Lợi thế chiến lược của công nghệ thông tin

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tác động của công nghệ thông tin đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại TP. Cần thơ

ThS. Nguyễn Trung Nhân, PGS., TS. Lưu Thanh Đức Hải - Đại học Cần Thơ

05:00 31/03/2018

Công nghệ thông tin hiện nay rất đa dạng và xuất hiện ở mọi nơi của đời sống. Với các doanh nghiệp tại TP. Cần Thơ, việc đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh sẽ mang lại giá trị thặng dư lớn. Ngoài ra, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Ngành Tài chính chịu tấn công DDoS nhiều nhất

Rủi ro an ninh mạng: Gia tăng trên mọi phương diện

Kho bạc nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý chi Ngân sách nhà nước

Agribank - 30 năm và những bước phát triển đột phá

Tháo gỡ vướng mắc trong phối hợp triển khai công nghệ thông tin giữa Bộ Tài chính và các đối tác

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh [NLCT] cấp tỉnh [hay PCI] là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp [DN].

PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn. PCI có nguồn gốc từ Việt Nam do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam [VCCI] và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] phát triển.

Sau 12 năm công bố chỉ số PCI, được xem là tiếng nói của cộng đồng DN phản ánh chất lượng điều hành kinh tế địa phương, TP. Cần Thơ được đánh giá là rất ổn định và có những cải thiện đáng kể qua từng năm.

Các chỉ số cơ bản đã được cải thiện qua các năm và 5 năm trở lại đây TP. Cần Thơ đều nằm trong tốp 15 tỉnh đứng đầu của cả nước. Kết quả năm 2016 tiếp tục khẳng định tính ổn định trong điều hành kinh tế của chính quyền Thành phố khi hầu hết các chỉ số đều tăng so với năm trước.

Một số chỉ số nổi bật như chi phí về thời gian xếp hạng 6/63 tỉnh; thiết chế pháp lý có thứ hạng 6/63 tỉnh, các chỉ số về tiếp cận đất đai hạng 14, chi phí không chính thức hạng 11... cho thấy những cải thiện lớn tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho TP. Cần Thơ trong thu hút đầu tư và tạo điều kiện cho DN sản xuất kinh doanh.

Với vai trò là đô thị trung tâm của vùng, TP. Cần Thơ cùng những thành phố trung ương khác đang cạnh tranh nỗ lực để tạo sức bật chung cho vùng và những kết quả đang mang lại lợi thế rất lớn trong quá trình phát triển DN và thu hút đầu tư.

Chỉ số gia nhập thị trường DN luôn đánh giá cao điều kiện thuận lợi thành lập DN tại TP. Cần Thơ. Đối với các điều kiện thuận lợi để DN thành lập, mở rộng sản xuất kinh doanh, TP. Cần Thơ có phần vượt trội so với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng với 8,65 điểm, tăng với năm 2015 0,47 điểm.

Trong 5 năm liên tục, TP. Cần Thơ luôn được đánh giá cao hơn các thành phố khác và chỉ xếp sau Đà Nẵng. Cụ thể, thời gian đăng ký kinh doanh giảm còn 7, bằng với Đà Nẵng và rút ngắn so với 11 ngày năm 2014. 100% DN đăng ký kinh doanh hoặc sửa đổi đăng ký kinh doanh đều qua bộ phận 1 cửa, so với năm 2014 là 88,89% và cao hơn Đà Nẵng năm 2016 là 99,04%.

Trong 10 chỉ số cấu thành PCI, bên cạnh những kết quả tăng điểm trong các chỉ số cấu thành, thì từng chỉ số thành phần cũng có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, xét về những chỉ số lớn, thì chỉ số dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và đào tạo lao động là 2 chỉ số yếu nhất của TP. Cần Thơ.

Về dịch vụ hỗ trợ DN, TP. Cần Thơ hiện chỉ có 0,74% DN cung cấp dịch vụ kinh doanh đây là tỷ lệ rất thấp so với TP. Hồ Chí Minh là 3,75%, Đà Nẵng là 1,65% và xếp thứ 41/63 tỉnh về tiêu chí này. Trong số đó TP. Cần Thơ có 64,71% là các đơn vị tư nhân và FDI, thấp hơn nhiều so với Đà Nẵng hay TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Mặt khác DN tại TP. Cần Thơ sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường không cao với tỷ lệ 31,48%, thông tin về pháp luật 33,93%; đối tác kinh doanh 24,76%; xúc tiến thương mại 19,05%; đào tạo kế toán tài chính 27,1%; đào tạo về quản trị kinh doanh 21,5%. Những tỷ lệ này đều đang giảm so với những năm trước. Kết quả năm 2016 chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN đạt 5,76 điểm, xếp 22/63 tỉnh và thấp nhất trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương.

Một chỉ số được xem là điểm yếu lớn nhất của TP. Cần Thơ là đào tạo lao động. Đánh giá về chất lượng dịch vụ đào tạo phổ thông và dạy nghề, TP. Cần Thơ nằm ở tốp cao, mức độ hài lòng với lao động so với nhu cầu của DN cũng rất tốt đạt 94,35%, tỷ lệ chi phí bỏ ra cho đào tạo và tuyển dụng cũng hợp lý tương ứng 4,18% và 3,65%.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tốt nghiệp trường nghề trong tổng số lao động chưa qua đào tạo còn rất thấp, mới đạt 5,22%; tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trên tổng lực lượng lao động chỉ đạt 6,6%. Điều đó cho thấy, lao động tại TP. Cần Thơ tỷ lệ đào tạo thấp và chưa được nhân rộng.

Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin

Theo số liệu từ Cục Thống kê TP. Cần Thơ, hiện nay có hơn 96% DN được điều tra là có sử dụng máy tính phục vụ cho công việc [bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy tính bảng]. Tỷ lệ lao động thường xuyên sử dụng máy tính cho công việc bình quân là chiếm 60%; trong đó, tập trung cao [>70%] [Bảng 1].

Trong 10 ngành có lao động thường xuyên sử dụng máy tính chiếm tỷ lệ cao nhất, thì ngành: cung cấp dịch vụ thông tin; lập trình máy tính; dịch vụ tư vấn và một số ngành hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin [CNTT] có tỷ lệ cao nhất [>99%]; có hai ngành tưởng chừng có nhiều lao động sử dụng máy tính, nhưng lại xếp cuối bảng xếp hạng là ngành nghiên cứu thị trường và viễn thông [

Chủ Đề