Lỗi không cài được máy in trên win 10

Trong quá trình cài đặt hay nâng cấp Windows 10, nhiều người dùng gặp phải tình trạng máy in không hoạt động mặc dù trước đó vẫn sử dụng bình thường. Nguyên nhân lỗi này nhiều khả năng là do Windows 10 sau khi được cài đặt đã tự động loại bỏ một số ứng dụng, phần mềm không tương thích trong đó có trình điều khiên máy in. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì chúng ta vẫn hoàn toàn có thể khắc phục lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 một cách đơn giản thông qua một số cách mà Taimienphi chia sẻ ngay sau đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

1. Khởi động lại thiết bị

Trong mọi trường hợp, nếu máy in không hoạt động trên Windows 10 thì trước hết bạn nên khởi động lại máy tính và máy in và đợi cho đến khi hoàn thành việc kết nối hai thiết bị. Nếu máy in của bạn sử dụng cáp USB thì sau khi máy in khởi động lại xong, bạn hãy thử xem máy in đã hiện trạng thái online hay chưa.

Lưu ý: Các bạn cần tắt hẳn máy in chứ không phải chuyển nó sang chế độ Sleep. Nếu cần có thể rút dây nguồn của máy in và đợi khoảng 30 giây sau đó cắm lại.

2. Kiểm tra thiết lập máy in

Lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 nhiều khả năng có thể do bạn hay ai đó vô tình thiết lập máy in sang chế độ offline. Do đó các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây để kích hoạt lại trạng thái khởi động cho máy in trên windows 10.

Bước 1: Truy cập vào Control Panel bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lênh control panel rồi nhấn Enter hoặc OK

Bước 2: Hộp thoại Control Panel hiện ra, các bạn nhấn vào View devies and printers

Bước 3: Tiếp theo, nhấp đúp chuột lên máy in. Tại đây các bạn nhấn vào nút Printer rồi bỏ tích tại các tùy chọn Pause Printing Use Printer Offline.

3. Sử dụng trình xử lý sự cố máy in trên Windows

Lỗi hệ thống của Windows cũng không phải là ngoại lệ nếu như máy in không hoạt động trên Windows 10. Khi đó chúng ta sẽ cần sử dụng đến công cụ xử lý lỗi troubleshooter của Windows.

Bước 1: Truy cập vào Control Panel bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lênh control panel rồi nhấn Enter hoặc OK

Bước 2: Tại đây các bạn nhấn vào View devies and printers

Bước 3: Tiếp theo các bạn nhấn chuột phải lên máy in và chọn Troubleshoot để kiểm tra dịch vụ, thiết lập mạng,...

4. Cài đặt lại driver cho máy in

Như đã nói ở trên, trường hợp bạn nâng cấp Windows 10 từ phiên bản cũ nhiều khả năng trình điều khiển máy in cũ sẽ không được tương thích gây tới lỗi máy in không hoạt động. Do đó bạn cần phải cập nhật lại trình điều khiển máy in theo các bước như sau:

Bước 1: Từ giao diện sử dụng máy tính, các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X và nhấn vào mục Device Manager như hình dưới đây.

Bước 2: Cửa sổ Device Manager xuất hiện, các bạn tìm và nhấp đúp vào mục Print queues. Tại đây, các bạn nhấn chuột phải vào tên máy in mà mình đang cần cập nhật và chọn Update Driver Software...

Lưu ý: Một số trường hợp có thể sẽ có dấu chấm than màu vàng rất dễ nhận thấy [có nghĩa là driver đó bị lỗi hoặc đã cũ và cần được cập nhật].

Bước 3: Giao diện cập nhật driver hiện ra với hai tùy chọn:

Search automatically for updated driver software: Nếu bạn chọn mục này, máy tính sẽ tự động tìm kiếm và cập nhật driver cho các bạn, nhưng sẽ mất thời gian và khả năng thành công không cao.

Browse my computer for driver software: Nếu bạn đã tải sẵn về máy tính driver máy in cần dùng thì tùy chọn này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian và hiệu quả cũng cao hơn.

5. Cập nhật trình điều khiển máy in từ Windows Update

Bước 1: Nhấn phím Windows trên bàn phím, các chọn Settings với biểu tượng bánh răng như hình dưới đây

Bước 2: Giao diện Windows Settings mở ra, các bạn chọn mục Update & security

Bước 3: Nhấp chuột trái vào mục Check for updates và chờ máy tính tiến hành quét, tìm bản cập nhật mới nhất cho bạn.

6. Cập nhật trình điều khiển máy in bằng phần mềm Driver Easy

Một cách khác giúp bạn nâng cấp driver máy in của mình mà không mất quá nhiều thời gian đó là sử dụng phần mềm hỗ trợ tìm và tải driver chuyên nghiệp. Công cụ phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay đó chính là Driver Easy, với giao diện đơn giản và dễ sử dụng sẽ giúp cập nhật trình điều khiển máy in cũng như sửa lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 một cách nhanh chóng, download DriverEasy tại đây.

Như vậy, trên đây là các cách sửa lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 mà Taimienphi muốn chia sẻ với bạn đọc để trang bị cho mình những cách khắc phục nhanh chóng không làm ảnh hưởng tới công việc. Ngoài ra, lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 cũng khá tương đồng với lỗi máy in bị offline mà trước đó chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Do đó mà bạn đọc có thể áp dụng một số cách sửa lỗi máy in offline trong bài viết để xử lý sự cố máy in không hoạt động trên Win 10.

Lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 là lỗi thường xảy ra sau khi người dùng nâng cấp hệ điều hành máy tính, do đó mà trình điều khiển của máy in đó không tương thích với hệ điều hành mới. Vậy nếu như bạn đọc đang trong hoàn cảnh này sẽ phải xử lý như thế nào? bài viết dưới đây Taimienphi sẽ đưa ra một số cách sửa lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 để bạn đọc chủ động không làm gián đoạn công việc hiện tại của mình.

Cách sửa lỗi bàn phím USB không hoạt động trên Windows 10 3 cách sửa nhanh lỗi ứng dụng Photos trên Windows 10 không hoạt động Sửa lỗi Search Windows 10 không hoạt động, lỗi tìm kiếm không được Cách sửa lỗi Microphone không hoạt động trên Windows 10 Menu Winx trên Windows 10 không hoạt động, đây là cách sửa lỗi Cách sửa lỗi Micro không hoạt động trên Windows 10

Như nhiều bạn chưa biết, các máy in ngày nay có thể kết nối với nhiều máy tính một lúc thông qua mạng nội bộ LAN để chia sẻ việc sử dụng với nhiều người. Tuy vậy, có đôi lúc việc chia sẻ này trên Windows 10 không được suôn sẻ, làm cho bạn không tìm thấy hoặc không kết nối được với máy in trong mạng LAN Win 10. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi này? Hãy cùng GIA TÍN Computer – Công ty chuyên bán Máy in tại Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách fix lỗi không kết nối được máy in qua mạng LAN Win 10

1. Đảm bảo đã chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách

Trước khi đi vào sửa lỗi, bạn cần đảm bảo đã tiến hành việc chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách, chi tiết các bước bạn có thể tham khảo bài Cách share máy in qua mạng LAN Win 10.

Nếu đã thực hiện các bước trên mà vẫn không kết nối được, ta bắt đầu thử những cách sửa lỗi khác.

2. Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để sửa các lỗi liên quan tới thiết bị ngoại vi chính là trình Troubleshoot.

Bước 1: Đầu tiên bạn bấm tổ hợp phím Windows + I để mở Settings và chọn Update & Security trong cửa sổ chính.

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấp chọn mục Troubleshoot ở danh mục bên trái, màn hình bên phải bạn chọn Printer và bấm nút Run the troubleshoot để hệ thống quét và tự động sửa lỗi.

Ngoài ra, các bạn cũng nên thực hiện tương tự với mục Hardware and Device để kiểm tra toàn diện các thiết bị ngoại vi luôn. Sau khi sửa xong thì thử kết nối lại xem đã nhìn thấy máy in trong mạng LAN chưa nhé!

3. Kiểm tra Driver

Đôi khi, dù bạn đã thực hiện việc chia sẻ máy in qua mạng LAN, nhưng công đoạn cài driver cho thiết bị lại bị lỗi hoặc bị thiếu, do vậy dù đã nhìn thấy máy in nhưng bạn lại không thể kết nối thành công. Bởi vậy, các bạn cần kiểm tra, cần thiết thì xoá driver cũ và cài lại driver mới cho máy in.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập vào lệnh “devmgmt.msc” và bấm OK để mở Device Manager.

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, bạn mở rộng mục Print queues và thực hiện việc update, xoá và cài lại driver.

» Chi tiết: Cách kiểm tra và cài đặt Driver cho Windows 10 chuẩn nhất

4. Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10

Đôi khi chẳng phải vì thiết lập không đúng, cũng không phải vì thiếu driver mà lỗi nằm chính ở máy tính của bạn, cụ thể ở đây là công đoạn quét tìm máy in trong mạng LAN.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + I, cửa sổ mới hiện lên bạn nhấp chọn mục Devices.

Bước 2: Tiếp theo chọn Printers & Scanners từ danh mục bên trái và chọn Add a printer or scanner để máy tính quét các máy in có thể kết nối. Nếu bạn không tìm thấy máy in cần kết nối, tiếp tục bấm vào mục The printer that I want isn’t listed.

Bước 3: Trong cửa sổ mới, bạn tích chọn vào mục Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer, bấm Next và chờ máy tính quét lại các thiết bị trong mạng LAN.

Nếu không có vấn đề gì thì thiết bị máy in sẽ hiện ra, bây giờ bạn có thể thoải mái kết nối máy in qua mạng LAN Windows 10 rồi đấy.

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Video liên quan

Chủ Đề