Ldl La gì

LDL cholesterol cao có nguy hiểm sức khỏe tim mạch?

An Nhiên

Thưa bác sĩ, vào tháng 1/2021 tôi có xét nghiệm máu phát hiện LDL cholesterol cao (4.90mmol/l). Nhưng tôi không hiểu rõ chỉ số này là như thế nào? Liệu có tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe tim mạch không? Nhờ bác sĩ tư vấn.

Ldl La gì

Chào bạn!

Trong kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, những chỉ số có liên quan tới cholesterol bao gồm:
– Cholesterol toàn phần: giá trị bình thường là < 200 mg/dL.
– LDL (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL.
– HDL (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL.

Cholesterol không hoàn toàn là chất có hại. Nó là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol có thể được tạo ra từ gan, hoặc được thu nạp từ thức ăn. Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ chất trung gian vận chuyển, đó chính là lipoprotein. Như chúng ta đã thấy sự xuất hiện của hai chỉ số là LDL và HDL, trong đó HDL được coi là “cholesterol tốt”, còn LDL là “cholesterol xấu”.

LDL là “cholesterol xấu” bởi nó gây nên tình trạng vữa xơ động mạch, là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. LDL-C của bạn: 4.9 mmol/l (196 mg/dl) là cao. Để đạt được và duy trì giá trị LDL tối ưu không phải điều dễ dàng, nó đòi hỏi sự kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh và tập luyện hợp lý. Cholesterol sẽ tăng dần theo tuổi tác, do đó, càng bắt đầu cuộc sống lành mạnh sớm bao nhiêu thì kết quả càng tốt bấy nhiêu. Những lời khuyên cụ thể bao gồm:
– Ăn đồ ăn chứa ít chất béo bão hòa, ít cholesterol, ít đường.
– Ăn nhiều chất xơ.
– Chế độ luyện tập đều đặn, hợp lý.

Nếu bản thân có chỉ số LDL vượt giới hạn, người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Thân mến!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

TƯ VẤN LIÊN QUAN

  • Giảm nguy cơ tái hẹp mạch vành sau đặt stent
  • Đau nhói ngực hậu Covid-19
  • Hạ đường huyết, tăng huyết áp hậu Covid-19
  • Vì sao suy giãn tĩnh mạch chân trở nặng vào mùa nắng nóng?
  • Dấu hiệu tim mạch bất thường ở trẻ sau tiêm vaccine Covid-19
  • Trẻ bị bệnh tim cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Covid-19?
  • Tôi thường xuyên bị đau tức ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, mạnh thì có làm sao không bác sĩ?
  • Hở van 2 lá có mang thai được không?
  • Tôi bị cao huyết áp 210/100 nhập viện cấp cứu
  • Bị rối loạn nhịp tim không uống thuốc có tiêm vaccine Covid-19 được không?


LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Ldl La gì

Ldl La gì

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM

Cholesterol được biết đến nhiều nhất do liên hệ đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên nhiều người không biết định lượng LDL cholesterol là gì? Chỉ số này phản ánh tình hình sức khỏe hiện tại của bạn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về LDL cholesterol và ý nghĩa của chỉ số này.

  • 1. LDL cholesterol là gì?
  • 2. Định lượng LDL cholesterol là gì?
  • 3. Khi nào cần định lượng LDL Cholesterol?
  • 4. Các yếu tố làm tăng LDL Cholesterol
  • 5. Làm thế nào để giảm lượng LDL cholesterol?

1. LDL cholesterol là gì?

LDL cholesterol là một trong những loại mỡ máu phổ biến. Đây được coi là loại cholesterol “xấu” bên cạnh HDL cholesterol được coi là loại cholesterol “tốt”. Cả 2 đều là thành phần chung cấu tạo nên lượng cholesterol trong cơ thể. LDL cholesterol được vận chuyển bởi protein và kết hợp với các chất khác tích tụ trên thành động mạch. Từ đó dẫn đến tắc nghẽn động mạch, gây xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Lượng LDL – Cholesterol càng thấp, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch càng giảm.

2. Định lượng LDL cholesterol là gì?

Định lượng LDL cholesterol là xét nghiệm nhằm đánh giá hàm lượng cholesterol trong máu. Chỉ số giúp phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, các bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim,… Một người bình thường có chỉ số LDL-Cholesterol <130mg/dL. Nếu dư thừa bạn dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

3. Khi nào cần định lượng LDL Cholesterol?

Xét nghiệm máu có thể giúp định lượng cholesterol toàn phần bao gồm cả LDL cholesterol. Thời điểm và số lần làm xét nghiệm LDL Cholesterol sẽ do bác sĩ khuyến cáo dựa trên độ tuổi, yếu tố nguy cơ,… Tiền sử gia đình có bố mẹ mỡ máu cao hay nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ cũng cần thiết phải làm định lượng LDL Cholesterol hơn so với những bệnh nhân có tiền sử gia đình không mắc phải những bệnh lý này.

Đặc biệt đối với những người bệnh cao huyết áp hay mắc bệnh béo phì, khi thăm khám hay kiểm tra khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ cũng sẽ cần lưu ý hơn về chỉ số cholesterol trong cơ thể.nhất là LDL cholesterol. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý giúp giảm lượng LDL cholesterol trong máu, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.

Ldl La gì

Xét nghiệm máu có thể giúp định lượng LDL cholesterol một cách hiệu quả

4. Các yếu tố làm tăng LDL Cholesterol

LDL cholesterol tăng do các yếu tố:

– Chế độ ăn: chất béo bão hòa và cholesterol trong thức ăn nạp vào làm tăng lượng cholesterol trong máu.

– Cân nặng: thừa cân có xu hướng tăng lượng LDL, giảm lượng HDL và tăng cholesterol toàn phần.

– Hoạt động thể lực: việc ít hoạt động thể lực làm tăng cân và dẫn dến tăng lượng cholesterol.

– Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm giảm lượng HDL. Vì HDL giúp đẩy LDL ra khỏi động mạch, việc thiếu hụt HDL sẽ góp phần làm tăng lượng LDL.

– Tuổi và giới tính: khi nữ giới và nam giới già đi, lượng cholesterol sẽ tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có lượng LDL thấp hơn nam giới cùng độ tuổi. Nhưng hậu mãn kinh, LDL ở nữ có xu hướng tăng lên.

– Gen: bộ gen phần nào quyết định lượng cholesterol mà cơ thể tạo ra. Mỡ máu cao thường di truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ: bệnh tăng cholesterol trong máu do di truyền là một dạng bệnh tăng mỡ máu di truyền.

– Thuốc: một số loại thuốc, bao gồm steroid, một số thuốc huyết áp và thuốc điều trị HIV/AIDS,… có thể làm tăng lượng LDL cholesterol trong máu.

– Các vấn đề sức khỏe khác: các bệnh thận mạn tính, đái tháo đường và HIV/AIDS khiến lượng LDL cholesterol cũng tăng cao.

5. Làm thế nào để giảm lượng LDL cholesterol?

Để giảm lượng LDL cholesterol trong máu bạn cần phải thực hiện điều trị nội khoa kết hợp với một chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Điều này sẽ giúp làm giảm LDL cholesterol trong máu đồng thời cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch do LDL cholesterol tăng gây ra.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc  giúp làm giảm cholesterol. Mỗi loại thuốc hoạt động theo những cách khác nhau và có những tác dụng phụ khác nhau. Biện pháp an toàn và tốt nhất là bạn nên thăm khám với bác sĩ để được tư vấn xem loại thuốc nào là phù hợp với bạn. Ngay cả khi đang dùng thuốc, người bệnh cần tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

Ldl La gì

Người bệnh nên thực hiện định lượng LDL cholesterol tại cơ sở y tế uy tín

Người có chỉ số LDL cholesterol sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Do đó mỗi người cần xây dựng chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt – tập luyện khoa học để kiểm soát tốt chỉ số này. Bên cạnh đó, việc chủ động thăm khám thường xuyên cũng rất cần thiết. Để có kết quả định lượng LDL cholesterol chính xác nhất, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín.