Lập dàn ý bài luyện tập lập luận chứng minh

a) Xác định yêu cầu chung: đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng đó.

b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Câu tục ngữ khẳng định: muốn có thành công, làm được việc lớn thì ta phải chăm chỉ, làm từng chút một.

c) Lập luận:

- Xét về lí lẽ: làm việc gì cũng cần phải kiên trì, chịu khó mới thành công được.

- Xét về thực tế: có rất nhiều tấm gương nhờ chăm chỉ, không chịu từ bỏ mà thành công.

2. Lập dàn bài

* Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống.

* Thân bài:

- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: có ý chí phấn đấu chăm chỉ rèn luyện ắt có ngày thành công

- Chứng minh cụ thể:

+ Về lí lẽ: mọi việc đều cần sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng của bản thân mới đem lại hiệu quả. Lười nhác chỉ chuốc lấy thất bại

+ Dẫn chứng (những tấm gương vượt khó trong cuộc sống)

- Bài học rút ra cho bản thân.

* Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

3. Viết bài:

- Mở bài cần lập luận.

- Dùng các từ liên kết.

- Nêu lí lẽ rồi phân tích.

- Sắp xếp theo trình tự hợp lí.

4. Đọc và sửa chữa.

Đề 2

Video hướng dẫn giải

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ

(trang 47, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

(Hồ Chí Minh).

Các bước làm tường tự đề 1:

Lập dàn bài:

* Mở bài:Giới thiệu vấn đề.

* Thân bài:

- Giải thích nội dung bài thơ: có ý chí nhất định sẽ thành công.

- Chứng minh chân lí:

+ Không có việc gì làm khó được ta khi ta đã có quyết tâm.

+ Ý chí là nguồn sức mạnh dồi dào to lớn đưa ta đi tới thành công.

+ Không có chí khí ta chẳng thể nào đạt được mục tiêu mình muốn.

+ Dẫn chứng trong cuộc sống.

- Bài học rút ra.

* Kết bài:Khái quát, khẳng định vấn đề.

=> So sánh với đề văn mẫu:

- Giống nhau: cả hai bài đều có ý khuyên răn con người phải bền lòng, không đươc nản chí khi gặp khó khăn và thử thách.

- Khác nhau:

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim: thiên nói về sự cần mẫn, chăm chỉ, kiên trì của con người trong công việc.

Lý thuyếtSoạn bài 290 FAQ


Qua bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh giúp các em hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận chứng minh trong văn nghị luận và biết vận dụng được phương pháp lập luận chứng minh cho một bài văn.

ADSENSE

YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Đề bài

1.2. Trình tự làm bài

2. Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh

3. Hỏi đáp Bài Luyện tập lập luận chứng minh

 

Tóm tắt bài

1.1. Đề bài

Cho đề văn: "Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

1.2. Trình tự làm bài

a. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý

  • Tìm hiểu đề:
    • Luận điểm cần phải chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng, là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam.
    • Yêu cầu lập luận: Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để chứng minh luận điểm đó là đúng đắn.
  • Tìm ý
    • Trong thực tế và trong thơ văn:
      • Ngày giỗ Tổ
      • Thờ cúng ông bà, tổ tiên.
      • Ngày thương binh liệt sĩ (27-7)
      • Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20-11)
      • Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3)
      • ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2)

b. Lập dàn bài

  • Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
  • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
  • Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
  • Chú ý: Lời văn phần kết nên hô ứng với phần mở bài.

c. Dàn bài tham khảo

  • Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
    • ​Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng - là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
    • Đạo lí đó được đúc kết qua hai câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
  • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
    • ​Giải thích ngắn gọn nội dung đạo lí, làm rõ vấn đề cần chứng minh.
    • Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí đó.
      • ​Từ xưa:
        • ​Các lễ hội văn hóa
        • Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên.
        • Học trò biết ơn thầy, cô giáo.
      • Ngày nay, đạo lí ấy vẫn được tiếp tục phát huy.
        • ​Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ.
        • Các phong trào đền ơn đáp nghĩa.
  • Kết bài
    • ​Khẳng định giá trị và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ.
    • Tự hào và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó.

2. Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh

Để hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận chứng minh trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh.

3. Hỏi đáp Bài Luyện tập lập luận chứng minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.