Mẹ bị ép không có nên cho con bú không

Mẹ bị ép không có nên cho con bú không

Nhân viên y tế Bệnh viện Hùng Vương đi hỗ trợ Bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 số 16 - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo Tổ chức Y tế thế giới Việt Nam, cho đến nay việc lây truyền virus gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Vì vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.

Ở các nơi với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ giúp cải thiện tỉ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cũng như sự phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 vẫn nên thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh. 

Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỉ lệ tử vong. Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác như:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn, đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ.

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú.

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại.

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Nếu bà mẹ cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể thực hiện được là vắt sữa mẹ và ngân hàng sữa mẹ.

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp "bú nhờ" (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.

Một số hình ảnh do WHO Việt Nam thực hiện: 

Mẹ bị ép không có nên cho con bú không

Mẹ bị ép không có nên cho con bú không

Mẹ bị ép không có nên cho con bú không

Mẹ bị ép không có nên cho con bú không

THÙY DƯƠNG

Mẹ mắc Covid-19, con có nên bú sữa mẹ?

Anh Văn Thanh (32 tuổi, Hà Nội) có vợ đang cho con bú ở tháng thứ 5, không may mắc Covid-19 vào tuần trước. Vợ anh nằng nặc đòi chồng phải đưa con đi thăm khám, xin bác sĩ tư vấn đổi sang sữa công thức và cho con ăn dặm sớm vì chị quá lo sợ sẽ lây bệnh cho con. Vợ anh Thanh không biết nguồn sữa của mình có an toàn hay chứa virus không?

"Hơn một tuần nay vợ tôi đã chuyển sang cho con dùng sữa công thức. Thật sự tôi rất lo con mới 5 tháng tuổi, bú sữa công thức sẽ không đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, bản thân không biết phải làm sao, mà thấy vợ lo sợ vậy cũng có lý", anh Thanh cho biết.

Tương tự câu chuyện của gia đình anh Thanh, chị Như Nguyệt (32 tuổi, TP HCM) chia sẻ, chị có con gái 8 tháng tuổi, bé ăn dặm được 2 tháng nhưng vẫn đang tiếp tục bú mẹ đến 2 tuổi. Vừa qua, chị Nguyệt mắc Covid-19. Bản thân băn khoăn không biết làm sao cho con bú an toàn, nhất là đảm bảo nguồn sữa cho con đạt chất lượng và số lượng. Bởi lẽ, Covid-19 khiến chị mệt mỏi, ăn uống, ngủ nghỉ không ngon.

Nhiều mẹ không may mắc Covid-19 lo lắng về việc làm sao đảm bảo nguồn sữa an toàn, chất lượng cho con. Ảnh: Shutterstock.

Chia sẻ về tình trạng này, bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Thị Kim Liên - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cho biết, không có tổ chức y tế nào khuyến cáo hay phát hiện về việc lây truyền virus gây bệnh Covid-19 qua sữa mẹ. "Nếu mắc Covid-19 thì chị em vẫn nên tiếp tục cho con bú để đảm bảo con phát triển tốt. Tuy nhiên, chị em cần tuân thủ các lưu ý quan trọng trong việc giữ vệ sinh, khoảng cách, đeo khẩu trang, ăn uống", bác sĩ Liên nói.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu gần đây của Viện Nông hóa và công nghệ thực phẩm Tây Ban Nha (thuộc Hội đồng cấp cao nghiên cứu khoa học) và Bệnh viện Đại học Valencia cho thấy, không có bất kỳ dấu vết nào của virus SARS-CoV-2 trong các mẫu sữa của những bà mẹ đã mắc Covid-19. Trái lại, các mẫu sữa này còn chứa kháng thể với các nồng độ khác nhau.

"Lợi ích mà trẻ có được từ việc bú sữa mẹ cao hơn rất nhiều so với nguy cơ lây truyền Covid-19 từ mẹ sang con. Việc hạn chế bú sữa mẹ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn khiến lượng sữa của mẹ mất dần đi, chất lượng sữa theo đó cũng giảm sút", bác sĩ Liên cho biết.

Ngay cả đối với trẻ sơ sinh, nếu mẹ được chẩn đoán hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì vẫn nên cho bé thực hiện phương pháp da kề da ngay lập tức, liên tục nhằm kiểm soát thân nhiệt của trẻ. Đồng thời, trẻ sơ sinh cũng cần bú mẹ sớm hơn giúp giảm tỷ lệ tử vong.

Cho con bú an toàn, phòng lây nhiễm

Mặc dù được khuyến cáo vẫn nên cho trẻ bú mẹ bình thường khi mắc Covid-19 nhưng các bà mẹ vẫn cần lưu ý các vấn đề liên quan. Covid-19 vẫn là một căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, không khí. Vì thế, bà mẹ mắc Covid 19 khi cho con bú cũng cần tuân thủ 5K, đảm bảo không có nguồn lây xung quanh trẻ.

Bác sĩ Kim Liên đưa ra các khuyến cáo như thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn trước khi chạm vào trẻ. Mẹ tuyệt đối đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú. Nếu phụ huynh hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy thì bỏ ngay khăn giấy, rửa tay lại. Gia đình giữ nhà cửa, làm sạch, khử trùng các bề mặt mà người mẹ chạm vào. Cuối cùng, mẹ loại bỏ chất thải đúng nơi, thay ngay khẩu trang khi thấy khẩu trang bị ẩm.

Mẹ đang nhiễm Covid-19 cần đảm bảo tuân thủ 5K trong khi cho con bú. Ảnh: Shutterstock.

Trong trường hợp sức khoẻ không đảm bảo hay xuất hiện các biến chứng nặng hơn không thể trực tiếp cho con bú, người mẹ có thể cân nhắc lựa chọn phương án vắt sữa để dành.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ, đảm bảo nguồn sữa cho con

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng của nguồn sữa dành cho con. Điều này càng cần được quan tâm hơn trong giai đoạn điều trị Covid-19. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò kép, vừa giúp tăng sức đề kháng cho mẹ chống lại bệnh dịch, tăng cường dinh dưỡng tốt cho con thông qua sữa.

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên cho rằng, nguyên tắc đầu tiên để đảm bảo nguồn sữa trong thời gian này là người mẹ cần hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Thậm chí, chị em có thể tăng lượng thức ăn hiện có, tăng số lần ăn trong ngày, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Tuyệt đối mẹ không bỏ bữa.

Người mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm tăng cường miễn dịch, giàu dưỡng chất như: selen, kẽm, vitamin C, vitamin D... Thực phẩm chứa nhiều selen có thể tìm thấy trong các loại cá cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá mòi... hay động vật có vỏ như (hàu, sò điệp, tôm hùm)... Sữa, trứng, các loại thịt động vật (bò, heo, cừu) chứa lượng kẽm dồi dào, giúp bổ sung dinh dưỡng, tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Đồng thời, người mẹ nên lựa chọn thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, uống thêm dầu cá, sử dụng loại hạt chứa nhiều axit béo không no. Chị em không dùng dầu thực vật chứa omega 6 vì có khả năng gây tăng viêm, thay thế bằng dầu thực vật chứa omega 3 như dầu oliu.

Bên cạnh đó, người mẹ không bỏ qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh với nhiều rau củ quả tươi, trái cây giàu vitamin C, D như cam, đu đủ, ổi, cải xoăn, thơm, dâu tây... Chị em bổ sung những món ăn chứa nhiều vitamin hòa tan trong nước, bởi cơ thể của bé sẽ dễ dàng hấp thụ loại dinh dưỡng này thông qua sữa mẹ.

Xét nghiệm sữa mẹ tại Nutrihome giúp đánh giá chất lượng, số lượng sữa mẹ, từ đó điều chỉnh ăn uống phù hợp. Ảnh: Nutrihome.

Trong trường hợp cơ thể mệt mỏi, không thể tiêu thụ thức ăn, chị em có thể thay thế bằng việc uống nhiều sữa hơn so với bình thường. Người mẹ nên chọn uống sữa công thức cho bà bầu, tăng cường lượng sữa từ 600 ml lên 1000 ml mỗi ngày nhằm bù nước, bù chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, người mẹ nên tuân thủ việc vắt sữa đúng giờ, đúng cữ, duy trì thường xuyên, không ngắt quãng và có thể cho con bú dễ dàng. Điều này giúp đảm bảo cả về chất lượng, số lượng sữa cho con sau khi điều trị khỏi Covid-19.

"Các bà mẹ có thể đi khám, xét nghiệm sữa để xác định chắc chắn nguồn sữa của mình có đảm bảo an toàn, chất lượng cho con hay không. Tại Nutrihome, chúng tôi sở hữu máy xét nghiệm thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ hiện đại, giúp đánh giá chính xác năng lượng, thành phần cơ bản trong sữa mẹ như chất béo, chất đạm, đường lactose, độ đặc, chất khoáng, nước, kẽm, sắt và canxi. Dựa vào kết quả phân tích sữa, bác sĩ sẽ xây dựng khẩu phần ăn, thiết kế thực đơn phù hợp cho mẹ", bác sĩ Kim Liên cho biết.

Yến Nguyên