi về vốn [capital gain]. Các khoản lãi về vốn này được tổng hợp lại trong mục “tài khoản điều chỉnh” trong thống kê GDP. Khi nhìn vào con số này, bất kì ai cũng sẽ ngạc nhiên về quy mô của nó. Trong vòng 4 năm từ năm 86 đến năm 89 mỗi năm một khoản lợi nhuận bằng hoặc cao hơn GDP danh nghĩa được tạo ra. Chúng ta luôn chăm chú theo dõi sự tăng trưởng kinh tế với 1%, 2% thay đổi trong GDP. Nhưng trong thời kỳ này thì GDP bản thân nó tăng lên gấp 4 lần.

Nếu đúng từ thời điểm hiện nay để suy nghĩ, việc tăng giá tài sản ở mức độ như vậy dù nhìn ở góc độ nào cũng là sự bất thường. Nhưng, vào lúc đó, mọi tranh luận đều tập trung vào giải thích việc tăng giá và không ai cho rằng điều này là bất thường. Trong vòng xoáy của nền kinh tế bong bóng, chúng ta đều không nhận ra đó chính là nền kinh tế bong bóng. Và đó là lý do khiến cho kinh tế bong bóng xảy ra. 

Nền kinh tế bong bóng xa rời thực tế thì nhất định sẽ sụp đổ. Giá cổ phiếu từ năm 90 giá đất từ sau năm 91 bắt đầu giảm thực sự kể từ các thành phố lớn. Trong giai đoạn này, nảy sinh vấn đề “lỗ đầu tư vốn” [capital loss] . Theo như “tài khoản điều chỉnh” được nêu ra ở phần trước trong khoảng thời gian từ năm 1990-2000 lỗ đầu tư vốn bao gồm cả cổ phiếu và đất đai đạt con số tổng cộng 960 nghìn tỷ yên.

Nền kinh tế trong thời kỳ bong bóng đã rất xuất sắc. Khi giá trị của các tài sản sở hữu tăng giá, các hộ gia đình có thể mua sắm những mặt hàng xa xỉ, những doanh nghiệp ít mạo hiểm cũng bắt đầu đầu tư những khoản mang tính rủi ro cao hơn. Kết quả là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm 86-89 luôn đạt mức tăng trưởng cao từ 5-6%. Các khoản thu từ thuế cũng tăng lên nên ngân sách nhà nước được cải thiện, những năm 90 không phát hành công trái đặc biệt [hay còn gọi là công trái nợ]. Nhập khẩu tăng lên làm giảm đi một nửa thặng dư cán cân thương mại với Hoa Kỳ, điều vốn dĩ là nguyên nhân của xung đột thương mại Mỹ – Nhật. Tình trạng việc làm cũng được cải thiện trên diện rộng.

Những thay đổi đáng kể trong thời kỳ Kinh tế bong bóng

Khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ, điều ngược lại đã xảy ra. Do sự sụt giảm giá trị tài sản mà các chi tiêu hộ gia đình cũng sụt giảm, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp cũng sụt giảm. Nếu hoàn toàn chỉ là sự đảo ngược thì đã là điều tốt nhưng những di chứng của thời kỳ bong bóng còn rất nặng nề. Di chứng đó chính là “điều chỉnh bảng cân đối kế toán”, cơ chế của nó như sau. Giá trị tài sản trong thời kỳ bong bóng tăng lên, khả năng vay của doanh nghiệp cũng tăng lên do tăng giá trị tài sản thế chấp, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được mở rộng cả bên tài sản và bên vốn. Khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ thì giá trị tài sản trực tiếp bị giảm đi nhưng giá trị nợ thì không giảm. Tính lợi nhuận của các khoản đầu tư mạo hiểm cao cũng trở nên đáng nghi ngờ. Bảng cân đối kế toán dính dấu vết, dấu vết đó thì sau khi nền kinh tế bong bóng kết thúc đi chăng nữa thì nó vẫn còn tồn tại. Sau đó, nền kinh tế Nhật Bản đi vào khó khăn, tạo ra nợ xấu cho các tổ chức tín dụng.

Trong tình hình thay đổi kinh tế như thế này thì chính sách tài chính tín dụng đã được áp dụng như thế nào? Đầu tiên, thật đáng tiếc là chính các chính sách kinh tế vĩ mô được cho là 1 trong những nguyên nhân tạo ra nền kinh tế bong bóng. Cuối những năm 80 trong thời kỳ kinh tế bong bóng, chính phủ hướng đến chính sách kích cầu nội địa nhằm kích thích nền kinh tế. Về mặt tiền tệ thì từ tháng 1 năm 86 trở đi lãi suất ngân hàng trung ương được giảm 5 lần, về mặt tài chính chính sách kinh tế được quyết định 3 lần. Tại sao, ngay giữa thời kỳ bong bóng kinh tế, chính phủ lại muốn tạo thêm kích thích lên nền kinh tế? Lý do của việc đó là: 1. Việc không hề có sự nhận thức về cái gọi là nền kinh tế bong bóng 2. Trong bối cảnh xung đột thương mại Nhật Mỹ tăng cao, cần phải giảm bớt chính sách bảo hộ của Mỹ

3. Tại thời điểm đó có lo sợ rằng việc tăng giá của đồng yên tạo ra tác dụng phụ mang tính tiêu cực đến nền kinh tế.

Vào khoảng năm 89 thời kỳ cuối của nền kinh tế bong bóng, kinh tế bong bóng mang tính tài chính bắt đầu vỡ. Nguyên nhân chính là những bất mãn của người dân ngày càng tăng lên “Do giá của đất tăng cao đột ngột nên không thể sở hữu ngôi nhà riêng của mình” “Chỉ có người giàu mới mua được nhà”. Từ các chỉ đạo hành chính, các cơ quan tín dụng được yêu cầu giảm bớt những khoản vay liên quan đến đất đai, lãi suất tăng lên 5 lần trong khoảng thời gian đến tháng 8 năm 90.


Trong thời kỳ Heisei cũng là thời kỳ liên tục của thiên tai [hành phố Kobe bị thiêu rụi trong trận động đất Hanshin năm 95]. 

Sau năm 91 khi kinh tế bong bóng đã sụp đổ, chính sách kinh tế tài chính hướng đến việc tạo kích thích lên nền kinh tế một lần nữa. Lần này là chính sách phục hồi nền kinh tế. Lãi suất ngân hàng trung ương được giảm 9 lần từ tháng 7 năm 91 đến tháng 9 năm 95, về mặt tài chính thì trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 92 đến tháng 9 năm 95 thì chính sách kinh tế đã 8 lần được thay đổi, tiến hành tăng thêm đầu tư công. Cứ như thế, khi có vấn đề gì xảy ra thì phương pháp đưa ra các “chính sách kinh tế”, chỉnh sửa dự toán bổ sung cứ được lặp đi lặp lại cho đến cả hiện nay như kỹ nghệ gia truyền của Nhật Bản.

Từ những kinh nghiệm về kinh tế như trên thì chúng ta rút ra được bài học gì cho mình? Tôi rất mong muốn độc giả mỗi người hãy tự suy nghĩ thử xem rút ra được bài học gì cho mình, với bản thân tôi thì rút ra được những bài học như dưới đây. [1] Sau khi nền bong bóng kinh tế đổ vỡ đã tạo ra hệ quả tiêu cực kéo dài làm mất đi cả những điều tích cực đã có trong thời kì này. Khi tôi nói chuyện về nền kinh tế bong bóng tại trường đại học thì có sinh viên đã viết thế này “Mong muốn một lần trải nghiệm về nền kinh tế bong bóng”, đối với tôi mà nói là điều không nghĩ tới. [2] Chúng ta đã quá chậm chạp trong việc nhận thức một cách chính xác về các vấn đề kinh tế phải đối mặt. Chúng ta chỉ nhận thức được về nền kinh tế bong bóng vào giai đoạn cuối của thời kì này, mất khá nhiều thời gian để nhận ra sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng sẽ tạo ra sự ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế.

[3] Chúng ta khi xảy ra vấn đề gì khó khăn thì thường có xu hướng dựa vào các chính sách kinh tế của chính phủ. Nhưng dù có tăng giảm lãi suất, liên tục tăng đầu tư công sau khi nền kinh tế bong bóng bị sụp đổ, suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục. Chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn về tính hiệu quả của các chính sách kinh tế.

Đọc thêm nhiều bài viết khác trong Chuyên mục Know Nippon để hiểu hơn về văn hoá, lịch sử Nhật Bản các bạn nhé: Chuyên mục Know Nippon
—–
Link bài báo: Nikkei
Biên dịch: Hoàng Linh

Truy cập ngay trang thông tin tuyển dụng của MPKEN để cập nhật các tin tuyển dụng mới nhất và hoàn toàn không mất phí: //www.mpkenhr.jp

MPKEN mới khai trương dịch vụ hỗ trợ xin visa cho người Việt với nhiều ưu đãi.

  • Giảm 1 man cho những bạn đã từng tham gia event, lớp học do MPKEN tổ chức
  • Giảm 5 sen cho những bạn đăng ký sớm [từ ngày 1-5 hàng tháng]
  • Dịch vụ check hồ sơ do luật sư người Nhật giàu kinh nghiệm với giá chỉ 2 man  ➞ Đặc biệt, giảm 2 man khi có nguyện vọng chuyển đổi sang dịch vụ xin visa trọn gói

Xin vui lòng liên hệ trước khi đăng lại hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh từ Tomoni.

bong bóng kinh tế vỡ kinh tế thời Heisei nền kinh tế bong bóng バブル崩壊 平成時代

Xem bình luận và phản hồi

Video liên quan

Chủ Đề