Làm sao kiềm chế cơn nóng giận với con

Chị Thanh vốn rất chiều con nên bé Bi có phần nhõng nhẽo. Tuy nhiên, hôm nay vừa bị sếp mắng ở công ty, về nhà lại nhìn cái xe chồng hứa đem đi sửa hộ vẫn chỏng chơ giữa phòng, còn chồng nhắn tin đi nhậu, chị đâm cáu khi cậu con trai cứ bám lấy mẹ đòi bế. Chị kêu mẹ mệt, thằng bé càng gào to: “Mẹ bế, mẹ bế” rồi bám người chị đu lên. Bực mình, chị đẩy bé ra, bé lại chạy vào ôm chặt chân mẹ. Điên tiết, chị đẩy mạnh, bé Bi ngã xuống nền nhà lát đá hoa, đầu và vai đập vào đất. Cậu bé khóc thét lên. Chị giật mình chạy lại ôm con, cuống quýt xin lỗi con để bé ngừng khóc…

Cha mẹ nổi nóng với con có thể vô tình gây hại về tâm lý và thể chất cho bé - Ảnh: Shutterstock

Hầu như trong quá trình nuôi dạy con của mình, ông bố bà mẹ nào cũng từng trải qua trạng thái cáu giận vì con nghịch ngợm, làm hỏng đồ đạc trong nhà, nói mãi không chịu nghe, thậm chí con hỏi quá nhiều, hay khi học bài cùng con mà giảng mãi con không hiểu cũng khiến bố mẹ sôi máu.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong buổi sinh hoạt định kỳ mới đây tại TP HCM của CLB Dạy con nên người với chủ đề “Nấu chín cơn giận để dạy con”, số thành viên tham dự bỗng đông bất thường. Đa số các bậc phụ huynh đều thừa nhận trong quá trình nuôi dạy con của mình không tránh khỏi những lúc nổi nóng và la mắng con, dù biết là không nên. Tuy nhiên, áp lực cơm áo gạo tiền rồi những vấn đề khác trong cuộc sống khiến bố mẹ đau đầu dẫn đến không thể nhẹ nhàng với con.

Chị Hương [công tác trong ngành viễn thông, có con gái sắp lên lớp 3 và con trai chuẩn bị vào lớp 5] kể khi chị dò bài cùng cậu anh thì cô em cứ vào gây nhiễu vì bé muốn mình là trung tâm của cả nhà khiến chị rất bực. Chị Xuân Thương [giám đốc một công ty] dễ nổi cáu khi hai cậu con trai 6 và 3 tuổi thường đặt nhiều câu hỏi và bắt mẹ trả lời bằng hết dù chị đang mệt mỏi sau cả ngày làm việc…

Quảng cáo

Tuy nhiên, rất nhiều người sau những ca nổi nóng với bé đã dần tìm ra bí quyết giúp mình tự kiểm soát cơn giận. Chị Quỳnh Chi [nhà ở quận 10] có hai con 10 và 6 tuổi chia sẻ kinh nghiệm để không nổi nóng khi dò bài cùng con là trước hết phải tạo cho mẹ một tâm lý thật thoải mái. Sau 8 tiếng công sở mệt mỏi, việc đầu tiên chị làm khi về nhà là tắm rửa cho mát mẻ và thư giãn đầu óc. Khi chị có tâm trạng thoải mái thì những sai sót của con dễ được thông cảm hơn. Chị Chi cũng cho rằng cha mẹ cũng không nên cầu toàn, đừng đòi hỏi con quá nhiều thì sẽ đỡ được cảm giác nóng giận bực mình, vì trẻ nhỏ đương nhiên không thể hiểu nhanh bằng người lớn. Chính chị đã phải mất hai năm trời để rèn luyện tính ngăn nắp, biết sắp xếp bút sách gọn gàng trước và sau khi học bài cho con. Ngoài ra, để bé có thể tiếp thu tốt khi học ở nhà cùng mẹ, hai mẹ con chị thống nhất một giờ học nhất định trong ngày, cùng nhau biến giờ học thành niềm vui. Bản thân chị cũng phải gạt hết những lo toan khác sang một bên khi đã vào bàn học cùng con.

Anh Minh Luận [một nhà thiết kế] kể cô con gái 11 tuổi của anh rất hiếu động, thích tìm hiểu nên bé đã liên tục hỏi anh rất nhiều điều. Để giảm áp lực cho bố khi con cứ hỏi hoài, anh bảo bé ghi các câu hỏi vào một quyển sổ, sau đó bố giải đáp một thể. Thậm chí, khi nào bí quá, anh còn đề nghị bé ghi câu hỏi rồi tự ghi câu trả lời và sau đó hai bố con cùng so sánh đáp án. Như thế anh vừa không bị áp lực khi con cứ bám theo hỏi hết thứ này thứ kia mà còn tạo cho bé tính tự lập và phát triển khả năng tư duy.

Tuy nhiên, với những đứa trẻ chưa biết chữ thì cha mẹ có thể áp dụng cách của chị Bích [Q7, TP HCM]. Cô con gái 4 tuổi của chị nói cũng rất nhiều và hỏi liên tục. Thậm chí một câu hỏi, bé hỏi đi hỏi lại nhiều lần, đến khi thuộc lòng câu trả lời của mẹ, bé vẫn chưa chán hỏi. Rồi từ trả lời này của mẹ bé lại liên tưởng sang câu hỏi kia. Để chấm dứt chuỗi câu hỏi dài dằng dặc của bé, chị vẫn trả lời nhưng kèm điều kiện: “Con chỉ được hỏi 3 câu”. Thường thì bé không đồng ý ngay mà luôn chèo kéo thêm 1, 2 câu nữa, và cuối cùng, mẹ con chị thường thống nhất ở mức 5 câu. Sau đó, bé có hỏi thêm mà chị không trả lời bé cũng không khóc lóc ăn vạ vì đã đồng ý với mẹ rồi.

Quảng cáo

Trong bài chia sẻ của mình, chuyên gia đào tạo Bùi Trọng Giao [Chủ tịch CML Group, Giám đốc đào tạo BNI Việt Nam] cho rằng khi nóng giận, người ta có thể làm bất cứ điều gì từ phá hỏng đồ đạc quý đến làm tan nát cả sự nghiệp, gia đình. Hậu quả của những cơn giận là rất khó lường. Nếu cha mẹ nóng giận với con, bé sẽ bị tổn thương về thể chất và tinh thần. Khi bị nhiếc móc vô cớ, bé cảm thấy oan uổng, sợ hãi, uất ức. Khi bị cha mẹ đánh đập, bạo hành, bé sẽ bị đau đớn, tàn tật. Còn bản thân cha mẹ nếu nổi nóng cũng có thể phải gánh chịu những hệ lụy nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe của mình. Bởi khi chúng ta nóng giận, chất adrenalin và catecholamine được giải phóng sẽ làm tăng huyết áp, đổ mồ hôi, đau đầu… Những ai đang bị bệnh ở gan hay tim sẽ có nguy cơ bệnh nặng hơn. Trong một bộ não của con người có ba lớp, não người [có lý trí], não thú [cảm xúc] và não bò sát [bản năng], và khi adrenalin được giải phóng quá nhiều, nó sẽ làm mờ các lớp não, khiến chúng ta có xu hướng hành động theo bản năng…

Ông Giao cũng phân tích các nguyên nhân cha mẹ giận con bao gồm: Cái tôi của cha mẹ lớn [Chẳng nhẽ mình thế này mà không bảo được con]; Kỳ vọng vào con nhưng gặp điều không như ý; Thiếu sự thấu hiểu cả về con cái cũng như nguyên nhân và hậu quả của cơn giận; Bế tắc về phương pháp giáo dục; Môi trường sống nhiều áp lực….

Biểu hiện của cơn giận là vẻ mặt đỏ bừng hoặc tái, mắt trợn ngược, mày nhíu, lời nói thì quát tháo, la hét, mắng chửi, nguyền rủa hay có các động tác quăng quật, đập phá, đánh đập, sát thương...

Để giải quyết các cơn nóng giận, theo ông Giao, chúng ta có thể kìm nén cơn giận kiểu “chồng giận thì vợ bớt lời”, tuy nhiên nếu để lâu nó có thể gây hiện tượng lò xo bị nén, khi giọt nước tràn ly, cơn giận sẽ được phản ứng dữ dội hơn; Có thể nuốt giận vào trong nhưng mãi không giải quyết cũng có thể gây ra các bệnh trầm cảm, nội tiết; Có thể trút giận vào đối tượng thứ ba như đánh đập hình nộm, tuy nhiên giận nhiều quá sẽ thành vết hằn, đến lúc nào đó ta sẽ đánh người thật.

Cách tốt hơn cả là hãy pha loãng cơn giận: Uống một cốc nước lọc, pha loãng chất độc làm mờ não để tĩnh tâm hay bấm huyệt hợp cốc [an thần] trên bàn tay để tự bình tĩnh. Và đặc biệt là giải pháp để nấu chín cơn giận: “Tắt CPU”: Hãy ngừng thở 30 giây: ngừng suy nghĩ, ngừng cảm nhận, ngừng hành động… Sau đó, “Restart”: Hít thở sâu, thở điều hòa trở lại; “Sắp xếp lại các files”: trả lời 3 câu hỏi: Chuyện gì đang xảy ra, Có thật không, có đáng không, và Phản ứng ra sao.

Và quan trọng hơn, ta nên giải quyết tận gốc cơn giận bằng cách Hiểu được luật nhân quả; Tập cho mình cách sống đơn giản [không đòi hỏi những gì quá khả năng]; Sống yêu thương; Tìm cho mình một người hỗ trợ [vợ/chồng] khi phải chịu nhiều áp lực hoặc khi nổi nóng; Tự học, đọc các tài liệu về xử lý nóng giận…

Chuyên gia cũng bổ sung, sự nóng giận hoàn toàn khác với sự nghiêm khắc khi dạy con. Giận quá mất khôn, nóng giận là khi chúng ta không thể kiểm soát được bản thân mình còn nghiêm khắc là khi chúng ta giáo dục con có chủ định, phương pháp, và chúng ta lường được kết quả của sự việc.

Kim Kim

Những khi dạy học hoặc bảo con làm việc gì mà trẻ không làm được, một số phụ huynh thường quát mắng con. Những câu nói hay buột ra cùng với sự chỉ trích nặng nề như: sao ngu dốt thế, có vậy mà không làm được, đầu bã đậu, học phí cơm… làm cho trẻ hoặc nổi nóng hoặc cãi lại hoặc “chai lì” không chịu tiếp thu. Vậy là việc dạy dỗ con trở nên ầm ĩ khắp nhà mà trẻ chẳng có tiến bộ gì hơn.

CÁCH TỰ KIẾM CHẾ CƠN NÓNG GIẬN KHI DẠY CON

Kìm hãm cơn nóng khi dạy con

Không chỉ thế, có những ông bố, bà mẹ còn đánh con, ấn tay dí vào đầu bé hoặc quăng ném sách vở của con. Phải chăng họ không yêu thương con mình? Có phải bằng cách ấy thì con mới học tốt hơn, mới nghe lời? Có lẽ, đấy chỉ là những hành động bột phát thể hiện sự kém kiềm chế không làm chủ được cảm xúc của bố mẹ. Mỗi trẻ sinh ra có những tư chất khác nhau. Có em thông minh, có em chậm hơn một chút so với bạn bè cùng lứa. Tuổi các bé là tuổi còn vui chơi, còn đang phát triển về thể chất và tâm lý. Những kỳ vọng của bố mẹ là con ngoan học giỏi là điều đương nhiên, nhưng dạy dỗ sao cho con nên người là cả một quá trình lâu dài và cần sự kiên nhẫn.

Chúng ta thử đặt mình vào vị trí của trẻ, khi khó khăn, trẻ cần sự khuyến khích, định hướng nên làm thế nào cũng như sự ân cần chỉ bảo. Bản thân bố mẹ sau khi quát mắng con, nhiều khi cũng chưa nguôi sự giận dữ hoặc có khi lại tự trách bản thân. Khi đã nóng tính, chúng ta không đủ tỉnh táo và sáng suốt để nghĩ ra nên tìm cách nào để giúp đỡ con hiểu ra vấn đề. Nếu bố mẹ nóng tính thường xuyên thì trẻ cũng sẽ học tính đó của bố mẹ và trở thành người nóng tính hoặc bướng bỉnh, lì lợm và chống đối.


Nếu bố mẹ nóng tính thường xuyên thì trẻ cũng sẽ học tính đó của bố mẹ. [Ảnh minh họa].

Một số trẻ trở nên né tránh tiếp xúc, không cởi mở chuyện trò chia sẻ với bố mẹ những khó khăn của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Như vậy do nóng tính, vô tình chúng ta đã đẩy con cái xa rời ta.

Muốn kiềm chế được sự nóng nảy của mình khi dạy dỗ con, bố mẹ phải luôn giữ được sự bình tĩnh và giữ cho cảm xúc thăng bằng. Ví dụ, nếu trẻ mắc một lỗi nào đó, cha mẹ nên xem xét sự việc đã xảy ra như thế nào một cách khách quan bằng việc hỏi con cặn kẽ, nghe trẻ kể lại và giải thích. Mặt khác, có thể tìm hiểu thêm nếu sự việc đó có liên quan đến người khác. Bố mẹ có thể đặt cho con câu hỏi để trẻ tự nhận thức được vấn đề, tự nhận thấy sai sót của mình và hướng giải quyết tích cực, phù hợp nhất. Sau đó, bạn cần bàn bạc với con cùng tìm ra cách khắc phục sai lầm và định hướng cho trẻ tiếp theo nên làm gì.

Nếu dạy con học mà bé kém tập trung chú ý thì nên nhắc nhở con, không nên để những yếu tố xung quanh gây nhiễu khi trẻ đang học. Nếu con không biết cách làm một bài toán chẳng hạn, bạn nên bảo con đọc kỹ đề bài, xem lại kiến thức cơ bản đã học rồi áp dụng vào bài tập con đang làm… Với những trẻ nhỏ, nhận thức còn chưa phát triển thì bố mẹ nên hướng dẫn con cụ thể cách làm một việc theo thứ tự từng bước, vừa làm vừa giải thích cho bé hiểu để làm theo. Mỗi khi thấy trẻ cố gắng hoàn thành một việc gì cha mẹ cần khen ngợi, động viên để con tiếp tục phát huy. Lời khen, lời động viên đối với trẻ em có hiệu quả giáo dục rất nhiều so với những lời chỉ trích mắng mỏ nặng lời. Nếu chẳng may con mắc lỗi làm bố mẹ rất giận dữ thì khi đó, nên tự kiềm chế bản thân bằng cách hít thở sâu, không căng thẳng đầu óc, chùng lỏng các cơ bắp, dừng lại một lúc, không nên nói to và cân nhắc nên nói với con như thế nào cho có tác dụng.


Cha mẹ không nên chê bai, mắng mỏ, cười nhạo hay coi thường con. [Ảnh minh họa].

Tất nhiên, nếu con có hành vi vi phạm nặng nề, chúng ta phải có thái độ kiên quyết và dứt khoát  nhưng phải bình tĩnh và lời nói phải mang tính thuyết phục. Đối với trẻ có vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, tăng động, tự kỷ… thì thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng tình cảm của bố mẹ lại càng cần thiết khi dạy dỗ con.

Cha mẹ cần đối xử với con như những gì con vốn có và chấp nhận trẻ. Không chê bai, mắng mỏ, cười nhạo, coi thường trẻ sẽ làm trẻ mất tự tin. Hãy luôn là người bạn của con, người thầy của con với tình cảm của người làm cha mẹ, luôn đồng hành cùng con để giúp trẻ vượt qua những khó khăn và hòa nhập với cuộc sống một cách tốt nhất.
 

7 cách đơn giản để kiềm chế cơn nóng giận, không quát trẻ

1 Thì thầm

Khi bạn thì thầm với bé điều gì, bé cũng sẽ im lặng và tập trung chăm chú nghe từng lời của bạn như thể đang lắng nghe một bí mật thú vị. Khi bé hỏi lại, bạn cũng hãy trả lời một cách thì thầm, có thể điều chỉnh giọng nói mình to lên một chút nhưng tuyệt đối đừng mắng bé ngay khi vừa nói thầm với bé xong. Việc nghe giọng nói nhỏ nhẹ của bố mẹ cũng sẽ hình thành cho bé một cách nói chuyện nhẹ nhàng khi lớn lên.

2 Lảng sang việc khác

Có những lúc bạn nhận thấy rằng nếu mình nói ra một câu gì đó với bé thì chắc hẳn đó sẽ là một câu quát mắng ngay lập tức? Vậy thì hãy lảng đi bằng cách đi xuống bếp hoặc ra ngoài để kiềm chế cơn nóng giận của mình nhé. Khi nào bạn cảm thấy đã nguôi ngoai đi một chút thì hãy bình tĩnh nói chuyện với bé. Kiềm chế sự nóng giận của mình cũng là một cách để bạn dạy bé cách bình tĩnh trước những vấn đề trong cuộc sống.

Nói thầm thì với bé để tự kiềm chế sự nóng nảy của mình.

3 Hạ giọng cuối câu

Nhà ngôn ngữ học Heather Summers khuyên các bậc phụ huynh nên hạ thấp giọng nói của mình ở cuối mỗi câu để bé có cảm giác yên bình hơn. Thêm vào đó, sự dịu dàng ấy cũng dễ giúp bé thấm hơn những điều bạn muốn truyền đạt. Việc bạn cứ cao giọng như chì chiết ở cuối câu chỉ làm cho bé sợ hãi chứ chẳng hề mang lai hiệu quả như bạn mong muốn đâu.

4 Không nói kiểu ép buộc

Hãy nói với bé những điều bạn muốn bé làm chứ không phải những điều bạn cấm bé làm. Nếu bạn đưa ra 1 lý do cho sự cấm đoán nào đó, rất có thể bé sẽ bật lại bằng những lý lẽ của riêng mình. Bạn sẽ phủ nhận ý kiến của bé? Chắc chắn bé sẽ cảm thấy không được tôn trọng và không chấp nhận nghe lời bạn đâu.

Những bé bướng bỉnh sẽ tỏ ra chống đối, vậy thì hãy nhắc đi nhắc lại những điều bạn muốn bé làm ít nhất 3 lần. Môt cuộc nghiên cứu xã hội học gần đây đã đưa ra kết luận rằng: người ta chỉ thực hiện theo lời của ai đó khi được nhắc đi nhắc lại 3 lần. Nếu bé vẫn nhất quyết không nghe lời, hãy tước bỏ một số quyền lợi của bé [như đi chơi công viên với bạn, xem phim hoạt hình…] để làm hình phạt.

5 Những điều cần làm

1. Nhận biết điều bé muốn

2. Nói cho bé biết điều bạn muốn

3. Coi những phản ứng chống đối của bé là một dấu hiệu của phát triển nhân cách.

6 Hát lên hoặc đếm nhẩm

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng là việc bạn lẩm nhẩm hát thay vì quát mắng bé thì cơn giận của bạn sẽ được kiềm chế tốt hơn. Ngoài ra, việc bạn đếm chậm rãi từ 1 đến 10 cũng giúp sự nóng nảy của bạn vơi đi đáng kể thay vì đổ hết lên đầu bé.

7 Nhìn vào gương

Một cách làm rất hiệu quả nữa là khi bạn cảm thấy mình chuẩn bị bực dọc, hãy nhìn vào gương. Thật buồn cười và nhăn nhó đúng không nào? Khi nhìn vào gương, đối diện với chính mình, bạn sẽ nhận thấy việc nổi giận với bé thật là vô lý và… đáng thương cho bé biết bao nhiêu!

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Rèn luyện cách tự kiềm chế cho trẻ

Trẻ em cũng có thể học cách tự kiềm chế từ khi còn rất nhỏ. Ban đầu mục đích chỉ để thư giãn và ngăn chặn sự tức giận. Khi lớn lên, những bài tập này sẽ giúp trẻ làm việc bằng những phương pháp lành mạnh thay vì lãng phí thời gian bực bội, khó chịu.

 


ảnh minh họa

Diễn đạt cảm xúc thành lời

Trẻ em thường buồn bã và hành động khi chúng không biết làm thế nào để nói lên cảm xúc của mình. Trẻ cảm thấy thất vọng và bị kích động về thể chất. Giáo sư Sal Severe, tác giả cuốn sách “Làm thế nào để cư xử với trẻ mẫu giáo” khuyên rằng: Các vị phụ huynh hãy tìm cách nói chuyện với trẻ về những gì con đang cảm nhận. Hãy dùng những câu hỏi định hướng như: “Con đang cảm thấy tức giận hay chán nản? Bây giờ con đang cảm thấy như thế nào? Cái gì khiến con có cảm xúc như vậy?”… Khi bạn nắm bắt một cách chính xác cảm nhận của con trẻ, bạn sẽ tìm được những giải pháp hiệu quả để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của mình.

Hít thở thật sâu

Hít thở sâu là một cách để lấy lại bình tĩnh và trẻ có thể học biện pháp này ngay từ nhỏ. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ hít thở sâu bằng cách đặt bàn tay trẻ lên lồng ngực của mình khi thực hiện công việc này và yêu cầu trẻ bắt chước. Trẻ lớn hơn có thể đếm đến 5 khi hít thở sâu. Khi hít vào hãy đếm trong đầu và thở ra từ từ trong khi đếm lại từ 1 đến 5. Bạn có thể nói trẻ hình dung những cảm xúc tiêu cực đã theo hơi thở đi ra ngoài.

Rèn luyện sự đồng cảm

Một trang web uy tín liên kết với các chương trình truyền hình cha mẹ hướng dẫn một cách để xây dựng sự đồng cảm với những đứa trẻ buồn bã. Hãy hỏi con trẻ suy nghĩ thế nào nếu cách cư xử của con có ảnh hưởng tới những người khác. Điều này có hiệu quả rõ rệt ngay cả với trẻ nhỏ miễn sao cách bạn truyền đạt có thể giúp trẻ hiểu. Ví dụ: “Khi con buồn, cả nhà đều không vui vì lo lắng cho con”. Với những đứa trẻ lớn hơn có thể hỏi: “Con sẽ làm gì để xử lý tốt hơn vấn đề này” để khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề của mình.

Ngừng suy nghĩ

Trẻ em có thể dùng phương pháp nhận thức để bắt đầu chịu trách nhiệm về cách cư xử của mình. Dạy cho trẻ nhận biết dấu hiệu của sự căng thẳng và vẽ trong đầu một biểu tượng “STOP” [dừng lại] màu đỏ, màu xanh hay bất kì màu nào khác có thể nhắc nhở trẻ dừng những suy nghĩ đáng lo ngại của mình.

Sau đó trẻ có thể sử dụng một kĩ thuật khác như hít thở sâu hay thực hiện một hành động khác để tránh những cơn thịnh nộ. Bạn có thể sử dụng một hình thức sửa đổi linh hoạt với trẻ nhỏ, dạy cho chúng một “từ mã” mà bạn hay trẻ có thể sử dụng khi cảm thấy bắt đầu mất kiểm soát. Từ này đóng vai trò gợi ý để chúng ta bình tĩnh hơn. Ví dụ khi bắt đầu thấy mệt mỏi, căng thẳng, mình có thể tự nói [hoặc nghĩ trong đầu]: “bình tĩnh nào” hay “mọi chuyện sẽ ổn thôi”…

 

Trước khi muốn dạy trẻ cách kiềm chế sự tức giận, bạn phải nhận biết những dấu hiệu tức giận ở trẻ, nhất là những năm đầu khi trẻ chưa biết nói. Từ đó cha mẹ mới có biết dạy trẻ đúng cách theo từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của bé.


Những năm đầu đời, bé chỉ biết khóc để thể hiện sự tức giận

  Những biểu hiện tức giận của trẻ thể hiện theo từng độ tuổi. Ở trẻ dưới 3 tuổi thường là khóc bởi trẻ nghĩ rằng khóc sẽ gây được sự chú ý và cha mẹ sẽ hiểu được nhu cầu của trẻ. Do chưa có khả năng diễn đạt được những nhu cầu nên khi không thỏa mãn ý muốn của mình, trẻ thường quăng mọi đồ vật xung quanh, thậm chí có nhiều trẻ lao vào cắn, cấu bạn bè hoặc người thân...   Ở đội tuổi này, để dạy trẻ cách kiềm chế sự tức giận, giải tỏa trẻ khỏi những bức bối, khó chịu, thạc sĩ Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính quốc gia, lưu ý: “Trước hết hãy dùng đồ chơi, trò chơi để cắt cơn giận cho bé sau đó nên lắng nghe trẻ, dành thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu được nguyên nhân sự tức giận chứ đừng nên bỏ qua. Còn nếu trẻ vô cớ tức giận thì cha mẹ nên đưa trẻ tới những nơi có khung cảnh thiên nhiên, nơi yên tĩnh để cùng tản bộ và trò chuyện”.


Hãy lắng nghe và chơi với trẻ để trẻ kiềm chế cơn tức giận

Đối với những trẻ có vốn từ vựng kha khá, bà Nguyễn Thanh Thúy, Hội quán Các bà mẹ, chia sẻ: “Tuyệt đối không nên hạn chế cảm giác của trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy ức chế, nếu để lâu sự tức giận sẽ bị dồn nén, không hay. Thay vào đó cha mẹ dạy trẻ cách kiềm chế sự tức giận bằng việc khơi gợi cho trẻ tự biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình bằng lời nói một cách thoải mái, không giới hạn vấn đề. Đối với trẻ, khi đã có thái độ tức giận thì có nghĩa vấn đề đó các bé cảm thấy rất quan trọng vì vậy người lớn đừng chế giễu hay coi thường mà phải hướng cho bé cách giải quyết vấn đề”.  

Thế nhưng theo các chuyên gia tư vấn tâm lý, để sự dạy trẻ cách kiềm chế sự tức giận và không biến những cơn nóng giận đó thành hành vi bạo lực thì điều cần thiết hơn cả là cha mẹ phải sống gương mẫu, bản thân phải kiềm chế cơn tức giận. Từ đó chắc chắn trẻ sẽ hiểu rõ trách nhiệm khi bày tỏ thái độ của mình và hậu quả của những cách cư xử không phù hợp.

6 cách để dạy bé dưới 2 tuổi biết nghe lời

Thật khó để bạn có thể “bắt” một đứa trẻ mới chập chững biết đi vâng lời bạn vì ở độ tuổi này, các bé chưa phân biệt được điều đúng sai, chưa thể hiểu rõ những cái được và không được. Nhưng các mẹ có biết rằng, chỉ bằng các biểu hiện thái độ, giọng nói, ánh mắt... mẹ hoàn toàn có thể truyền tải được thông điệp mình muốn nói và bé sẽ ngoan hơn mà mẹ không cần phải quát mắng. Tiến sĩ Martin J. Drell [Hàn Lâm Viện Mỹ về Tâm Lý Trẻ Nhỏ và Vị Thành Niên - AACAP] sẽ mách nhỏ các mẹ một vài phương pháp để răn dạy những bé dưới 2 tuổi nghe lời. 1. Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết, khi bạn để cho con thấy mình giận dữ, tức là bạn đã thất bại. Vì khi bạn giận dữ, hoặc là trẻ sẽ thấy sợ, hoặc là sẽ trở nên bướng và lì hơn. Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra. "Tất nhiên là bé sẽ không hiểu được vấn đề như bố mẹ mong đợi, nhưng đừng vì thế mà không giải thích và nói chuyện với con về những việc bé vừa làm. Cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị của bạn sẽ làm bé phần nào nhận ra vấn đề. Bé sẽ ít nhiều cảm thấy áy náy, hối lỗi", Martin J. Drell cho biết.


Thể hiện thái độ giận dữ tức là bạn đã thất bại trước con. [Ảnh minh họa]

2. Sử dụng ánh mắt Bạn đừng quên sử dụng "vũ khí" cực hiệu quả đó là ánh mắt nghiêm nghị. Khi nói với bé về những lỗi lầm mà trẻ vừa gây ra, hãy nhìn thẳng vào mắt con và bắt đầu câu chuyện. Ánh mắt của bạn sẽ giúp bé tập trung, thấy vấn đề là nghiêm trọng và cần phải lắng nghe. Tuy nhiên, Martin J. Drell cũng dặn dò cha mẹ một điều, đó là "cũng như giọng điệu, bạn đừng nhìn bé với ánh mắt giận dữ mà hãy thể hiện sự nghiêm khắc đúng mực, vì bé đang “đọc” vấn đề từ ánh mắt của bạn". 3. Nói đi đôi với làm Đôi khi bạn hãy truyền tải cho bé những thông điệp có "trọng lượng". Thông điệp này đòi hỏi sự mạnh mẽ trong lời nói, ngữ điệu và có hành động kèm theo. Ví dụ khi bạn nói: “Đã đến lúc đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động bế bé hoặc dắt bé đi vào phòng ngủ, đồng thời tắt đèn. Bé sẽ hiểu rằng, đã đến giờ phải lên giường đi ngủ, không có gì có thể thay đổi được điều đó và sẽ làm theo ý của bạn. 4. Hãy hướng dẫn trẻ thật cụ thể Khi bạn muốn bé thu dọn đồ chơi của mình sau khi chơi thì hãy hướng dẫn con thật cụ thể. Đừng bao giờ nói với trẻ dưới 2 tuổi một câu mơ hồ như: "Con hãy cất đồ chơi đi", mà phải nói: "Con hãy cất con ốc sên màu xanh vào hộp đi", và kèm theo đó là bạn làm cho bé thấy để ghi nhớ và tự làm lần sau. "Bé sẽ chẳng hiểu cất cái gì và cất vào đâu vì như đã nói, ở lứa tuổi này ngôn ngữ của bé chưa hoàn chỉnh, bé đang học hỏi rất nhiều, kể cả lời nói. Vì vậy nếu muốn một đứa trẻ dưới 2 tuổi hiểu và biết nghe lời thì cha mẹ phải có hướng dẫn cụ thể", Tiến sĩ Martin J. Drell cho biết thêm.


Việc bé hối lỗi bằng ánh mắt và đôi môi này đã khiến không ít cha mẹ mềm lòng. [Ảnh minh họa]

5. Không yêu cầu quá nhiều Nếu như bạn đã yêu cầu con làm việc gì đó, nhưng bé vẫn chưa thực hiện thì bạn chỉ nhắc nhở lại 1 lần. Nếu bạn nói đi nói lại, bé dễ lầm tưởng bạn đang cáu giận và sẽ có tâm lý tránh xa bạn đấy. Và khi bạn càng nói, bé càng không nghe thì khả năng bạn sẽ tức giận là rất cao. Mà khi tức giận thì tức là bạn đã thất bại. 6. Đừng mềm lòng trước ánh mắt của bé Nhìn vào đôi mắt ngân ngấn nước của con, nhiều bà mẹ đã không thể kiềm chế được lòng mình nên đã vội vã ôm con vào lòng khi vừa mắng bé xong. Hành động đó của bạn đã vô tình xóa bỏ hết “công cuộc” dạy dỗ vừa rồi. Tiến sĩ Martin J. Drell  khuyên các mẹ sau khi răn dạy con xong, bạn hãy để bé “tự ngẫm” trong 5 phút, sau đó mới lại nựng nịu bé.

Dạy con tự lập


Dạy con tiêu tiền
Nuôi con khỏe dạy con ngoan
Dạy con từ thuở lên 3 - học cách làm những ông bố, bà mẹ tốt
Dạy con chào hỏi
Làm sao dạy con biết vâng lời
Dạy con sống độc lập

[ST]

Video liên quan

Chủ Đề