Lý luận văn học Chiếc thuyền ngoài xa

Home Forums > Khoa Học Xã Hội > Chuyên Ngành Ngữ Văn > Chuyên Ngành Văn Học Việt Nam >

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌCNGUYỄN ĐẮC HẬUTRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XANHÌN TỪ LÍ LUẬN VỀ GIỚI[So sánh với một số sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu]Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAMMã số: 60 22 01 21LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAMNGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN NHO THÌNThái Nguyên, 2016Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vniLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS. TS Trần Nho Thìn. Các nội dung nghiên cứu,kết quả nghiên cứu trong công trình này là trung thực và chưa công bố dướibất kì hình thức nào.Tác giả luận vănNguyễn Đắc HậuSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vniiLỜI CẢM ƠNTôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - PGS.TSTrần Nho Thìn - người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn thạcsĩ. Đồng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn – Xã hội, trường Đạihọc Khoa học - Đại học Thái Nguyên, các thầy cô giáo thuộc Viện Văn họcđã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ.Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đãkhích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứuThái Nguyên, tháng 5 năm 2016Tác giả luận vănNguyễn Đắc HậuSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vniiiMỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 11. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 43. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 73.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 73.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 74. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 84.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 84.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 85. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 96. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 97. Đóng góp của luận văn............................................................................................ 9NỘI DUNG ................................................................................................................. 10Chƣơng 1: VẤN ĐỀ GIỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINHCHÂU THỜI KỲ SAU NĂM 1975 ...................................................................... 101.1. Vấn đề Giới ........................................................................................... 101.1.1 Khái niệm giới [Gender] ...................................................................... 101.1.2. Văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt Nam ........................................ 111.2. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau năm 1975 ........................ 181.2.1. Khái lược về vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn họcdân tộc ......................................................................................................... 181.2.2. Đổi mới về ý thức nghệ thuật .............................................................. 201.2.3. Đổi mới quan niệm về con người ........................................................ 221.2.4. Đổi mới trên phương diện nghệ thuật tự sự ....................................... 231.2.5. Hình tượng vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 ... 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vnivChƣơng 2: TINH THẦN PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI VĂN HÓA NAMQUYỀN VÀ Ý THỨC NỮ QUYỀN CỦA TÁC GIẢ ..................................... 272.1. Nhân vật người chồng – hiện thân của tư tưởng nam quyền .................. 292.1.1. Vấn đề đối xử với thân thể phụ nữ ...................................................... 292.1.2. Câu chuyện đẻ nhiều con .................................................................... 392.2. Người vợ như là sản phẩm của tư tưởng nam quyền .............................. 442.2.1.Tư tưởng chấp nhận đòn roi, không đấu tranh..................................... 462.2.2. Tư tưởng chấp nhận sinh đẻ nhiều, dẫn đến cuộc sống nheo nhóc ...... 562.2.3. Chấp nhận bất bình đẳng về phân công lao động gia đình ................. 592.3. Thái độ của các nhân vật : Phùng, Đẩu, Phác, cô con gái....................... 642.3.1. Thái độ của phóng viên Phùng và chánh án Đẩu ................................ 652.3.2. Thái độ của thằng Phác và đứa con gái ............................................. 66Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN........................................................ 713.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật .............................................. 713.1.2. Người kể chuyện ................................................................................ 713.1.3. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................... 763.2. Xây dựng chân dung nhân vật .............................................................. 793.2.1. Chân dung người chồng………………………………………………..…..783.2.2. Chân dung người vợ…………………………………………………………803.3. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................ 833.3.1. Ngôn ngữ người chồng ....................................................................... 843.3.2. Ngôn ngữ người vợ ..................................................................... ……863.4. Không gian và thời gian nghệ thuật……………………………………...883.4.1. Không gian nghệ thuật………………………………………………………883.4.2. Thời gian nghệ thuật………………………………………………………..92KẾT LUẬN ................................................................................................................ 95TÀI LIỆU THAM KHẢOSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vnvSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn1PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Bàn về văn học, đại văn hào Nga M.Goki đã khẳng định “Văn học lànhân học” - tức văn học là con người. Con người luôn là đối tượng phản ánh trungtâm của văn học, là mục đích hướng đến trong hành trình sáng tạo của mỗi nhà văn.Từ cuộc sống bước vào văn học, con người không chỉ mang đặc điểm giai cấp màcòn có thuộc tính “giới”. Trong đó, giới là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mốiquan hệ xã hội giữa nam giới và nữ giới, do đó giới là một phương diện không thểthiếu của con người và sự tồn tại xã hội của con người. Theo đó, bất cứ một sángtác văn chương nào cũng đều ẩn chứa vấn đề về giới. Bởi vậy, lí luận về giới cầnđược vận dụng làm cơ sở cho nghiên cứu và phê bình văn học.1.2. Trong thực tế sáng tác, không có một tác phẩm văn học nào ra đời từmột mảnh đất trống. Một tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng được thainghén, được hạ sinh trong một môi trường, một đời sống văn hoá nhất định mà ởđó nhà văn đã được đằm mình, được hấp thụ các giá trị văn hoá để hình thành nênnhững tư tưởng thẩm mĩ tiến bộ cho thời đại mình. Do vậy, khi nghiên cứu, cầnđặt tác phẩm trong bối cảnh văn hoá, xã hội mà nó ra đời mới có thể lí giải thoảmãn những thông điệp nghệ thuật được nhà văn kí thác.1.3. Ở Việt Nam, truyền thống văn hóa ứng xử giới là nam quyền [trước đâythường gọi là “phụ quyền”- nhưng khái niệm phụ quyền không bao quát hết] theođó, nam giới xác lập quyền lực đối với người phụ nữ trên tất cả mọi phương diệnchính trị, đạo đức, thẩm mỹ... Tư tưởng nam quyền tạo nên sự bất công trong cáchnhìn nhận và đánh giá, ứng xử của nam giới đối với nữ giới. Tư tưởng này khôngnhững chi phối hành vi ứng xử của nam giới mà của cả nữ giới, kể cả cách nhìn vàứng xử của chính người phụ nữ về bản thân mình. Điều này thể hiện rõ nét trongcác sáng tác văn học Việt Nam từ xưa đến nay, trong đó có những tác phẩm đangđược tiếp nhận trong nhà trường phổ thông.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn21.4. Lí luận phương Tây cho rằng: Sáng tác bao giờ cũng là sự hồi đáp, đốithoại với những vấn đề cuộc sống của thời đại. Điều này không chỉ hiển nhiên đúngvới nền văn học phương Tây mà đúng cả với văn học tiến bộ nhân loại nói chungcũng như văn học Việt Nam nói riêng. Tính chất hồi đáp, đối thoại giữa văn học vàthời đại đã phản ánh ở những vấn đề nhức nhối trong đời sống. Văn học Việt Namgiai đoạn sau 1975 đứng trước cuộc đổi thay vĩ đại của lịch sử dân tộc cũng đã kịpthời có bước chuyển mình nhanh chóng để cất lên tiếng nói của thời đại về nhữngvấn đề trong cuộc sống. Là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, sựnghiệp văn chương lớn lao của Nguyễn Minh Châu đã phản ánh một cách trungthực quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam nói riêng và cả nền văn học ViệtNam nói chung trước và sau năm 1975. Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng NguyễnMinh Châu xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôiViệt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho cho những cây bút trẻ sau này”.Nếu như trước năm 1975, ngòi bút của ông mang đậm chất sử thi và cảm hứng lãngmạn thì giai đoạn sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu lại chuyển sangcảm hứng thế sự, đời tư, hướng đến con người cá nhân trong cuộc sống mưu sinhthường nhật, gắn với sự chuyển biến trong đổi mới ý thức nghệ thuật, đổi mới cáchnhìn, sự khám phá và thể hiện về con người với tinh thần nhân văn cao đẹp, nhất làkhi ta nhìn từ góc độ văn hóa giới.Với những đóng góp nói trên, nhiều truyện ngắncủa Nguyễn Minh Châu đã được tuyển chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trườngnhư Bến quê, Bức tranh và đặc biệt là Chiếc thuyền ngoài xa.1.5. Là tác phẩm có vị trí quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn MinhChâu, kết tinh những thành tựu và tư tưởng nghệ thuật của ông trong chặng đườngđổi mới, cũng là tác phẩm xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam nhưng Chiếcthuyền ngoài xa cho đến nay vẫn tồn tại nhiều bất cập trong vấn đề tiếp nhận. Bấtcập rõ nhất là việc lý giải hình tượng người đàn bà hàng chài bị chồng đánh đập màvẫn cắn răng chịu đựng như là biểu hiện của đức tính đẹp của người phụ nữ, ngườivợ Việt Nam, là hiện thân của vẻ đẹp khuất lấp. Như luận văn chúng tôi sẽ chỉ rõ,đây là cách phân tích cũ, thậm chí vô tình phục vụ cho quyền lợi của những ngườiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn3đàn ông, những người chồng bạo hành và xem thường quyền sống của những ngườiphụ nữ, những người vợ, điều này dễ nhận thấy nếu chúng ta liên hệ đến Luậtphòng, chống bạo lực gia đình” của Việt Nam 1. Bộ luật được thông qua muộn hơnthời điểm ra đời Chiếc thuyền ngoài xa hai mươi mốt năm, đủ để thấy mẫn cảmnhân đạo, nữ quyền của Nguyễn Minh Châu đi trước thời đại như thế nào.Tất nhiên, có thể khi sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa, bản thân Nguyễn MinhChâu chưa nghĩ đến sự cần thiết của một bộ luật phòng chống bạo lực gia đình.Nhưng nghiên cứu văn bản trong trường hợp này là phân tích cái vô thức đã hướngdẫn nhà văn quan sát, miêu tả đối tượng, cái vô thức có nền tảng nhân bản, chốngnam quyền, ủng hộ nữ quyền. Một cách đọc cập nhật lý thuyết hiện đại theo chúngtôi, phải tính đến điều này.Nguyên nhân của tình trạng tiếp nhận và phê bình này là do lý luận về giới,những tri thức về thân phận phụ nữ trong xã hội nam quyền chưa được vận dụng đểlàm cơ sở nghiên cứu và phê bình tác phẩm. Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn trongbài viết Ứng dụng lý luận văn học hiện đại trong giảng dạy văn học đã chỉ ra sự bấtcập, hạn chế của thực tế tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà trường: “Con ngườinhư một đối tượng phản ánh trung tâm của văn học không chỉ là con người giai cấpmà còn là con người có thuộc tính “giới”. Nhưng sách giáo khoa của ta không thèmđoái hoài đến phê bình nữ quyền - một lí luận văn học chú ý đến giới, đến nữ tínhtrong văn học […]. Nếu người soạn sách giáo khoa biết đặt những tác phẩm cónhân vật người phụ nữ vào trong trường văn hóa của xã hội nam quyền truyềnthống, hẳn sẽ chỉ ra được hướng tiếp cận thích đáng và nhân bản” [40]. Có vị tríquan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, truyện ngắn “Chiếcthuyền ngoài xa” cần được soi chiếu, lí giải ở nhiều hướng tiếp cận, trong đó tiếp1“Luật phòng, chống bạo lực gia đình” được Quốc hội thông qua ngày 21-11-2007 , điều 2 “Các hành vi bạolực gia đình” [trích]1] Các hành vi bạo lực gia đình gồm:a] hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;b] lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;đ] cưỡng ép quan hệ tình dục;Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn4nhận từ lí luận về giới sẽ mang đến những phát hiện mới mà các cách nghiên cứukhác không có được.Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Truyện ngắn Chiếcthuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới” để triển khai thành một luận văn tốtnghiệp. Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa đến một cái nhìn đầy đặn,một sự lí giải mới về giá trị của văn phẩm. Đồng thời muốn làm rõ những đóng góp,những cống hiến quan trọng mang tính chất bước ngoặt của Nguyễn Minh Châu đốivới công cuộc hiện đại hoá nền văn học Việt Nam.Đây là một nghiên cứu trường hợp [case study], hy vọng qua một giọt nướcđể thấy cả biển cả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ liên hệ,so sánh Chiếc thuyền ngoài xa với một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau1975 có sự tương đồng để làm rõ vấn đề.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềTrong quá trình khảo sát lịch sử tiếp nhận truyện ngăn Chiếc thuyền ngoàixa, chúng tôi nhận thấy có nhiều bài viết, nghiên cứu về tác phẩm này như sau:Năm 1987 trên Tạp chí Văn học số 3, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bàiTruyện ngắn Nguyễn Minh Châu những năm 1980 đã nhận xét: “Chiếc thuyềnngoài xa là truyện ngắn thể hiện khá nhiều nghịch lý. Vẻ đẹp toàn bích của cảnhchiếc thuyền trong sương sớm trên bức ảnh nghệ thuật trái ngược với đời sống thựctrong chiếc thuyền ấy. Nỗi đau khổ bị đánh đập, hành hạ của người đàn bà chàilưới trái ngược với việc chị ta không muốn ly dị anh chồng vũ phu. Ý đồ cứu giúptốt đẹp của người kể chuyện xưng “tôi” và người bạn chánh án phố huyện của anhtrái ngược với sự từ chối của nạn nhân v.v…”. [1]. Như vậy, Lại Nguyên Ân là mộttrong những người đầu tiên phát hiện ra sự nghịch lý trong tác phẩm giữa một bênlà vẻ đẹp thơ mộng với một bên là hiện thực khổ đau mà người đàn bà hàng chàiphải chấp nhận.Cũng theo hướng đó, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Bến quê - mộtphong cách trần thuật có chiều sâu [Báo văn nghệ, số 8, ngày 21/2/1987] đã có choSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn5rằng: “Chiếc thuyền ngoài xa là truyện về “nghịch lí của đời thường". [17, tr.385],là “những suy nghĩ da diết về chân lý nghệ thuật và đời sống”. [17, tr.387].Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong bài Đổi mới quyết liệt Nguyễn MinhChâu [Báo Văn nghệ số 49, 50 ngày 5/12/1987] đã nhận xét: “Trong cuộc sống củanhững người dân chài lam lũ đó, luôn tiềm ẩn những bi kịch không thể lường hết.Có thể nói, với Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn đã nói về những nghịch lý tồn tạinhư một sự thật hiển nhiên trong đời sống con người. Bằng thái độ cảm thông và sựhiểu biết sâu sắc về con người, ông đã cung cấp cho ta cái nhìn toàn diện về cái đẹpcuộc sống, hiểu cả bề mặt lẫn chiều sâu” [34]. Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạchngoài việc đề cập đến việc “nghịch lý tồn tại như một hiển nhiên trong đời sống”còn chỉ ra được nhà văn đã cho ta “cái nhìn toàn diện về cái đẹp cuộc sống”.Năm 1989, N. Nikulin trong công trình Nguyễn Minh Châu và sáng tác củaanh do Lại Nguyên Ân dịch, đăng trên Báo Văn nghệ, số 50 ngày 16/12/1989 đãlưu ý đến trách nhiệm của người nghệ sỹ trước cuộc sống, trước con người:“Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa xua tan làn khói lãng mạng phủ lên hình ảnhđã trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo trong không gian xarộng của biển cả. Người chủ thuyền trở nên hung bạo vì cuộc sống trống rỗng và tẻnhạt, luôn đánh đập người vợ. Nhưng truyện còn có ý nghĩa rộng lớn hơn: nódường như khơi gợi người ta nên nhìn kĩ vào những gì ẩn sau cái vẻ đẹp điền viênbề ngoài để nhớ đến trách nhiệm của nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người”[17, tr.476, 477].Năm 1995, trong Hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu, nhà nghiêncứu Đinh Trí Dũng trong bài “Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở của một ngòi bútđầy trách nhiệm” có nhận xét: “Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, thông quacâu chuyện đầy nghịch lí của cuộc đời, Nguyễn Minh Châu muốn nói đến một sựthực trong nghệ thuật [...] đằng sau bức ảnh con thuyền mờ sương rất đẹp mà anhtình cờ chụp được là số phận đớn đau của một người phụ nữ [...]. Vì vậy ngườinghệ sĩ không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn cuộc sống của con người”.[15,tr.311]Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn6Nhà nghiên cứu Dương Thị Thanh Hiên trong bài “Truyện ngắn NguyễnMinh Châu’’ trên Tạp chí nhà văn, số 7 – 2001 cho rằng: “Ở Chiếc thuyền ngoài xathì nghịch lí đặt ra ở một vẻ đẹp điền viên tươi sáng lại chứa đựng bao cảnh đờingang trái, xót xa. Sự thật ẩn kỹ đằng sau màn sương lãng mạn khiến nhà nghệ sĩduy mĩ phải sững sờ trước tình cảnh bất ngờ và bất nhẫn hiện hình của cái đẹp làsự xấu xa, độc ác, là sự cam chịu, nhẫn nhục, cảnh khốn cùng”. [15, tr.319]Tác giả Trịnh Thu Tuyết trong bài:“Một số cốt truyện trong truyện ngắnNguyễn Minh Châu” đã khẳng định :“Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa,từ một xung đột đầy nghịch lí, Nguyễn Minh Châu đặt ra một vấn đề nhận thứccần suy nghĩ [...]. Hình ảnh người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, nhẫn nhục; ngườichồng độc ác, vũ phu đau đớn và bi kịch của cuộc đời họ như là một thứ thuốc rửaquái đản làm những thước phim huyền diệu bỗng hiện nên một màu sắc khủngkhiếp [...]. Những con người u tối và đau khổ ấy vừa là nạn nhân của cuộc sốngđói nghèo, lam lũ, nhưng trong một lúc nào đó, họ cũng có thể trở thành quỷ dữđày đọa trước hết là những người thân khốn khổ của mình”. [ 15, tr.325-326]Năm 2002, cùng cách nhìn như N. Nikulin, Nguyễn Trọng Hoàn trong côngtrình Tiếp tục hành trình đọc Nguyễn Minh Châu: “Chiếc thuyền ngoài xa phêphán cái nhìn lãng mạn một chiều về cuộc sống, đồng thời đặt ra trách nhiệm củangười nghệ sĩ phải đào sâu, khám phá để tìm ra bản chất của hiện thực”.Năm 2008, nhóm tác giả Sách giáo viên Ngữ văn 12 Chương trình Chươngtrình nâng cao đã có hướng dẫn chi tiết về việc đọc - hiểu văn bản truyện ngắnChiếc thuyền ngoài xa: “Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đờisống từ góc độ thế sự của nhà văn giai đoạn sáng tác thứ hai.[...] Gánh nặng mưusinh đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam hãm họ trong cảnh tăm tối,đói khổ, bấp bênh. Người chồng tha hóa dần dần, trở thành kẻ vũ phu, thô bạo.Người vợ vì thương con nên phải nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của ngườichồng […]. Đó không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọckhuất lấp, lẫn trong cái lấm láp làm lũ của đời thường” [29, tr.63]. Nhóm tác giả đãđịnh hướng việc đọc hiểu hình tượng người đàn bà hàng chài, nhân vật chính củatác phẩm theo hướng ca ngợi vẻ đẹp khuất lấp “không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng,Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn7hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp”. Theo cách này, việc một phụ nữ bịchồng đánh đập nhưng không phản kháng, đấu tranh mà vẫn hy sinh vì đàn conđược xem là đẹp. Lối phẩm bình này theo lối cũ đưa đến việc hiểu tác phẩm chưathật sự khách quan.Năm 2010, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn trong bài viết: Nguyễn Minh Châuvà thi pháp “gói rào”trong Chiếc thuyền ngoài xa [3/2010] cho rằng: “Thói tànnhẫn của người đàn ông cũng như sự chịu đựng vô lí của người đàn bà, thật oáioăm đã trở thành một phong tục lâu đời” [12, tr.367]. Về hình tượng nhân vậtngười đàn bà hàng chài, nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào “đức hy sinh lớn lao củatình mẫu tử” ở người đàn bà như một vẻ đẹp “phía sau” sự “nhẫn nhục”; “Thì ra,phía sau cái dáng chịu đòn đến trơ lì vô cảm kia của người vợ, là sự kiên cường,gan góc. Phía sau bộ dạng, chịu xúc phạm đến nhẫn nhục, lì lợm, là đức hy sinhlớn lao của tình mẫu tử” [12, tr.367].Như vậy, nhìn lại lịch sử tiếp nhận truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, chúngtôi nhận hầu hết các nhà nghiên cứu đều tiếp cận truyện ngắn này từ cách tiếp nhậncũ, chưa có ai tiếp cận văn phẩm này từ điểm nhìn văn hóa ứng xử giới là văn hóanam quyền. Tuy nhiên, trên cơ sở những bài viết đó, người viết sẽ học tập đượcnhiều điều hữu ích trong quá trình triển khai đề tài.3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu3.1. Đối tƣợng nghiên cứuĐề tài là Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận về Giới, vì vậychúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa đặttrong bối cảnh văn hoá truyền thống. Như đã nói, khi triển khai đề tài, chúng tôi cóso sánh với một số truyện ngắn tiêu biểu khác có phản ánh văn hóa ứng xử giới củaNguyễn Minh Châu sau 1975.3.2. Mục tiêu nghiên cứuThực hiện đề tài Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lý luận vềGiới, chúng tôi nhằm thực hiện 3 mục tiêu sau:Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn8- Làm rõ sự ảnh hưởng của xã hội nam quyền đã chi phối đến cách ứng xử,nếp nghĩ, ngôn ngữ, hành động của các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyềnngoài xa , không chỉ đối với nhân vật nam giới mà cả nhân vật nữ giới, để từ đó chỉra sự cần thiết phải thay đổi tận gốc rễ văn hóa của xã hội nam quyền.- Bổ sung cách đọc từ góc nhìn văn hóa ứng xử giới để đọc và giảng dạytruyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa- Từ góc nhìn đó, thấy được những đóng góp riêng, độc đáo của NguyễnMinh Châu trong sự nghiệp văn học tiến bộ, vì con người của mình.4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu4.1. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể đạt được các mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:- Tìm hiểu một số tác giả viết về giới trong xã hội nam quyền trong dòngchảy văn chương dân tộc làm tiền đề lý luận cho đề tài.- Tìm hiểu về đặc điểm của xã hội nam quyền và việc vận dụng lý thuyết giớivào nghiên cứu văn học hiện nay.- Tìm hiểu một số các bài viết nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu và cácnghiên cứu về truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có so sánh với các sáng tác củaNguyễn Minh Châu.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứuTriển khai đề tài theo hướng một nghiên cứu trường hợp [case study],chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau:- Phương pháp tiếp cận từ góc nhìn văn hoá học- Phương pháp phân tích.- Phương pháp so sánh.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn95. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xacủa Nguyễn Minh Châu. Cụ thể là Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa nhìn từ lýluận về Giới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sẽ tiến hànhkhảo cứu một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 để đối chiếu.Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu các vấn đề về đặc điểm của xã hội namquyền, về ứng xử giới trong xã hội Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác nghiêncứu truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.6. Cấu trúc của luận vănLuận văn của chúng tôi ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dunggồm có 3 chương:- Chương 1: Vấn đề giới và sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.- Chương 2: Tinh thần phê phán đối với văn hóa nam quyền và ý thức nữquyền của tác giả.- Chương 3: Nghệ thuật kể chuyện.7. Đóng góp của luận văn- Về mặt lí luận: Luận văn khẳng định tính khả thi - hiệu quả của phươngpháp tiếp nhận tác phẩm văn chương từ góc nhìn văn hoá, lý luận về giới trong bốicảnh xã hội nam quyền.- Về thực tiễn: Đề tài đã góp phần giải quyết những tình huống trong tiếpnhận khi bổ sung cách đọc từ góc nhìn văn hóa ứng xử giới để đọc và giảng dạytruyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xaSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn10NỘI DUNGChƣơng 1VẤN ĐỀ GIỚI VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU THỜI KỲ SAUNĂM 1975Như trên đã nói, chúng tôi dành chương đầu tiên này để giới thuyết về về vấnđề Giới và Sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 để làm cơ sở cho nhữngphân tích và kiến giải ở những chương sau.1.1. Vấn đề GiớiĐể tạo tiền đề nghiên cứu Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa từ lý luận vềgiới, chúng tôi đi vào triển khai vấn đề về giới trong bối cảnh xã hội nam quyền ởViệt Nam, đồng thời sơ lược diện mạo ứng xử giới trong văn học Việt Nam. Đây làcơ sở lý luận và thực tiễn tạo điểm tựa khoa học cho chúng tôi nghiên cứu đề tài.1.1.1 Khái niệm giới [Gender]Trong nghiên cứu khoa học, giới là một thuật ngữ được sử dụng khá phổbiến ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Tùy theo hướng tiếp cận và mục đích ở mỗingành sẽ có cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Ở đây, chúng tôi dùngkhái niệm giới tương đương với khái niệm gender trong tiếng Anh [Từ điển Báchkhoa toàn thư mở Wikipedia dịch: gender là giới tính xã hội]. [32]. [Trung văn dịchlà: xã hội tính biệt - sự khác biệt của giới tính trên phương diện xã hội].Trong thực tiễn, thuật ngữ giới [gender] thường bị sử dụng nhầm lẫn với giớitính [sex]. Giới tính [sex] chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, gen vàcác yếu tố di truyền khác [Trung văn dịch là tính] thì giới chỉ về sự kiến tạo xã hộivề văn hóa đối với sự khác biệt giữa nam và nữ, nói cách khác giới là khái niệm chỉđặc trưng xã hội gán cho nam và nữ. Gender xem xét giới tính trên phương diện xãSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn11hội, do đó giới là sản phẩm mang tính xã hội - văn hóa. Ở mỗi nền văn hóa, mỗi mộtthời đại thì nam nữ lại có một cách ứng xử giới riêng, có một hệ giá trị riêng.Ở phương Tây, vào năm 1949 nữ nhà văn Pháp Simone de Beauvoir cho rằngngười phụ nữ và nam giới không phải bẩm sinh mà có, họ là sản phẩm của văn hóaxã hội. Trong cuốn Giới thứ hai [The second sex] bà đã đưa ra một luận điểm rấtnổi tiếng : “Người ta không sinh ra đã là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ”. Vềmặt bẩm sinh, con người chỉ là đàn ông hay đàn bà theo nghĩa giải phẫu sinh lý. Chỉtrong quá trình sống, tương tác xã hội, tương tác đàn ông-đàn bà, do kết quả của vănhóa giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội mà dần dần hình thành người phụnữ hay người nam giới với tâm lý, hành vi, ngôn ngữ, ứng xử riêng.Văn hóa ứng xử giới thay đổi trong không gian và trong thời gian. Chúng tatưởng là về bản chất, người phụ nữ e lệ, rụt rè, nhưng hóa ra không phải thế. Nếusang các nước Tây Âu hay Mỹ, ta sẽ thấy ở đó, phụ nữ rất mạnh mẽ, tự tin, khác vớiphụ nữ Việt Nam.Ngày xưa, ca dao tục ngữ “kích động” tinh thần nam quyền ở người chồngLàm trai rửa bát quét nhà, Đến khi vợ gọi bẩm bà con đây , phó mặc mọi việc nhàcho vợ. Nhưng ngày nay, có rất nhiều người chồng sẵn sàng chia xẻ việc nhà vớivợ trên tinh thần bình đẳng1.1.2. Văn hóa ứng xử giới trong xã hội Việt NamXã hội Việt Nam được các nhà nghiên cứu định danh là xã hội nam quyền, dođó văn hóa ứng xử giới mang đặc điểm nam quyền [trước đây gọi là “phụ quyền” nhưng khái niệm phụ quyền thiên về quyền lực của người cha, sự chuyên quyền củangười nam giới lãnh đạo gia đình].Thuật ngữ nam quyền được hiểu là sự xác lập quyền lực thống trị tuyệt đốicủa nam giới với người phụ nữ trên tất cả mọi phương diện: chính trị, đạo đức, thẩmmỹ, kể cả thống trị thân thể phụ nữ theo nghĩa đen. Quyền lực thống trị được thểhiện ở cả trên phương diện thể xác và tinh thần. Về thân thể, nam quyền là sự thểhiện sức mạnh nam giới bằng sự áp chế người phụ nữ bằng bạo lực, bằng sự đánhđập,… Còn về tinh thần nam quyền thể thiện ở việc người đàn ông định ra nhữngSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn12chuẩn mực về văn hóa chính trị, đạo đức, thẩm mỹ… bắt buộc người phụ nữ phảituân theo.Tư tưởng nam quyền tạo nên sự bất công trong cách nhìn nhận và đánh giá,ứng xử của nam giới đối với nữ giới và chi phối cả cách nhìn và ứng xử của chínhngười phụ nữ với bản thân mình. Về căn bản, có thể khẳng định: văn hóa ứng xửgiới ở Việt Nam là nam quyền.Tình trạng ứng xử giới theo quan điểm nam quyền như trên không chỉ có ởViệt Nam mà đó còn là tình trạng chung ở các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nghĩalà thế giới nói chung cũng đều có xu hướng nam quyền hóa. Có điều là các dân tộcgiải quyết ra sao với tình trạng nam quyền, khi nào ở một dân tộc, nam quyền bịchấm dứt hay bị lên án. Ở Ấn Độ, nhiều tài liệu cho thấy, đàn ông hay tấn công tìnhdục đối với phụ nữ. Ở các nước Tây Âu, gần đây có hiện tượng tấn công tình dụcphụ nữ Đức, Pháp… bởi những đàn ông nhập cư đến từ Trung Đông, những quốcgia có văn hóa nam quyền rất mạnh. Tập tính văn hóa ăn sâu vào tư duy, hành độngkhông dễ gì thay đổi.Về bản chất nam quyền trong xã hội mẫu hệ như xã hội người Chăm, chúngtôi khảo sát phóng sự ngắn Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang đăng trên Tri Tântạp chí, năm 1941 và nhận thấy dù xã hội Chăm theo mẫu hệ nhưng người đàn bàChăm vẫn phải đối mặt và chấp nhận cách ứng xử nam quyền từ phía những ôngchồng: “Người Chàm, nhất là đàn ông, không hay dậy sớm”, bởi “Tục Chàm trướcvẫn lấy nửa cuối ngày hôm trước làm ngày và nửa sáng ngày hôm sau làm đêm”;“cứ đúng 12 giờ tí [12 giờ đêm], người trong xóm mới đi ngủ cho đến mãi giờ ngọ[12 giờ trưa] hôm sau, họ mới dậy làm việc hoặc ngồi suông”. [19, tr.20]. Nhưngvới người đàn bà Chăm đã bỏ tục này, vì nó không phù hợp với giờ giấc của ngườiViệt quanh vùng họ chung sống. Thay vì được ngủ đến 12 giờ trưa như chồng mình,những người đàn bà Chăm phải dậy từ sớm và làm tất cả công việc trong gia đình,tất bận từ sáng sớm đến sẩm tối:Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn13“Trong gia - đình Chàm, chỉ có người đàn bà mới suốt ngày bận rộn. Từsáng đến tối họ làm hết công - việc khó nhọc như ra đồng cấy gặt, ra tỉnh mua bán,và tiếp khách, dệt vải, se bông.Sẩm tối, khi công việc đã ngớt, người đàn bà Chàm, đầu đội chiếc bình lớn,lại ra song, lạch, vợi nước về dùng.Quần quật suốt ngày thế mà không bao giờ họ có một tiếng phàn - nàn vềchồng con là những kẻ suốt ngày ăn xong lại nằm, nằm chán chạy nhông hoặc mơmàng ngồi hút thuốc”. [19, tr.20]Người đàn bà Chàm còn luôn nhường nhịn cho chồng, cho con mọi thứ: họăn bốc, họ chỉ ăn cơm cháy hay cái đầu cá, đuôi cá ươn,...“Lúc ngồi quanh một mâm cơm, người đàn ông Chàm dùng đũa gắp thức ăn.Còn người đàn bà Chàm ? chỉ dùng năm ngón để bốc ! Cách ăn bốc ấy lâu ngày trởthành bất di bất dịch cho đến bây giờ, dù trong nhà thừa đũa bát, người đàn - bàcũng không muốn dùng đũa bát gắp đỡ thức ăn.Sáng dậy, sau khi rửa mặt, việc làm thứ nhất của người đàn bà Chăm là săn-sóc đến bữa ăn sớm cho chồng, con.Họ nấu cơm ngô hay cơm gạo, đun nồi cá ươn mà họ gọi là “cá liệt”, đánhnhững cơm sườn cơm cháy và bẻ những đầu cá, đuôi cá ăn trước để ra làm việcngoài đồng trong lúc chồng với con họ còn ngủ kỹ trên sàn đến lúc mặt trời đứngbóng”. [19, tr.20]Ngoài những tục ấy, người đàn ông chàm còn lười biếng tới mức “ngồi dơđầu ra cho vợ bắt chấy hoặc gỡ hộ tóc”; “quẳng quần áo ra cho vợ vắt dậu” hay“nhờ vợ gắp mẩu than hồng ở bếp lên để hút thuốc chớ họ không chịu cất công cầmthoi sắt đánh vào hòn đá lửa để ngay bên cạnh mình.”Qua phóng sự, ta thấy ứng xử giới của đàn ông chăm với phụ nữ chăm thểhiện sự bất bình đẳng giới. Những người đàn ông Chăm lười nhác đã dựa vàoSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn14những phong tục có lợi cho mình để được nhàn nhã bản thân, họ để mặc cho vợmình phải lao động cực nhọc và vất vả trên tinh thần “Đàn ông lo việc ngoài nhà,đàn bà lo việc trong gia đình” mà xã hội Chăm vẫn duy trì. Chính những lệ - tụcnày khiến người phụ nữ Chăm còn khổ cực gấp nhiều lần người phụ nữ Việt.Trong xã hội người Việt truyền thống, tính chất nam quyền cũng dễ dàngnhận thấy cả về phương diện ứng xử thể chất và tinh thần của nam giới đối với nữgiới.Về thể chất, tình trạng “bạo lực gia đình” như cách nói ngày nay diễn ra phổbiến nhưng ca dao đã khuyên những người vợ ứng xử thế nào với đòn đánh củachồng : Chồng giận thì vợ làm lành, Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì. Rồi thìChồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê, bởi vì nếu ngườiphụ nữ lên tiếng bảo vệ lẽ phải của mình, cự cãi có thể dẫn đến hệ quả bạo lựcChồng giận thì vợ bớt lời/Chồng giận vợ giận thì dùi nó quăng. Bởi vậy, ý nghĩ làngười vợ Việt Nam có vẻ đẹp khuất lấp vì giỏi chịu đòn roi của chồng là một ý nghĩngây thơ: văn hóa nam quyền đã hun đúc ở họ một hành vi ứng xử thiên về chịuđựng. Nếu không chịu đựng nổi thì lấy cái chết làm lối thoát như Vũ Thị Thiết trongtruyện Người con gái Nam Xương chứ không thể đòi hỏi hay phản kháng. Thiết chếxã hội nam quyền ở Việt Nam truyền thống không cho phép họ phản kháng.Về phương diện tinh thần, người đàn ông trong xã hội Nho giáo Việt Namđặt ra tiêu chí đạo đức “trinh tiết” cho phụ nữ. Phan Khôi lên án mạnh mẽ quanđiểm đề cao trinh tiết đầy bất công trên tinh thần nam quyền và cho rằng: “Cái luậtnghiêm khắc ấy do lòng tham và thói ích kỷ của bọn đàn ông bày ra, rất không côngbình […]. Ấy chuộng về trinh chuộng về tiết, thì chẳng những giam hãm đàn bà vàocảnh điu [điêu] đứng đắng cay và thấp hèn, mà lại còn sanh ra cái tệ khinh rẻ mạngngười là như thế nữa”. [39, tr.616, 617]Tôi trung không thờ hai chủ, liệt nữ không lấy hai chồng - Nhà nho lớn tiếngdạy dỗ đàn bà con gái như vậy. Điều bất công, phi lý là trong khi xăm soi đếnnghiệt ngã trinh tiết của vợ, trong khi viết thơ cao giọng biểu dương các tấm gươngSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn15phụ nữ trinh liệt, những người phụ nữ lấy cái chết để bảo toàn danh tiết với ngườichồng, thì các ông chồng tự cho phép mình “đa thê”. Điều phi lý là Nguyễn CôngTrứ có đến 13 vợ và thường xuyên đi hát ả đào, “mắt đi mày lại” với các cô đào nontơ nhưng lại lớn tiếng lên án nàng Kiều là “tà dâm”. Đây là hiện tượng “tiêu chuẩnkép” rất dễ nhận ra trong xã hội nam quyền.Sống trong bầu không khí nam quyền đó nhiều thế kỷ, những người phụ nữViệt Nam dần chịu ảnh hưởng lúc nào không hay. Trong tư tưởng và tình cảm họ,sự chấp nhận, nhẫn nhục, chịu đựng, câm lặng, cam chịu đã thành một khuôn hànhvi. Và giới đàn ông nhận thấy đó là vẻ đẹp, vì đối với những người đàn ông, còn gìthú vị bằng những người vợ sống như nô lệ, như cái bóng, chấp nhận.Trên báo Nhân dân điện tử gần đây, dưới tiêu đề Để bình đẳng giới ngàycàng thực chất và có tính bền vững, tác giả Thiên Phương đã viết về tính chất khókhăn của việc loại bỏ tâm lý bất bình đẳng giới không chỉ ở nam giới mà ngay cả ởnhững người phụ nữ, những người vợ : “Có thể nói, một trong các yếu tố chủ yếuđẩy tới tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam là gắn việc lo toan, chăm sóc giađình cho phụ nữ. Điều này không chỉ là quan niệm của nam giới và xã hội, màtrong nhiều trường hợp chính phụ nữ cũng coi đó là “thiên chức” của mình. Vì cóxu hướng phụ nữ đặt gia đình lên trên hết, nên để giữ cho gia đình ổn định, nhiềuphụ nữ ở Việt Nam sẵn sàng hy sinh sự bình đẳng của mình. Phải chăng suy nghĩnày là điều tâm niệm chung của người phụ nữ cho nên không dễ loại bỏ?” [32].Bài báo cũng nhận xét: “Và nhiều hệ quả khác của bất bình đẳng giới cònthể hiện ở tình trạng phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình, bạo hànhtình dục. Họ cũng mất phần lớn hoặc thậm chí không có quyền chủ động với nhữngbiện pháp kế hoạch hóa gia đình dù được khuyến cáo”.[32]Những biểu hiện khác nhau rất tinh vi của bất bình đẳng giới này đã đượccác nhà nghiên cứu xã hội học về giới quan tâm và tìm hướng giải quyết trong khiđó, các nhà phê bình văn học, vốn lạc hậu hơn trong tiếp cận những thành tựunghiên cứu xã hội học đó hoặc không thèm đếm xỉa đến những thành tựu đó, vẫnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn16giữ cái nhìn cũ, xem sự chịu đựng của người phụ nữ là biểu hiện của vẻ đẹp cầnbiểu dương.Người phụ nữ trong xã hội nam quyền khi xuất hiện trong văn chương dù làvới tư cách của người vợ, người mẹ hay người yêu đều bị mất tiếng nói. Chính xãhội nam quyền đã thiết lập những rào cản về văn hóa, đạo đức, gây áp lực cho ngườiphụ nữ khiến họ dù có mong muốn nhưng cũng không thể cất lên tiếng nói củamình được. Áp lực từ quy định đạo đức Nho giáo này ảnh hưởng vào trong nếp nghĩcủa nhiều thế hệ phụ nữ người Việt. Thậm chí, thực tế còn cho thấy, dù chính trịthay đổi song văn hóa vẫn tồn tại với một sức sống dai dẳng trong xã hội. Ví dụquan điểm về vấn đề một người phụ nữ góa chồng có nên tái giá đi bước nữa đượcđặt ra tranh luận rất gay gắt, đặc biệt là ở các Nho gia như Phan Khôi và Tản Đà.Trong khi, thì Tản Đà cho rằng việc thủ tiết của người đàn bà là một phong tục caocả có từ đời Khổng Tử, các đời nối tiếp nhau tạo thành đạo trinh tiết của đàn bà ÁĐông. Theo đó, ông nói không với chuyện tái giá của đàn bà. Tuy nhiên, Tản Đàthừa nhận chuyện thủ tiết/không tái giá ở người đàn bà không có luật nào cấm, songvì áp lực từ xã hội là sự khinh bỉ và rẻ rúng với người tái giá từ xa xưa đã truyền lạivà trở thành một đạo luật tự nhiên. Do đó, vì bất kỳ lý do gì, người đàn bà bị chồngbỏ hay chồng chết nếu cải giá thì tự đã vi phạm vào đạo tam tòng. Vấn đề giảiphóng những phụ nữ góa đã được đặt ra trong các tiểu thuyết Lạnh lùng của NhấtLinh và Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương. Cả hai đều xoay quanh tinh thầnchống lại tinh thần thủ tiết, đòi hỏi những quyền lợi về hạnh phúc lứa đôi cho ngườiphụ nữ. Trong đó Lạnh lùng, Nhất Linh khắc họa nhân vật Nhung luôn ám ảnh bởibức hoành phi có bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” do vua ban cho bà cô tổ nhàchồng do chống mất sớm mà ở vậy nuôi con thờ chồng; còn ở Đi bước nữa NguyễnThế Phương thông qua hình ảnh cô Hoan đã dũng cảm vượt lên những ngăn cản củanhà chồng để đến với anh Cần. Qua đây, tác giả còn muốn đặt ra một vấn đề lớn vớithời đại: thời đại phải dũng cảm “đi bước nữa” để thay đổi, giải phóng số phậnngười phụ nữ khỏi những định kiến cổ hủ còn tồn tại trong xã hội.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn17Trong văn học thời kỳ trước năm 1975, vấn đề "nữ quyền" thực ra cũng đãđược đề cập, nhưng theo một nghĩa khác. Phụ nữ được ca ngợi bằng những hìnhtượng sử thi, mang vẻ đẹp lý tưởng, dám đương đầu với những thử thách trongchiến tranh, không thua nam giới. Đó là những hình tượng như Mẹ Suốt trong thơTố Hữu, chị Chiến trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, các cô gáithanh niên xung phong của Phạm Tiến Duật, chị em Mai và Dít trong Rừng xà nucủa Nguyễn Trung Thành, nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi củaLê Minh Khuê, v.v… Nhưng vấn đề bất bình đẳng giới, vấn đề số phận đời thườngcủa phụ nữ trong xã hội nam quyền chưa hề được văn học cách mạng đề cập đến.Trở lại với sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước và sau năm 1975, chúngtôi thấy hình tượng người phụ nữ hiện lên cũng có hiện tượng mất giọng [thực racũng là câm lặng] như những người phụ nữ mà ta đã nhắc đến ở phần trên. Vớinhững sáng tác viết về chiến tranh, kỳ thực Nguyễn Minh Châu chưa có ý thức đivào vấn đề bình quyền, về nỗi khổ của người phụ nữ mà chủ yếu vận động theoquỹ đạo chung của văn học đường thời: khuynh hướng lý tưởng hóa hình tượngngười phụ nữ. Nhân vật Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng tiểu biểu cho khuynhhướng này. Đến văn học thời hậu chiến, hình tượng người đàn bà chài trongtruyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có hiện tượng mất tiếng nói như những ngườiphụ nữ trong xã hội nam quyền.Trong thực tế, vấn đề về giới và ứng xử giới luôn được các nhà nghiên cứu tìmhiểu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa và văn học. Giới cũng có thể đượcnghiên cứu theo quan điểm văn hoá để chỉ ra cái nhìn về giới của nam và nữ đối vớinhau, chỉ ra địa vị gia đình và xã hội của nam giới và nữ giới v.v… Trong nghiêncứu văn học, có thể ứng dụng phương pháp nghiên cứu giới đối với nhân vật vănhọc để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam/nữ. Ví dụ áp dụng quan điểm giới vàonghiên cứu hình tượng các nhân vật nữ - người chinh phụ, người cung nữ trongChinh Phụ Ngâm và Cung oán ngâm từ quan điểm giới, người ta có thể thấy nhữngquan niệm hà khắc của Nho giáo phong kiến như “Tam tòng”, “Tứ đức”, quan điểmSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn18đề cao trinh tiết, quan điểm kỳ thị nữ sắc hay quan điểm coi thường đời sống bảnnăng… chính là nguồn gốc dẫn đến cảnh những người chinh phụ đã phải âm thầmchịu đựng, bị thiêu đốt bởi những khao khát trong đời sống bản năng khi chồng đichinh chiến; những người cung nữ đã phải hy sinh cả thời thanh xuân của mìnhtrong những khuê phòng, trong cấm cung.Cũng có thể thấy điều tương tự khi ta đưa lý thuyết giới vào soi chiếu cáchứng xử của các nhân vật trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn MinhChâu. Mỗi nhân vật có cách suy nghĩ và hành đông khác nhau nhưng điểm chung làđều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng văn hóa nam quyền, họ chỉ khác nhau ở chỗ hoặclà thừa nhận hoặc là phản đối sự bình đẳng giới mà thôi. Theo đó, người chồng thìmặc nhiên cho mình có quyền đánh vợ, còn người vợ thì cúi đầu, lặng lẽ đón nhận,chịu đựng những trận bạo hành như là bổn phận, trách nhiệm của mình cần phảithực hiện Các nhân vật khác như phóng viên Phùng, chánh án Đẩu, thằng Phác thìphẫn nộ và phản kháng lại nếp nghĩ cổ hủ đó.Trước đây, khi tiếp cận các nhân vật nam/nữ, chúng ta thường bị bó hẹp hoặcnhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp bức, hoặc theo quan điểm đạo đức,đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng ta có cái nhìn toàn diện hơnvề nhân vật. Đây được xem là một phương pháp tiếp cận có nhiều ưu điểm trong líthuyết tiếp nhận, nó giúp ta hiểu tác phẩm văn học một cách khách quan và nhânbản hơn.1.2. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ sau năm 19751.2.1. Khái lược về vai trò người mở đường cho công cuộc đổi mới văn học dântộcNhà văn Nguyễn Minh Châu [1930 - 1989] xuất thân trong một gia đìnhnông dân ở làng Thơi thuộc xã Quỳnh Hải [nay là xã Sơn Hải], huyện Quỳnh Lưu,tỉnh Nghệ An. Được gia đình tạo điều kiện, năm 1944 Nguyễn Minh Châu học tập ởHuế. Đến năm 1950, ông tham gia quan đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quânTrần Quốc Tuấn và chủ yếu hoạt động tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ở Sư đoàn320. Từ năm 1954 tham gia viết văn nhưng phải đến khi hai cuốn tiểu thuyết là CửaSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn19sông [1966], Dấu chân người lính [1972] và tập truyện ngắn Những vùng trời khácnhau [1970] ra đời, Nguyễn Minh Châu mới khẳng định được dấu ấn phong cách vàchỗ đứng của mình trong lòng bạn đọc. Ông tỏ ra am hiểu đời sống và tâm hồnngười chiến sĩ, hiện thực khắc nghiệt và hào hùng của cuộc kháng chiến. Sau thốngnhất, đặc biệt từ những năm 1980 trở đi, nước ta bước vào tình trạng khủng hoảngkinh tế trầm trọng, bầu không khí trở nên ngột ngạt với việc khắc phục hậu quảchiến tranh cũng như những vấn đề mới nảy sinh: sự suy thoái của đạo đức, nhâncách con người, các vấn đề của đời sống dân sinh, xã hội,... Nhiều nhà văn trước sựthay đổi của hiện thực đã không thể tìm thấy cảm hứng sáng tác, bởi nguồn cảmhứng chủ đạo là sử thi và lãng mạn đã lùi vào quá vãng mà hiện thực thì bi đát,trong khi độc giả đang có xu hướng tìm đọc Nguyễn Du hay tìm đến với văn họcphương Tây qua các bản dịch. Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài Văn xuôi sau 1975,thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển [Tạp chí văn học số 4, tháng 7&8-1991]đã gọi đây là thời kỳ khủng khoảng “chân không văn học” - “chẳng có gì để nói”.Hơn lúc nào hết, lúc này các văn nghệ sĩ cần xác định “đổi mới là lẽ sống còn củavăn nghệ” [2]. Đổi mới một cách toàn diện để theo kịp sự phát triển của thực tại xãhội và đáp ứng được thị hiếu của người đọc. Trước tình hình đó, Nguyễn MinhChâu đã đi đầu trong khuynh hướng đổi mới văn học sau chiến tranh: nghĩ và viếtvề đời tư, thế sự, về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến công, những vấnđề xã hội, về số phận và nhân cách của con người trong tình trạng trì trệ của đấtnước. Thành tựu nghệ thuật nhà văn đạt được thời kỳ này gồm có bốn cuốn tiểuthuyết: Miền cháy và Lửa từ những ngôi nhà cùng in năm [1977], Những người đitừ trong rừng ra [1982] và Mảnh đất tình yêu [1987] và hàng loạt các truyện ngắn,truyện vừa lần lượt được ra mắt, sau đó được tập hợp in trong 3 tập: Người đàn bàtrên chuyến tàu tốc hành [1983], Bến quê [1985], và Cỏ lau [1989]. Ngoài raNguyễn Minh Châu còn có nhiều bài viết về văn học, hoặc ghi chép, tản mạn vềkinh nghiệm viết văn, chân dung văn học,… Về sau khi tác giả qua đời, phần nhiềutrong đó được in trong cuốn Trang giấy trước đèn [1994]. Các sáng tác thời kỳ nàyđã cho thấy sự chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật của ông sau năm 1975trong tiếp cận hiện thực mới. Nguyễn Minh Châu đã thật sự để lại dấu ấn trên hànhSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN//www.ltc.tnu.edu.vn

Video liên quan

Chủ Đề