Lương 8 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu

Người lao động được người sử dụng lao động trả cho mức lương 5 triệu đồng/tháng; 6 triệu đồng/tháng; 10 triệu đồng/tháng… và cho rằng đó cũng chính là mức lương đóng BHXH của mình.

Sự thật không phải thế. Lương đóng BHXH không phải là lương mà người lao động được nhận hàng tháng, trong mọi trường hợp. Đây là một mức lương do người sử dụng lao động quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và không cao hơn 20 lần lương cơ sở [Xem chi tiết]


2. Đóng BHXH toàn bộ lương có được không?

Cá biệt có một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài nhằm giữ chân nhân viên đã sẵn sàng đóng BHXH theo mức lương thực tế của người đó.

Ví dụ: Lương của anh A là 20 triệu/tháng và công ty đóng BHXH cho anh cũng với mức 20 triệu/tháng

Điều này là không sai. Và dĩ nhiên, mức lương đóng BHXH càng cao thì mức hưởng các chế độ cũng càng cao. Tuy nhiên, dù đóng BHXH cho người lao động toàn bộ lương, nhưng mức đóng này vẫn bị khống chế là “không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở” [khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH].

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức lương đóng BHXH chỉ có thể tối đa là 29,8 triệu đồng/tháng.

Lương đóng bảo hiểm xã hội: 5 thông tin cần biết [Ảnh minh họa]


3. Tiền lương đóng BHXH không chỉ bao gồm lương?

Khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hiện nay bao gồm mức lương, phụ cấp lương [phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp thu hút; phụ cấp chức vụ, chức danh…]; Các khoản bổ sung khác.

Như vậy, tiền lương đóng BHXH không chỉ bao gồm lương mà còn gồm phụ cấp và các khoản bổ sung khác.


4. Lương đóng BHXH có phải là lương cơ bản?

Hiện nay, theo các văn bản hiện hành, không tồn tại khái niệm “lương cơ bản”. Đây là cách gọi thông thường của nhiều người lao động. Trong đó, có nhiều người cho rằng lương cơ bản chính là mức lương đóng BHXH.

Tuy nhiên, như phân tích ở mục 4., lương đóng BHXH không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác.

Trong khi đó, lương cơ bản được hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được, không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác.


5. Đóng BHXH tự nguyện dựa trên mức lương nào?

Nhiều người băn khoăn về mức lương đóng BHXH tự nguyện. Thực tế, việc đóng BHXH tự nguyện không dựa trên mức lương, mà chính xác hơn là dựa trên mức thu nhập của người tham gia.

Theo khoản 1 Điều 10 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của người tham gia là 22% mức thu nhập.

Trong đó, mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn, nhưng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn [700.000 đồng/người/tháng] và tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở [tương ứng 29,8 triệu đồng/tháng].

Trên đây là phân tích của LuatVietnam về lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, nhằm giải đáp thắc mắc của bạn đọc về những vấn đề xung quanh tiền lương này. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc vui lòng gọi: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Mức lương đóng BHXH 2021 như thế nào?

Chị Thu Trang hỏi: Tôi là lao động tự do, thu nhập từ 8-10 triệu đồng/tháng, tôi muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì mỗi tháng đóng mức thấp nhất và cao nhất bao nhiêu?

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

1. Người lao động quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở [1.490.000 đồng/tháng].

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Như vậy, với thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng/tháng thì chị có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức thấp nhất và cao nhất theo quy định nêu trên.

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời - Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

Ra nước ngoài để định cư;

Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu chị thuộc một trong các trường hợp nêu trên, có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Chị mới tham gia bảo hiểm xã hội 8 tháng nên mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của chị được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Đóng BHXH năm 2022 theo mức lương nào? Mức lương đóng BHXH năm 2022? Tổng thu nhập hay Lương chính không bao gồm phụ cấp? Đó là vướng mắc của nhiều bạn kế toán. Bài viết này xin trích quy định về mức lươngđóng bảo hiểm xã hộitheo mức lương nào để các bạn cùng tham khảo.



Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH:

"Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH."

Quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

a] Mức lương theo công việc hoặc chức danh:ghi mức lương tính theo thời gian của công việchoặcchức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựngtheo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao độnghưởng lương theo sản phẩmhoặclương khoánthì ghimức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b1] Các khoản phụ cấp lươngđể bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc,điều kiện sinh hoạt,mức độ thu hút lao độngmà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động
chưa được tính đếnhoặctính chưa đầy đủ;

c1] Các khoản bổ sung
xác định được mức tiền cụ thểcùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao độngvà trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;


=> Chi tiết về: Đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc; Các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung phải đóng BHXH và các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH ... các bạn xem chi tiết tại đây nhé:

Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH


Chú ý: - Mức tiền lương tháng đóng BHXHkhông thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. [Mức lương tối thiểu vùng cụ thể như bên dưới đây]

------------------------------------------------------------------------------------------

1. Mức tiền lương đóng BHXH tối thiểu năm 2022:

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 trở đi cụ thể như sau:

Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng
[Đơn vị: đồng/tháng]
Mức lương tối thiểu giờ
[Đơn vị: đồng/giờ]
Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:

a] Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b] Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c] Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Áp dụng mức lương tối thiểu vào Doanh nghiệp:

- Mức lương tối thiểu tháng
là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a] Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
b] Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.


Căn cứ theo Công văn2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/6/2022 quy định:

Về trách nhiệm thi hành: tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:
-
Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Đối với các nội dung
đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.

Như vậy:
a] Trong Nghị định 38/2022/NĐ-CP nêu trên
KHÔNG có quy định về việc phải cộng thêm ít nhất 7% đối vớingười lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề.

Nghĩa là những DN mới thành lập từ ngày 1/7/2022 trở đi thì có thể KHÔNG cần phảicộng thêm ít nhất 7% đối vớingười lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề.

Ví dụ Công ty thành lập ngày 1/9/2022 ở Vùng 1 [Hà Nội] -> Thì mức lương tham gia BHXH thấp nhất cho người lao động là 4.680.000/ tháng.

b] Những DN thành lập trước ngày 1/7/2022 màtrong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác trước đó có quy định về việc cộng thêm 7% thì vẫn tiếp tục thực hiện.

Nghĩa là từ ngày 1/7/2022 trở đi những DN này phải điều chỉnh lại mức lương tham gia BHXH, cụ thể là áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới và vẫn phải cộng thêm 7%đối vớingười lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề, cụ thể như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu vùngcho ngườiđã qua học nghề
Vùng 1 = 4.680.000 + [4.680.000 x 7%] =5.007.600 đồng/tháng
Vùng 2 = 4.160.000 + [4.160.000 x 7%] =4.451.200 đồng/tháng
Vùng 3 = 3.640.000 + [3.640.000 x 7%] =3.894.800 đồng/tháng
Vùng 4 = 3.250.000 + [3.250.000 x 7%] =3.477.500 đồng/tháng

-> Đây là mức lương đóng BHXH thấp nhất chongười lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề từ ngày 1/7/2022 trở đi.

Ví dụ 1: Công ty thành lập ngày 1/2/2022 ở Hà Nội [Vùng 1]có 1 nhân viên văn phòng[không yêu cầu học nghề]và1 nhân viên kế toán[đã qua học nghề].

Như vậy mức lương đóng BHXH thấp nhất từ ngày 1/7/2022 trở đi như sau:
- Bạn nhân viên văn phòng là đối tượng không qua học nghề[vì công việc đó ko cần phải đào tạo nghề]:
-> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là:4.680.000 đồng/tháng.

- Bạn nhân viên kế toán là đối tượng đã qua học nghề[vì công việc đó yêu cầu phải qua đào tạo]:-> Mức lương đóng BHXH thấp nhất là:5.007.600 đồng/tháng.

Ví dụ 2: Tiếp theo Ví dụ 1 bên trên.

- Bạn kế toán Cty trả lương cho bạn ấy là 6.000.000/1 tháng -> Công ty muốn tham gia BHXH cho bạn ấy với mức lương 5.100.000 [đáp ứng quy định: Lương tối thiểu tham gia BHXH là 5.007.600].

-> Thì khi xây dựng Thang bảng lương -> Cột lương Bậc 1 phải ghi là: 5.100.000. [Cách xây dựng thang bảng lương xem ở cuối bài viết].

-> Tiếp đó khi lập Tờ khai tham gia BHXH Mẫu TK1-TS -> Chỉ tiêu "Mức tiền đóng" : 5.100.000 và trên Mẫu D02-LT Báo cáo tình hình sử dụng lao động và Danh sách lao động tham gia BHXH cũng phải ghi: 5.100.000

- Trên hợp đồng lao động có thể ghi: Mức lương cơ bản: 5.100.000đ/ tháng -> Số tiền còn lại các bạn có thể chuyển sang các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH như: Tiền ăn ca, điện thoại, xăng xe ...
Lưu ý những khoản này phải được xây dựng cụ thể Điều kiện hưởng và Mức Hưởng trong Quy chế lương thưởng của DN nhé. [Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH xem trên đầu bài viết nhé].

Chi tiết về mức lương tối thiểu vùng các bạn xem tại đây nhé:

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất

-------------------------------------------------------------------------------------------------


Có phải cộng thêm 5%, 7% đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Trước đây theo Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì có quy định cụ thể về việc này [cụ thể bên dưới].
- Nhưng
từ ngày 01/2/2021 thì Nghị định 49 không còn hiệu lực và thay thế bằng Nghị định 145/2020/NĐ-CP -> Và trong Nghị định 145 thì không còn quy định về việc này nữa nhé.

- Nếu DN bạn vẫn muốn áp dụng quy định cũ theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì tham khảo mức lương dưới đây nhé:

Mức lươngcủa công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmphải cao hơn ít nhất 5%;
- Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải
cao hơn ít nhất 7%so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

=> Như vậy:Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu 5.007.600 + [5.007.600x 5%] =5.257.980 4.451.200 + [4.451.200x 5%] =4.673.760 3.894.800 + [3.894.800x 5%] =4.089.540 3.477.500 + [3.477.500x 5%] =3.651.375

=> Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao độngđặc biệtnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề:

Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
Mức lương tối thiểu 5.007.600+ [5.007.600x 7%] =5.358.132 4.451.200+ [4.451.200x 7%] =4.762.784 3.894.800+ [3.894.800x 7%] =4.167.436 3.477.500+ [3.477.500x 7%] =3.720.925

-----------------------------------------------------------------------

2. Mức tiền lương đóng BHXH tối đa năm 2022:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộctối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
- Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đabằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Chú ý: Mức lương tối thiểu vùng và Mức lương cơ sở là khác nhau nhé, cụ thể như sau:

a, Mức lương cơ sở như sau:

- Từ ngày 1/7/2018 - đến ngày 30/6/2019 là: 1.390.000.
- Từ ngày 1/7/2019 - đến ngày 30/6/2020 là:1.490.000.
- Từ ngày 1/7/2020 trở đi là: 1.490.000. [Năm 2022 vẫn áp dụng mức này]

Chi tiết xem thêm: Mức lương cơ sở mới nhất.


b, Mức lương tối thiểu vùng: Thì như trên phần 1 nhé.

Như vậy:
- Mức lương đóng BHXH, BHYT tối đa là = 1.490.000 x 20 =
29.800.000.
- Mức lương đóng BHTN tối đa là:Vì mức lương tối thiểu vùng mỗi vùng khác nhau, các bạn ở vùng nào thì lấy mức lương vùng đónhân với20 là ra mức lương đóng BHTN tối đa nhé.


--------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú ý:
- Khi xây dựng thang bảng lương mức lương cơ bản phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng nhé [không là bị phạt đó nhé].

Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương


Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lênvới nhiều đơn vị khác nhau thì:
- ĐóngBHXH, BHTNtheo HĐLĐ giao kết đầu tiên.
- ĐóngBHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạntừ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng:
- Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN.
-Không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN.

[Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội]


-------------------------------------------------------------------------------------------------
xin chúc các bạn thành công!

__________________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề