Máy vi tính muốn hoạt động phải có phần cứng

Muốn máy tính hoạt động được thì phải

A. Lắp ráp hệ điều hành vào

B. Cài đặt hệ điều hành vào

C. Chỉ cần đĩa cứng và đĩa mềm

D. Tất cả sai

Các câu hỏi tương tự

Em hãy cho biết hệ điều hành có phải là thiết bị được lắp ráp trong máy tính hay không? Và không có hệ điều hành máy tính có hoạt động được hay không? vì sao?

Em hãy cho biết hệ điều hành có phải là thiết bị được lắp ráp trong máy tính hay không? Và không có hệ điều hành máy tính có hoạt động được hay không? vì sao?

Tìm cặp ghép đúng (3đ):

A B Học sinh trả lời
1. Ram a. Là thông tin được lưu trữ trong máy tính 1 <----->
2. Đĩa cứng b. Có thể được coi là bộ não của máy tính. 2 <----->
3. Chương trình c. Thường cài hệ điều hành trên đó và thường dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu lâu dài. 3 <----->
4. Thông tin d. Là bộ nhớ trong, khi tắt máy toàn bộ thông tin sẽ mất đi 4 <----->
5. CPU e. Là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. 5 <----->
6. Dữ liệu f. Là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện...) và về chính con người

Điền các từ sau: Phần cứng, phần mềm, chương trình, giao tiếp, thông tin vào khoảng trống cho thích hợp:

Hệ điều hành có chức năng điều khiển các thiết bị ……(1)…… của máy tính và tổ chức thực hiện các ……(2)…… trong máy tính. Ngoài ra hệ điều hành còn làm nhiệm vụ tổ chức, quản lí ………(3)…….. trên máy tính và cung cấp môi trường để người sử dụng ……(4)……với máy tính.

Thiếu hệ điều hành máy tính có hoạt động được không? Em hãy giải thích lí do vì sao

Máy tính cần phải có hệ điều hành để:

A. Điều khiển bàn phím, chuột, màn hình;

B. Tổ chức hoạt động của các chương trình;

C. Tổ chức thông tin trên các thiết bị lưu trữ;

D. Tất cả các phương án trên.

Máy tính muốn hoạt động được thì không thể không có sự góp sức của phần cứng. Cùng với phần mềm, chúng giúp máy tính thực hiện các mệnh lệnh của con người. Vậy phần cứng máy tính là gì? Nó có cấu trúc ra sao? Nó có điểm gì khác với phần mềm?

Máy vi tính muốn hoạt động phải có phần cứng

Phần cứng máy tính

Phần cứng máy tính là gì?

Phần cứng, một khái niệm quen thuộc với bất cứ ai sử dụng máy tính hay được gọi tên thân mật là PC (Personal Computer). Tuy nhiên, với những người không am hiểu về máy tính thì họ lại không hiểu rõ phần cứng là gì?

Phần cứng trong tiếng Anh được gọi là Hardware. Đây là từ dùng để chỉ các yếu tố vật chất cấu tạo nên một máy tính hay còn gọi là bộ máy vi tính. Những yếu tố này là hữu hình do các công ty máy tính, linh kiện máy tính sản xuất ra. Chúng ta có thể nhìn thấy, cầm nắm, sờ được như chuột, bàn phím, màn hình, CPU,….

Cấu trúc phần cứng máy tính

Bạn có thể thấy, phần cứng của máy tính gồm rất nhiều bộ phận, chi tiết, linh kiện khác nhau. Nhưng nhìn chung lại, phần cứng máy tính bao gồm 3 phần chính sau:

Bộ nhớ - Memory

Bộ nhớ là bộ phận lưu trữ thông tin dữ liệu và hướng dẫn cần thiết để máy tính xử lý các dữ liệu thô, cho ra kết quả ở thiết bị đầu ra. Bộ nhớ của máy tính bao gồm: bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài.

Bộ nhớ trong

Bộ nhớ trong chính là bộ nhớ chính của máy, nó là một thành phần vật lý quan trọng, không thể tách rời khỏi máy tính. Chúng gồm có 2 thành phần chính là RAM và ROM.

  • RAM: đảm nhận vai trò lưu trữ dữ kiện, chương trình trong quá trình thao tác, tính toán. Nội dung thông tin trên RAM sẽ mất đi khi máy tắt.

RAM máy tính

  • ROM: giữ nhiệm vụ đọc thông tin, lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển trong việc nhập xuất cơ sở. Nội dung thông tin ghi vào ROM sẽ không bị mất đi khi không có điện.

ROM máy tính

Bài viết hay: Giới thiệu khái niệm Ram máy tính là gì? Những phần mềm test Ram trên máy tính & laptop tốt nhất!

Bộ nhớ ngoài

Nếu như bộ nhớ trong chỉ dùng để lưu trữ thông tin một cách tạm thời thì bộ nhớ ngoài lại đóng vai trò lưu giữ thông tin, dữ liệu, chương trình một cách lâu dài. Dung lượng lưu trữ trên bộ nhớ ngoài lớn và không bị mất đi khi không có điện. Chúng sẽ chỉ mất đi khi người dùng xóa hoặc ghi đè lên.

Bài viết hay: Khôi phục dữ liệu ổ cứng bị ghi đè sử dung phần mềm R-studio

Bộ nhớ ngoài bao gồm:

  • Ổ đĩa cứng hay còn gọi là Ổ cứng thường được biết đến như là một bộ phận của máy tính với việc lưu trữ dữ liệu cho dù chúng xuất hiện muộn hơn so với những chiếc máy tính đầu tiên.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng có kích thước ngày càng nhỏ đi, trong khi dung lượng thì ngày càng tăng lên.

Trong quá khứ, những thiết kế đầu tiên của ổ đĩa cứng chỉ dành cho máy tính,nhưng ngày nay, ổ đĩa cứng còn được sử dụng trong các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh số, điện thoại di động thông minh (SmartPhone), máy quay phim kĩ thuật số, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân.v.v...

Không chỉ tuân theo các thiết kế ban đầu, ổ đĩa cứng đã có những bước tiến công nghệ nhằm giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh hơn, ví dụ: sự xuất hiện của các ổ đĩa cứng lai giúp cho hệ điều hành hoạt động tối ưu hơn, giảm thời gian khởi động của hệ thống, tiết kiệm năng lượng; sự thay đổi phương thức ghi dữ liệu trên các đĩa từ làm cho dung lượng mỗi ổ đĩa cứng tăng lên đáng kể.

Tìm hiểu thêm: Công nghệ sản xuất ổ cứng SSD. Tại sao ngày nay có rất nhiều máy tính sử dụng ổ SSD?

Hard Disk Drive: bộ nhớ lưu trữ chính với dung lượng từ 40GB đến 2TB và lớn hơn nữa. Chúng có thể lưu trữ hệ điều hành, phần mềm cùng tất cả các dữ liệu mà người dùng tạo ra.

Ổ đĩa cứng

​Tìm hiểu thêm: Cách thay ổ cứng Laptop tốn bao nhiêu tiền?

  • Đĩa quang – Compact Disk (CD, DVD): dùng để lưu trữ các phần mềm, thông tin, hình ảnh, âm thanh. Chúng gồm có 2 loại: đĩa CD và DVD.

Đĩa quang

  • Các loại bộ nhớ khác như thẻ nhớ, USB.

Đơn vị xử lý trung ương – CPU

Bộ xử lý trung tâm có tên trong tiếng Anh là Central Processing Unit, viết tắt là CPU. Mặc dù chỉ là một tấm mạch nhỏ nhưng đây lại là phần cứng có vai trò rất quan trọng trong máy tính. Nó đảm đương trọng trách xử lý các dữ liệu, tác vụ của máy tính, là trung tâm điều khiển các thiết bị đầu vào, đầu ra.

Bộ xử lý trung tâm - CPU

CPU cấu tạo với 3 bộ phận chính:

  • Khối điều khiển – CU (Control Unit): trung tâm điều hành máy tính, có nhiệm vụ giải mã mệnh lệnh, tạo tín hiệu điều khiển các bộ phận khác theo yêu cầu của người dùng hoặc theo chương trình đã được cài đặt.
  • Khối tính toán số học và logic – ALU (Arithmetic-Logic Unit): quy tụ nhiều thiết bị nhằm thực hiện những phép tính toán số học (nhân, chia, cộng, trừ,…), phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR), phép tính quan hệ (lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau,…).
  • Các thanh ghi – Registers: có nhiệm vụ bộ nhớ trung gian, mang các chức năng chuyên dụng để gia tăng tốc độ trao đổi thông tin của máy tính.

​Bài viết chi tiết: CPU máy tính là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về CPU.

Thiết bị nhập xuất – Input/Output

Ngoài 2 bộ phận trên, hệ thống phần cứng máy tính còn có các thiết bị nhập xuất – Input/Output.

  • Thiết bị đầu vào gồm các thiết bị gửi dữ liệu đến máy tính, cho phép người dùng tương tác và kiểm soát máy. Chúng bao gồm: chuột, bàn phím, touchpad, trackball, bảng vẽ, webcam,….

Thiết bị đầu vào

  • Thiết bị đầu ra dùng để hiển thị kết quả của quá trình xử lý dữ liệu trước đó hoặc tái tạo vật lý. Chúng gồm: màn hình máy tính, máy in, tai nghe, máy chiếu, loa máy tính,…

Thiết bị đầu ra

Phần cứng và phần mềm khác nhau điểm gì?

Phần cứng và phần mềm là 2 thành phần cơ bản trong máy tính. Thế nhưng rất nhiều người lại có sự nhầm lẫn, không phân biệt rõ giữa chúng.

Phần mềm máy tính là gì?

Phần mềm của máy tính có tên trong tiếng Anh là Software. Chúng là tập hợp các đoạn mã lập trình được cài đặt lên trên mainboard hoặc lưu ở trong ổ cứng. Chúng được chạy bên trong máy tính, ra lệnh hoặc hướng dẫn máy tính thực hiện các nhiệm vụ tương ứng

Phần mềm chính của máy tính đó là hệ điều hành. Ngoài ra còn có các phần mềm hỗ trợ khác như Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Photoshop, MySQL, Google, Faceboook, định vụ GPS,…

Phần mềm máy tính

Sự khác nhau giữa phần cứng và phần mềm máy tính

Phần cứng và phần mềm máy tính có rất nhiều điểm khác biệt nhau. Cụ thể như sau:

Về tính chất

  • Phần cứng bao gồm các bộ phận vật lý, có thể nhìn thấy, cầm thấy được.
  • Phần mềm lại gồm tập hợp các dòng lệnh có thể nhìn thấy được nhưng không thể cầm, nắm.

Về quá trình sản xuất

  • Phần cứng do các công ty máy tính, linh kiện điện tử sản xuất.
  • Phần mềm do các lập trình viên tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình.

Về cấu tạo

  • Phần cứng gồm: bộ nhớ, thiết bị nhập xuất, bộ xử lý trung tâm cùng nhiều chi tiết khác.
  • Phần mềm chia thành: phần mềm hệ thống, phần mềm lập trình, phần mềm ứng dụng.

Di chuyển qua internet

  • Phần cứng không thể chuyển được từ nơi này sang nơi khác thông qua đường truyền mạng internet.
  • Phần mềm lại dễ dàng truyền tải, kết nối qua mạng internet.

Thay thế, sửa chữa khi hỏng

  • Phần cứng khi bị hư hỏng, bắt buộc phải đi sửa chữa hoặc thay thế bằng một linh kiện mới.
  • Phần mềm nếu bị hỏng, ta có thể sử dụng bản sao lưu để cài đặt lại một cách nhanh chóng.

Tuy hai bộ phận này có sự khác biệt nhau rất lớn nhưng chúng lại có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau. Phần cứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu năng của phần mềm. Phần cứng càng tốt, càng mạnh thì phần mềm chạy càng nhanh, càng ổn định. Thậm chí, một số phần mềm còn đặt ra những yêu cầu tối thiểu phần cứng cần đạt được thì mới có thể hoạt động.

Top 2 bài viết bổ ích khi máy tính không vào Windows: Cách backup win 10 và Restore win 10

Khi nào cần nâng cấp phần cứng máy tính?

Liên quan tới phần cứng của máy tính thì một vấn đề nữa được đông đảo người dùng quan tâm đó chính là nâng cấp. Nâng cấp phần cứng máy tính có nghĩa là thêm phần cứng mới vào máy để cải thiện hiệu suất làm việc hoặc bổ sung thêm khả năng, tính năng mới.

Việc nâng cấp là rất cần thiết nhưng thời điểm nào nên nâng cấp lại là điều khiến không ít người băn khoăn? Khi có linh kiện mới ra mắt hay đợi tới khi phần cứng đó hỏng, không hoạt động được nữa?

Khi nào cần nâng cấp phần cứng máy tính

Theo chia sẻ của các chuyên gia, thời điểm tốt để nâng cấp phần cứng máy tính là khi:

Có bộ phận, linh kiện bị hư hỏng

Khi một linh kiện, chi tiết trên máy tính của bạn ngừng hoạt động và gây ra ảnh hưởng xấu tới các bộ phận còn lại thì bạn nên nâng cấp linh kiện đó. Gặp trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên chần chừ. Bởi nếu không nâng cấp, linh kiện bị hỏng sẽ làm cản trở các bộ phận khác.

Hiệu suất làm việc giảm đáng kể

Sau một thời gian sử dụng, hiệu suất cũng như khả năng làm việc của phần cứng máy tính sẽ không được tốt như xưa, chúng bị chậm hơn trước rất nhiều. Điều này gây ảnh hưởng không nó tới quá trình sử dụng của bạn. Lúc này, nâng cấp phần cứng máy tính là rất cần thiết. Khi đó, tùy thuộc vào vấn đề gặp phải mà bạn xác định được nên nâng cấp, thay thế bộ phận phần cứng nào cho tốt nhất.

  • Nếu bạn gặp vấn đề về đồ họa hay muốn tham gia chơi các tựa game cấu hình cao, bạn hãy nâng cấp thẻ đồ họa để có được trải nghiệm tuyệt vời, hiệu suất làm việc tốt hơn.
  • Nếu gặp khó khăn trong việc tải trang, phát trực tiếp, phản hồi lâu, nâng cấp hoặc thay thế bộ nhớ sẽ là giải pháp hoàn hảo hơn cả.
  • Nếu gặp vấn đề tải chậm, dung lượng lưu trữ luôn trong tình trạng báo sắp hết thì tăng dung lượng lưu trữ là một lựa chọn tốt nhất.

Tính năng bị hạn chế

Hiện nay, các nhà sản xuất phần cứng máy tính, linh kiện có sự cạnh tranh nhau gay gắt. Để tồn tại và phát triển, họ đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến để cho ra những sản phẩm tốt hơn. Không chỉ về thiết kế nhỏ gọn mà còn bởi nhiều tính năng mới và ấn tượng đi kèm. Chính điều này đã khiến cho các linh kiện cũ tỏ ra kém hấp dẫn, nảy sinh nhu cầu nâng cấp phần cứng để có những trải nghiệm thú vị hơn.

Việc trang bị những linh kiện mới này giúp máy tính đạt hiệu suất hoạt động cao cũng như mang tới nhiều tính năng hấp dẫn, hỗ trợ cho công việc, học tập, giải trí của người dùng. Tuy nhiên, việc chạy theo các sản phẩm mới đó sẽ tiêu tốn một khoản tiền không hề nhỏ. Do đó, bạn chỉ nên nâng cấp khi có đủ ngân sách và linh kiện đó là cần thiết.

Một số điều lưu ý khi nâng cấp phần cứng máy tính

Bên cạnh xác định thời điểm thực hiện thì bạn cũng nên lưu tâm tới một số điều sau để đảm bảo việc nâng cấp đạt hiệu quả cao nhất:

  • Chọn linh kiện phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng tài chính của bản thân. Không nên chạy theo thị trường, chạy theo cái mới một cách mù quáng không cần thiết, gây lãng phí.
  • Chọn thiết bị tương thích với các thành phần khác trong máy. Bởi linh kiện mới có những thay đổi nhất định về thiết kế hoặc trang bị tính năng mới nên đôi khi nó không tương thích được với những thiết bị cũ.
  • Mua linh kiện tại những địa chỉ uy tín để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng, chính hãng cùng các quyền lợi như chế độ bảo hành.

Như vậy, trên đây là các thông tin liên quan tới phần cứng máy tính là gì . Một bộ phận quan trọng, hình thành nên máy tính. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ trở thành tài liệu tham khảo bổ ích cũng như đưa ra được quyết định đầu tư, nâng cấp tốt nhất cho bộ phận này. Cẩn thận khi cài lại phần mềm tránh mất dữ liệu trên máy tính bạn nhé.

Xem thêm