Mật độ trung suối của việt nam trung bình là năm 2024

Sông Đu là một phụ lưu nằm tại hữu ngạn của sông Cầu ở miền bắc Việt Nam. Gần như toàn bộ lưu vực sông Đu nằm trên địa bàn ba huyện Định Hóa, Phú Lương và Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên. Hai nhánh chính của sông Đu hợp lưu tại thị trấn Đu thuộc huyện Phú Lương.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Đu bắt nguồn từ vùng Lương Can, ở độ cao khoảng 275 m thuộc tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng tây bắc - đông nam và nhập vào Sông Cầu ở xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên. Tổng chiều dài dòng chính của sông là khoảng 44 km. Diện tích lưu vực 360 km², độ cao trung bình 129 m, độ dốc trung bình 13,3%, mật độ sông suối 0,94 km/km². Tổng lượng nước hàng năm đạt 0,264 km³ ứng với lưu lượng nước trung bình hàng năm là 8,73 m³/s, môđun dòng chảy hàng năm 23,2 l/s.km2. Biên độ mực nước lớn nhất tại trạm thủy văn Giang Tiên là 5,41 m và cường suất nước lũ lớn nhất trung bình 58 cm/giờ. Giống như nhiều con sông khác tại khu vực miền núi phía Bắc, sông Đu mang đặc điểm là lưu lượng dòng chảy mùa mưa [6-9] chiếm tới 75% tổng dòng chảy cả năm; trong khi dòng chảy mùa khô [1-3] chỉ chiếm 5,6-7,8%.

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Sông Đu, chảy qua vùng đông dân, tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, khai khoáng trước khi đổ vào sông Cầu ở Sơn Cẩm. Đặc biệt, lưu vực sông phải tiếp nhận rác và nước thải sinh hoạt thị trấn của huyện Phú Lương và cũng như nước thải của mỏ than Phấn Mễ, một mỏ than khai thác lộ thiên trong lưu vực sông. Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân đã và đang làm ô nhiễm con sông Đu, nhiều người dân còn thả các bao rác thải xuống dòng suối. Mùi hôi thối cùng sự ô nhiễm đã làm bức xúc những người dân quanh vùng.

Từ năm 2006 đến năm 2008, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Hoàng Thu Hương và nhóm cộng sự đã tiến hành 7 đợt quan trắc theo các mùa xuân, hạ, thu đông tại 15 điểm nghiên cứu trên bốn nhánh chính của sông Đu [sông Nà Lậu, dòng chính sông Đu, suối Cát và suối Khe Cốc]. Kết quả quan trắc cho thấy, vào mùa mưa nước sông Đu có nhiệt độ thấp hơn và phần trăm bão hòa oxy trong nước mùa mưa cao hơn mùa khô. Nhóm nghiên cứu này cũng đã thu thập 70 taxa động vật không xương sống cỡ lớn đáy sông Đu, nhiều nhất là nhóm côn trùng [48 taxa]. Kết quả quan trắc cho thấy, quần thể đa dạng sinh học đáy sông Đu phong phú vào mùa mưa, đặc biệt ở thượng nguồn. Kết quả cũng cho thấy đa dạng sinh học sông Đu thấp hơn nhiều so với đa dạng sinh học tại suối DakPri -DakLak thậm chí thấp hơn cả suối trong Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Kon Tum gần 100 con sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên, với mật độ lưới sông suối trung bình đạt 0,23km/km2. Hàng năm các con sông, suối này vận chuyển lượng nước vào khoảng 13 tỷ m3, bằng 26% tổng lượng dòng chảy các sông, suối của Tây Nguyên, trong đó hơn 90% lượng nước này đổ vào sông Mê Kông thông qua hệ thống sông Sê San.

Bản đồ phác họa quá trình mưa lũ của trận lũ năm 2009 tại Kon Tum

Do có địa hình thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam nên phần lớn các sông, suối ở Kon Tum có hướng chảy chủ yếu là Đông Bắc - Tây Nam và là phụ lưu của sông Sê San, một trong hai phụ lưu chính của Sông Mê Kông trên đất Việt Nam [hai phụ lưu này là sông Sê San và sông Sê Rê Pốk]. Ở phía Tây tỉnh có sông Sa Thầy [là phụ lưu cấp 1 của sông Sê San] chảy theo hướng Bắc Nam. Còn ở phía Đông bắc tỉnh [thuộc địa bàn các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Glei] có một số sông, suối đầu nguồn của các sông Vu Gia, Thu Bồn chảy theo hướng Đông về Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và đổ ra biển Đông.

Nguồn cung cấp nước cho các sông, suối ở Kon Tum chủ yếu là từ lượng mưa rơi trên chính địa bàn tỉnh Kon Tum; có một phần nước nhận được từ địa bàn tỉnh Gia Lai [thuộc lưu vực sông Đăk Bla và Sê San] và một phần nhỏ khác nhận được từ địa phận nước bạn Lào [thượng nguồn sông Pô Kô].

Do bắt nguồn chủ yếu ngay trên địa bàn tỉnh Kon Tum nên chế độ thủy văn của các sông, suối phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu và diễn biến thời tiết của Tỉnh, mà trong đó nhân tố chủ đạo là mưa. Sự phụ thuộc chặt chẽ này thể hiện rõ nét ở những biến động của mực nước, lưu lượng, lượng phù sa và các yếu tố thủy văn khác vào lượng mưa rơi trên lưu vực, vào biến động của lượng mưa theo tháng, năm hoặc từng thời kỳ khác nhau. Mùa mưa, mực nước trong sông luôn có biến động; lưu lượng dòng chảy dồi dào; hàm lượng phù sa mà dòng nước mang theo lớn. Ngược lại, trong mùa khô, mực nước ít biến động và thường có xu thế giảm dần từ đầu mùa đến gần cuối mùa; dòng sông cạn kiệt, hàm lượng phù sa trong nước đạt thấp. Xét theo chu kỳ năm cho thấy những năm mưa nhiều thì tổng lượng dòng chảy lớn và ngược lại những năm ít mưa đồng thời là năm nước kém, tổng lượng dòng chảy nhỏ.

Kon Tum có lượng mưa năm trung bình nhiều năm vào đạt gần 1850mm, phân bố theo hướng giảm dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Theo đó các sông, suối ở các vùng phía Đông, Đông Bắc và phía Bắc tỉnh [cũng là các sông, suối đầu nguồn] có lượng nước dồi dào hơn, mùa lũ kéo dài hơn và mùa cạn ít cạn kiệt hơn so với các sông, suối ở vùng phía Nam và Tây Nam tỉnh. Phần lớn địa bàn tỉnh Kon Tum có mùa mưa hàng năm thường bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kéo dài đến hết tháng 10. Riêng các vùng núi cao thuộc các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông mùa mưa tuy không bắt đầu muộn hơn nhưng thời kỳ đầu mùa [tháng 5, tháng 6] thường mưa không lớn, ngược lại tháng 11 và đầu tháng 12 khi hầu hết các vùng trong tỉnh đã bước vào mùa khô thì ở những khu vực này vẫn còn đang là mưa mưa với lượng mưa khá, một số năm còn có mưa sinh lũ lớn trên các sông suối. Mùa lũ trên các sông thường đến chậm hơn mùa mưa khoảng 1,5 đến 2,0 tháng và kết thúc muộn hơn từ 1,0 - 1,5 tháng. Nếu như mùa mưa, lượng mưa chiến tới hơn 80% tổng lượng mưa cả năm thì mùa lũ, tổng lượng dòng chảy của các sông, suối cũng chiếm từ 75 – 80% tổng lượng dòng chảy năm, mặc dù thời gian mùa lũ thường ngắn hơn mùa cạn từ 1,0 – 2,0 tháng [tùy từng sông suối và tùy từng năm]. Hàng năm, lượng nước mưa mà các sông, suối nhận được trong mùa mưa [từ tháng 5 đến tháng 10] là khoảng 80%; 15% là của các tháng giao mùa [tháng 4 và tháng 11] và chỉ có khoảng 5% thuộc các tháng chính của mùa khô [từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau].

Đánh giá về đặc điểm thủy văn của các sông, suối ở Kon Tum trong những năm trước đây cho thấy mặc dù là các sông miền núi, có độ dốc khá lớn, có điều kiện khí hậu phân hóa thành hai mùa nhưng nhờ có phần lớn diện tích lưu vực là rừng với độ che phủ cao, và chưa chịu tác động nhiều từ các hoạt động của con người nên có chế độ thủy văn khá hiền hòa, ít tai biến thiên tai. Tuy nhiên, trong vài thập niên gần đây dưới tác động của Biến đổi khí hậu cùng những hoạt động của con người trên bề mặt lưu vực, chế độ thủy văn của sông, suối đã có nhiều thay đổi, và kéo theo nó là sự gia tăng các tai biến thiên tai từ những biến động bất thường của dòng nước.

Biến đổi khí hậu tác động đến chế độ thủy văn của sông, suối chủ yếu thông qua những tác động trực tiếp đến yếu tố mưa. Những thay đổi về lượng mưa năm, lượng mưa mùa, về phân bố mưa theo không gian, thời gian và về tính chất của từng trận mưa cụ thể đã lập tức tác động đến chế độ thủy văn của sông. Nghiên cứu những thay đổi về lượng mưa ở Kon Tum từ số liệu quan trắc mưa trong nhiều năm cho thấy trong khoảng 15 năm gần đây, lượng mưa trung bình ở từng vùng đã có những thay đổi khá rõ. Tổng lượng mưa năm trung bình 15 năm ở khu vực TP Kon Tum và huyện Sa Thầy, Đăk Hà đã tăng đáng kể. Ngược lại ở những khu vực được coi là nguồn sinh thủy chính cho các con sông lớn của Kon Tum, tổng lượng mưa năm lại đang có xu thế giảm dần. Nguồn sinh thủy bị thiếu hụt kết hợp với khả năng điều tiết tự nhiên của lưu vực giảm dần đã khiến cho nhiều con sông, suối trở nên cạn kiệt sâu hơn trong mùa khô.

Sự cạn kiệt sâu hơn trong mùa khô còn chịu tác động khác là yếu tố nhiệt độ. Biến đổi khí hậu đã làm cho nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng trong Tỉnh với mức tăng khá lớn so với mức tăng trung bình của khu vực Tây Nguyên và cả nước đã làm cho tổng lượng bốc hơi thực tế tăng lên, nghĩa là làm tăng lượng nước tổn thất của lưu vực sông. Nhiệt độ tăng cũng làm cho nhu cầu nước cho các hoạt động kinh tế xã hội, của động, thực vật tăng lên, làm cho nước mặt, nước ngầm suy giảm nhanh hơn và sâu hơn.

Biến đổi khí hậu còn tác động ảnh hưởng đến quy luật phân mùa khí hậu vốn có từ lâu nay. Sự sai khác về mùa khí hậu, trong đó có những thay đổi về thời kỳ bắt đầu và kết thúc mùa mưa, thời gian của mùa mưa hay những biến động không rõ ràng của mùa khí hậu cũng làm cho chế độ thủy văn của sông lập tức bị ảnh hưởng biến đổi theo. Trong đó, biến động theo hướng cạn kiệt nhanh hơn và sâu hơn trong mùa khô là khá rõ nét.

Biến đổi khí hậu không chỉ tác động đến lượng mưa, tính chất mưa của từng vùng, trong từng năm, từng mùa và từng tháng khác nhau mà còn ảnh hưởng đến từng đợt mưa và từng trận mưa cụ thể. Đây cũng là tác động làm cho diễn biến thiên tai lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất trong những năm gần đây phức tạp và khốc liệt hơn. Nhiệt độ tăng kết hợp với những thay đổi mạnh mẽ trên bề mặt lưu vực đã làm cho diễn biến thủy văn của các con sông, suối trong mùa lũ nói chung và từng trận lũ nói riêng trở nên rất bất thường. Trước đây, mưa sinh lũ trên các sông, suối ở Kon Tum đa phần là mưa đợt, với một đợt mưa sinh lũ kéo dài từ 2 đến 5 ngày, thậm chí có đợt kéo dài hơn 10 ngày nên nước lũ lên xuống từ từ với nhiều đỉnh lũ nối tiếp nhau, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Tính chất này đã giúp giảm mức độ gây hại của dòng nước lũ, ít xảy ra lũ quét hơn và người dân ở vùng lũ có nhiều thời gian hơn để thực hiện di dời tránh lũ. Tuy nhiên, những năm gần đây biến đổi khí hậu đã làm xuất hiện những trận mưa có cường độ lớn hơn, lượng mưa lớn hơn nhưng thời gian mưa lại rút ngắn làm cho lũ lên nhanh, và liên tiếp xảy ra các trận lũ quét nguy hiểm. Trận lũ lịch sử năm 2009 là một ví dụ điển hình. Với lượng mưa từ 300 - 400mm chỉ xảy ra trong khoảng 18 – 36 giờ, trong đó thực chất mưa chỉ tập trung mạnh trong khoảng 15 giờ, điều chưa từng ghi nhận được trong các số liệu đo về lượng mưa trước đây ở Kon Tum. Với một trận mưa như vậy, đồng thời bề mặt của các lưu vực sông lại có thảm thực vật giảm đi một cách đáng kể so với trước đây nên lũ quét, sạt lở đất đã xảy ra ở nhiều nơi, còn trên các dòng sông, suối chính cường suất lũ lên [mức độ tăng lên của mực nước lũ trong sông trong một khoảng thời gian nhất định] và đỉnh lũ đã mức lịch sử, thậm chí mực nước đỉnh lũ còn vượt cả các mức thiết kế an toàn của nhiều công trình kiên cố. Sau trận lũ lịch sử này, trong các năm 2010, 2011, 2012 liên tiếp xuất hiện các trận lũ có cường suất lũ lên tương đương với cường suất lũ của trận lũ lịch sử năm 2009. Rất may do lượng mưa sinh lũ không lớn [chỉ đạt từ 100 - 150mm] nên đã không có lũ lớn xảy ra.

Năm 2013, diễn biến thời tiết, thủy văn trong các tháng đầu năm đang diễn ra khá bất thường. Những tháng đầu năm, Kon Tum đã phải gồng mình chống hạn do thiếu hụt lượng mưa từ năm 2012 dẫn đến khan hiếm nguồn nước trong mùa khô 2012-2013. Mùa mưa, lũ năm 2013 đang đến được dự báo có nhiều khả năng xuất hiện lũ lớn. Rõ ràng tác động của biến đổi khí hậu ở Kon Tum đang hiển hiện càng ngày càng rõ hơn. Do đó, việc nghiên cứu đầy đủ những tác động này sẽ giúp cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, công tác PCLB & GNTT nói riêng ở Kon Tum đạt hiệu quả tốt hơn.

Chủ Đề