Lãi suất tiền gửi các ngân hàng năm 2017 mới nhất năm 2022

Với việc tín dụng bứt tốc ngay trong tháng đầu tiên của năm mới và áp lực lạm phát ngày càng tăng, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm của mình theo hướng tăng lên để hút tiền gửi từ thị trường.

Tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho biết, lãi suất huy động trung bình tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng đầu tiên của năm 2022 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Trung bình lãi suất huy động 6 tháng và 12 tháng tăng lần lượt lên mức 4,79% và 5,552% vào cuối tháng 1/2022.

Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tiếp tục là nhóm duy nhất không điều chỉnh lãi suất trong tháng 1 này. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,775%/năm trong tháng thứ 8 liên tiếp. Trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 6 tháng.

Lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ [vốn dưới 5.000 tỷ đồng] và nhóm ngân hàng thương mại quy mô lớn [vốn trên 5.000 tỷ đồng] có diễn biến trái chiều.

Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại quy mô nhỏ giảm 0,04 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng, xuống còn 4,44%/năm, trong khi tăng 0,003 điểm phần trăm với kỳ hạn 12 tháng, lên 6,058%.

Trái lại, ngân hàng thương mại quy mô lớn tăng 0,09 điểm phần trăm, lên 4,79%/năm với kỳ hạn 6 tháng nhưng giảm 0,002 điểm phần trăm xuống 5,307%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bứt phá ngay từ những ngày đầu năm; tính đến ngày 28/1/2022, dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,74% so cuối năm trước [tăng 16,32% so cùng kỳ năm trước; tháng 1/2021 chỉ tăng 0,53%]. Điều này cho thấy dòng vốn đã khai thông.

Hiện tại, mặc dù chỉ số lạm phát CPI của Việt Nam đạt 1,94% tháng 1/2022, mức lạm phát tháng 1 thấp nhất kể từ năm 2017 tới nay [nếu ngoại trừ năm 2021], nhưng nhóm nghiên cứu tại BVSC cho rằng, áp lực lạm phát sẽ cao hơn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh,

"Triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế cũng khiến nhu cầu tín dụng tiếp tục cao. Các áp lực này có thể sẽ khiến nhiều ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất huy động", nhóm nghiên cứu BVSC nhận định.

Thực tế cũng cho thấy, bước sang đầu tháng 2/2022, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh tăng biểu lãi suất huy động.

Điển hình, lãi suất tiết kiệm tại VPBank kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng tăng khoảng 0,3 - 0,7 điểm phần trăm so với trước đây; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng khoảng 0,7 - 0,8 điểm phần trăm. Thậm chí, nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng với sản phẩm Prime Savings, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tháng đầu tiên lên đến 12,2-12,4%/năm, các tháng sau đó là 6,1-6,2%/năm.

Techcombank cũng tăng lãi suất từ 0,4-0,5 điểm phần trăm với hầu hết kỳ hạn từ ngày 7/2/2022. Hay tại BacABank, lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng cũng tăng 0,1 điểm phần trăm so với trước, lên mức 3,8%/năm cho các kỳ hạn từ 1-3 tháng; 6%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 6,1%/năm cho kỳ hạn 9 tháng.

Một số ngân hàng cũng tăng biểu lãi suất còn có SCB, SaigonBank, ACB, Sacombank, DongA Bank, OCB…

Tại bảng xếp hạng lãi suất cao nhất tháng 2/2022, SCB dẫn đầu với mức lãi suất 7,6%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 13 tháng.

Tiếp đến là Techcombank với mức 7,1%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.

Liền sau là ngân hàng MSB với mức ấn định 7%/năm và điều kiện số tiền gửi áp dụng từ 200 tỷ đồng trở lên tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng.

LienVietPostBank hiện đang xếp ở vị trí thứ tư với lãi suất là 6,99%/năm. Điều kiện để khách hàng nhận được mức lãi suất này là phải có khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ trở lên.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MBBank [6,9%/năm], Ngân hàng Việt Á [6,9%/năm], HDBank [6,85%/năm], BacABank [6,8%/năm]... Nhưng, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Đáng chú ý, VPBank đã thoát khỏi vị trí cuối bảng khi mức lãi suất cao nhất ở đây đã tăng lên mức 6,7%/năm cho khoản tiền lớn hơn 50 tỷ, kỳ hạn 36 tháng.

Tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước [Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV] trong tháng này chỉ Vietcombank là có điều chỉnh giảm lãi suất tại một số kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến mức lãi suất cao nhất đang được huy động tại ngân hàng này. Trong đó, mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm tại VietinBank; ba ngân hàng còn lại có chung mức 5,5%/năm.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
_______

Số:  04/2022/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022

THÔNG TƯ

Quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 ca Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn, chi trả trước hạn hoặc thanh toán trước hạn tiền gửi theo thỏa thuận [sau đây gọi là rút trước hạn tiền gửi] của tổ chức [không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài], cá nhân gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Đối với khoản tiền ký quỹ được gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi được thực hiện theo quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp văn bản riêng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định lãi suất rút trước hạn tiền gửi thì thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng 

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [sau đây gọi là tổ chức tín dụng] hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, không bao gồm ngân hàng chính sách.

2. Tổ chức [không bao gồm tổ chức tín dụng], cá nhân gửi tiền tại tổ chức tín dụng [sau đây gọi là khách hàng].

Điều 3. Hình thức tiền gửi rút trước hạn

1. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

2. Tiền gửi có kỳ hạn.

3. Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.

4. Các hình thức nhận tiền gửi có kỳ hạn khác theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Điều 4. Rút trước hạn tiền gửi

1. Rút trước hạn tiền gửi là trường hợp khách hàng rút một phần hoặc toàn bộ tiền gửi trước ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận việc rút trước hạn tiền gửi phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với từng hình thức tiền gửi cụ thể. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi được thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp không có thỏa thuận rút trước hạn tiền gửi, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Lãi suất rút trước hạn tiền gửi

1. Trường hợp khách hàng rút trước hạn toàn bộ tiền gửi: tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi.

2. Trường hợp khách hàng rút trước hạn một phần tiền gửi:

a] Đối với phần tiền gửi rút trước hạn, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp nhất của tổ chức tín dụng đó theo đối tượng khách hàng và/hoặc theo loại đồng tiền đã gửi tại thời điểm khách hàng rút trước hạn tiền gửi;

b] Đối với phần tiền gửi còn lại, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất đang áp dụng đối với khoản tiền gửi mà khách hàng rút trước hạn một phần.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 và thay thế Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10 tháng 3 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng.

2. Đối với các thỏa thuận lãi suất rút trước hạn tiền gửi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến ngày đến hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 7; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp [để kiểm tra];

- Công báo;

- Cổng TTĐT của NHNN;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT.

KT. THỐNG ĐỐC

PHÓ THỐNG ĐỐC

Phạm Thanh Hà

Video liên quan

Chủ Đề