Mạng máy tính gồm những thành phần nào năm 2024

đã trở thành một phần thiết yếu trong thời đại 4.0. Nhưng để hiểu hệ thống mạng dữ liệu là gì, thành phần ra sao thì không phải ai cũng rõ. Vậy hãy cùng với Hoàng Việt tìm hiểu cặn kẽ trong bài viết này nhé!

1. Hệ thống mạng là gì?

Hệ thống mạng còn có tên gọi đầy đủ là hệ thống mạng máy tính. Hiểu đơn giản thì đây là hệ thống kết nối nhiều máy tính, thiết bị điện tử, văn phòng lại với nhau thông qua các thiết bị mạng, dây cáp mạng. Từ đó có thể dễ dàng truyền tin qua lại nội bộ lẫn nhau. Hoặc khi có kết nối với hệ thống mạng Internet thì có thể chia sẻ rộng hơn ra bên ngoài.

Thành phần của một hệ thống mạng hoàn chỉnh cơ bản bao gồm:

  • Hệ thống thiết bị, máy tính được kết nối với nhau.
  • Các loại thiết bị mạng: Router, Modem, Access Point, Switch, Firewall,…
  • Dây cáp nối.
  • Hệ thống mạng lưới Internet được cung cấp từ các đơn vị viễn thông [FPT, Viettel, VNPT,…]

2. Lợi ích của hệ thống mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính đóng vai trò quan trọng trong kết nối, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ công việc cho tới học tập, giải trí. Những lợi ích lớn nhất có thể thấy đó là:

  • Chia sẻ dữ liệu, thông tin với các thiết bị trong hệ thống mạng nội bộ.
  • Mở rộng kết nối, chia sẻ, truyền tải rộng rãi hơn khi có kết nối Internet.
  • Thực hiện được các thao tác xem, chỉnh sửa, sao chép tập tin trên các máy tính khác cùng hệ thống dễ dàng như ở máy mình.
  • Sử dụng, truyền lệnh đến các thiết bị ngoại vi chung trong cùng hệ thống như: máy in, máy scan, máy fax, máy tính thiết bị lưu trữ, webcam,…

3. Hệ thống mạng gồm những gì?

Hệ thống mạng được chia thành nhiều loại mà bạn cần biết và phân biệt rõ sau đây:

3.1. Mạng LAN [Local Area Network]

Mạng LAN là mạng máy tính cục bộ, dùng để kết nối các loại thiết bị trong cùng hệ thống ở phạm vi nhỏ. Kết nối này được thực hiện thông qua cáp LAN hoặc kết nối không dây wifi.

Mạng LAN cho phép các máy tính, máy trạm trong cùng hệ thống chia sẻ, truyền tải dữ liệu nhanh chóng, có độ bảo mật cao. Tuy nhiên do giới hạn về phạm vi phủ nên mạng LAN chỉ được sử dụng trong một văn phòng, trường học, trong nhà,…

Xem ngay dịch vụ lắp đặt sửa chữa bảo trì mạng LAN tại Hà Nội

3.2. Mạng WAN [Wide Area Network]

Mạng WAN cung cấp kết nối mở rộng vượt trội hơn hẳn so với mạng LAN. Đó là hệ thống mạng xuyên biên giới, xuyên quốc gia, mang tầm quốc tế.

Mạng WAN là mạng diện rộng, được kết hợp giữa cả mạng LAN, mạng MAN thông qua thiết bị vệ tinh, cáp quang, cáp dây điện.

3.3. Mạng Intranet

Mạng Intranet là hệ thống mạng nội bộ mở rộng, bao gồm cả 3 loại mạng LAN, MAN và WAN.

Khi muốn truy cập vào mạng Intranet, bạn cần thực hiện yêu cầu xác thực thông tin như tên đăng nhập, mật khẩu. Mạng kết nối nội bộ diện rộng này có hoạt động khá giống với mạng Internet song điểm khác biệt là hệ thống tường lửa bảo mật tuyệt đối chứ không thể tự do ra vào.

3.4. Mạng SAN [Storage Area Network]

Mạng SAN cung cấp hiệu suất truy cập cực nhanh, có sẵn tính năng dự phòng và cho phép khoảng cách giữa các máy tính trong cùng hệ thống lên tới 10km. Cùng với mức chi phí đầu tư khá thấp, mạng SAN đặc biệt được các doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng.

3.5. Mạng Internet

Hệ thống mạng Internet là gì? Đây là hệ thống mạng thông tin toàn cầu, được truy cập công cộng cho tất cả các máy tính có kết nối Internet. Nguyên lý hệ thống mạng này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu [packet switching] dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa [giao thức IP].

Nếu như mạng LAN, WAN, SAN hay Intranet được sử dụng chính trong doanh nghiệp, thì mạng Internet đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả mọi người, gần như không phân biệt. Trong thiết kế hệ thống mạng internet, mọi máy tính hay thiết bị đều bình đẳng, có quyền truy cập ngang nhau.

Trong những năm gần đây, hệ thống mạng Internet Việt Nam cũng đang có nhiều cải thiện. Dù vậy thì so với thế giới, tốc độ kết nối mạng ở nước ta vẫn ở mức khá chậm.

Sơ đồ hệ thống mạng Internet sẽ được thiết kế, tính toán để lắp đặt phù hợp cho từng không gian sử dụng.

Internet đem lại sự kết nối thông suốt trên toàn cầu

4. Các mô hình xây dựng 1 hệ thống mạng

Có 4 mô hình mạng máy tính như sau:

4.1. Mạng hình sao [Star Network]

Trong mạng hình sao, tất cả các trạm sẽ được kết nối đến một thiết bị trung tâm. Vai trò của thiết bị này là nhận tiến hiệu từ các trạm để chuyển đến trạm đích, thiết lập các liên kết Point – to – Point. Thiết bị trung tâm ở đây có thể là hub, switch, router hay máy chủ trung tâm.

Mạng hình sao dễ thiết lập, dễ cấu hình, dễ kiểm soát, khắc phục sự cố và tận dụng được tối đa tốc độ đường truyền vật lý. Tuy nhiên độ dài đường truyền nối từ một trạm đến thiết bị trung tâm chỉ trong bán kính khoảng 100m [áp dụng với công nghệ hiện nay].

4.2. Mạng tuyến tính [Bus Network]

Hệ thống mạng tuyến tính thì có các trạm phân chia trên một đường truyền chung [bus]. Trong đó, đường truyền chính được giới hạn 2 đầu bằng 2 đầu nối đặc biệt terminator. Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T [T-connector] hoặc một thiết bị thu phát [transceiver]. Cách thức hoạt động của mạng tuyến tính là qua các liên kết Point–to–Multipoint hay Broadcast.

Mạng Bus rất dễ thiết kế, chi phí lắp đặt thấp. Nhưng hạn chế của nó lại là kém ổn định, có thể bị ngừng toàn bộ hoạt động khi chỉ cần một nút mạng bị hỏng.

4.3. Mạng hình vòng [Ring Network]

Mạng vòng đưa tín hiệu được truyền đi chỉ theo một chiều duy nhất. Mỗi trạm được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp [repeater] có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Ở đây, tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kết Point–to–Point giữa các repeater.

Mạng hình vòng cũng có các ưu điểm như dễ lắp đặt, cấu hình, khắc phục các sự cố. Tuy nhiên cũng giống như mạng tuyến tính, chỉ cần một trạm hoặc cáp hỏng sẽ kéo theo toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động. Khi muốn mở rộng hoặc bớt đi một trạm cũng rất khó vì giao thức truy nhập vô cùng phức tạp.

4.4. Mạng kết hợp [Mesh Network]

Có 2 dạng mạng kết hợp là:

Mạng hình sao kết hợp mạng tuyến tính [Star Bus Network]: Bao gồm bộ phận tách tín hiệu [splitter] giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp mạng cấu hình là Star Topology và Linear Bus Topology. Mạng này cho phép nhiều nhóm làm việc ở cách xa nhau, linh hoạt trong việc bố trí đường dây tương thích ở bất cứ tòa nhà nào.

Mạng hình sao kết hợp với mạng hình vòng [Star Ring Network]: Cấu hình mạng gồm “thẻ bài” liên lạc Token chuyển vòng quanh một HUB trung tâm. HUB sẽ trở thành cầu nối giữa các trạm và tăng khoảng cách cần thiết.

Từ những thông tin cơ bản mà Hoàng Việt đưa ra trên đây, hy vọng rằng bạn đã có một cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống mạng. Dĩ nhiên để thiết lập được hệ thống mạng ưu việt và phù hợp sẽ còn phải dựa trên rất nhiều các yếu tố khác. Vì thế, hãy thường xuyên cập nhật trang web của chúng tôi để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích hơn nữa nhé!

Mạng máy tính cần có những gì?

Mạng máy tính - Mạng LAN Client[máy khách] – Server[máy chủ], các thiết bị ghép nối mạng [Repeater, Hub,Switch,Bridge], Card mạng [Network Interface Card - NIC] và dây cáp mạng [cable] là những thứ nhất định cần có để tạo thành một mạng LAN.nullMạng máy tính là gì ? Mạng máy tính có những mô hình nào?thietbimangcisco.vn › mang-may-tinh-la-gi-mang-may-tinh-co-nhung-mo-...null

Khái niệm của mạng máy tính là gì?

Mạng máy tính là một hệ thống được tạo ra bằng cách kết nối các máy tính với nhau để chúng có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin. Một mạng máy tính bao gồm các thiết bị máy tính như PC, laptop, máy chủ, máy in, điện thoại thông minh và các thiết bị mạng khác.nullMạng máy tính là gì? Lợi ích của mạng máy tính - GEARVNgearvn.com › blogs › mang-may-tinh-la-gi-loi-ich-cua-mang-may-tinhnull

Hệ thống mạng máy tính gồm những gì?

Thành phần của hệ thống mạng Một hệ thống mạng thường bao gồm các thành phần: – Máy tính [máy để bàn, laptop, máy tính bảng] và các thiết bị văn phòng khác có thể kết nối mạng như máy in, máy scan… – Thiết bị kết nối mạng: switch, modem, router…nullTổng quan về hệ thống mạng, phân loại hệ thống mạngphucbinh.com.vn › tong-quan-ve-he-thong-mang-phan-loai-he-thong-mangnull

Các thành phần chính của mạng Internet là gì?

Hạ tầng truyền thông có 2 thành phần chính là: phần cứng và phần mềm. Tương tự với mạng máy tính, Internet bao gồm các bộ định tuyến, hệ thống cáp, bộ lắp đặt và modem. Đồng thời, mỗi gói dữ liệu internet sẽ hoạt động dựa trên những giao thức nhất định.nullInternet là gì? Lợi ích và tác hại của internet - Hoàng Hà Mobilehoanghamobile.com › tin-tuc › loi-ich-cua-internetnull

Chủ Đề