Mẹo chữa tiêu chảy cho bé

Phương pháp chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi được nhiều gia đình truyền tai nhau và áp dụng. Đây là một mẹo dân gian phổ biến được tin rằng có thể trị đi ngoài hiệu quả ở trẻ. Tuy nhiên, thực hư công dụng của búp ổi có như lời đồn? Liệu đây có phải phương pháp an toàn với các bé sơ sinh không?

1/ Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi

Có tính đắng và nhiều tinh dầu cùng hàm lượng lavonoid, búp ổi chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng cách kháng khuẩn, và kích thích cơ trơn ruột. Các thành phần trong lá ổi có khả năng làm giảm dịch tiết tại ruột. Bởi vậy, cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi được nhiều người tin tưởng áp dụng cho bé.

Cách trị tiêu chảy và đi ngoài với búp ổi cho bé thực hiện theo 3 bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Lấy 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô
  • Bước 2: Đem nguyên liệu sắc cùng 2l nước, đun đến khi còn 500ml thì chắt ra
  • Bước 3: Cho trẻ uống ngày 2 lần đều đặn cho đến khi hết tiêu chảy

Búp ổi có sẵn và công thức chữa tiêu chảy bằng búp ổi cũng rất đơn giản. Do đó, phương pháp này được nhiều bà mẹ thực hiện để hy vọng sớm giúp con hết tiêu chảy. Chưa được khoa học chứng minh an toàn, liệu cách cầm tiêu chảy theo dân gian này có thực sự an toàn và hiệu quả không?

2/ Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi có an toàn không?

Theo các chuyên gia và bác sĩ, cách chữa tiêu chảy, đi ngoài cho bé bằng búp ổi không phải là phương pháp an toàn tuyệt đối. Búp ổi và lá ổi xanh có chứa chất tanin, hoạt chất này như “kháng sinh” có khả năng làm săn niêm mạc ruột. Bởi vậy, khi dùng búp ổi lúc tiêu chảy, người bệnh sẽ cảm thấy phân lỏng được cầm ngay lập tức.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, búp ổi có thể không phải lựa chọn tốt. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hoặc nấm. Do dó, mẹo chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi sẽ không an toàn vì các tác nhân gây hại vẫn có nguy cơ tích tụ trong ruột. Hậu quả là bé sơ sinh có thể bị tiêu chảy nặng hơn.

Việc điều trị đi ngoài không phù hợp cho trẻ có thể gây ra những rủi ro nguy hiểm như mất nước, mất sức, rối loạn điện giải, co giật… Bệnh lý này là thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên cần được xử lý và điều trị đúng cách để tránh gây ra những tác hại khôn lường. Ba mẹ cần xác định rõ nguyên nhân của tiêu chảy ở con và tìm giải pháp phù hợp nhất.

3/ Cần xử lý đi ngoài cho trẻ sơ sinh thế nào?

Bệnh lý tiêu chảy thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu ba mẹ mới gặp hiện tượng này 1 vài lần chắc hẳn vẫn còn lúng túng trong cách xử lý. Như đã đề cập ở trên, trị đi ngoài và tiêu chảy cho bé bằng búp ổi không phải phương pháp an toàn. Do vậy, để chắc chắn, trước hết ba mẹ có thể áp dụng những mẹo xử lý và chăm sóc tại nhà như sau:

  • Bổ sung nước cho bé: Bé đi ngoài sẽ bị mất nước. Do đó, bạn phải bổ sung nước để bù lại phần nước đã mất, tránh nguy cơ trẻ bị rối loạn điện giải, dẫn đến nguy hiểm
  • Chú ý chế độ ăn uống của bản thân vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Mẹ nên ăn những thực phẩm tốt cho tiêu hóa góp phần giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn
  • Không tự ý dùng kháng sinh, và nếu dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, cần tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ
  • Đảm bảo môi trường xung quanh bé sạch sẽ để giảm thiểu tối đa virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé gây hại
  • Khi bé đi ngoài nhiều lần và kèm theo những biểu hiện nôn ói, nhợt nhạt, tím tái, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị phù hợp và kịp thời

Bên cạnh đó, nếu cách chữa đi ngoài cho trẻ bằng búp ổi không phải là lựa chọn lành tính, ba mẹ có thể tham khảo sử dụng một số loại men vi sinh đã được chứng minh là an toàn cho bé. Một trong số đó là Simbiosistem bustine – men vi sinh được sản xuất với công thức độc quyền sẽ làm ổn định hệ tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm được tổ chức uy tín hàng đầu thế giới DSMZ chứng minh an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Sản phẩm dùng an toàn cho trẻ sơ sinh bị loạn khuẩn đường ruột và tiêu hóa không ổn định. Do đó, ba mẹ có thể yên tâm bổ sung thêm men vi sinh tốt cho tiêu hóa của bé, giúp con nhanh chóng giảm tiêu chảy và hồi phục sức khỏe ở trạng thái tốt nhất.

Nhìn chung, chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng búp ổi cần cân nhắc và cẩn trọng vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Việc điều trị không đúng cách có thể khiến con gặp những biến chứng khôn lường. Trong nhiều trường hợp con có biểu hiện lạ, ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

– Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh như thế nào? Có tốt không

– Các mẹo chữa đi tướt mọc răng hiệu quả và những lưu ý cần biết

Tiêu chảy thường xảy ra ở trẻ em và khi phát hiện con mình bị tiêu chảy, các ông bố bà mẹ thường vội vàng mua thuốc cho con uống. Từ dân gian, có nhiều cách chữa tiêu chảy mà không cần quá lạm dụng những loại thuốc liều cao thường kèm với tác dụng phụ.

Hồng xiêm, đặc biệt là hồng xiêm xanh có vị chát, tình bình, trở thành phương thuốc chữa trị tiêu chảy hiệu quả, với cách làm như sau: Cắt hồng xiêm xanh thành những lát mỏng đem phơi khô, sao vàng, cất vào túi bóng và để nơi thoáng mát, khô ráo, sử dụng dần. Mỗi lần chỉ cần dùng khoảng 10 lát, đem sắc với nước, cho nước ngập hồng xiêm. Chắt nước uống ngày 2 lần, không nên uống đặc quá, nhất là với trẻ nhỏ.

Chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu rất đơn giản bao gồm lá ổi đã rửa sạch, nước và chút muối. Nấu lá ổi với nước khoảng 30 phút cho lá ổi tiết ra rồi bỏ vào 1 chút muối. Đem hỗn hợp này lọc bỏ bã rồi cho bé bị tiêu chảy uống.

Nước lá ổi là bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy hiệu quả cho trẻ

Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.

100g [hoặc gừng khô 30g]. Lá chè khô: 5g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày.

Rau sam là một loại rau rất quen thuộc đặc biệt với ở nông thôn, thường mọc dại mà không mất công chăm bón. Rau sam rất mát, ăn hàng ngày như rau bình thường hoặc nấu cháo sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh đường ruột, trong đó có tiêu chảy.

Khi đã bị tiêu chảy nhiều kèm với đau bụng, dùng rau sam cầm tiêu chảy rất tốt. Rau sam, cỏ sữa tươi sắc chung với nhau uống thay nước hàng ngày. Trong trường hợp đi ngoài ra máu, bổ sung thêm cả nhọ nồi, rau má và uống cùng nhau.

Khi đã bị tiêu chảy nhiều kèm với đau bụng, dùng rau sam cầm tiêu chảy rất tốt

Mẹ hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g [mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng] rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.

Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối [cho vừa miệng], trộn đều.

Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều, lấy ra cho bé ăn [ngày 2 lần]

Chuối tiêu xanh là một trong những loại quả chữa tiêu chảy hiệu quả.  Mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong [hoặc tước vỏ cũng được], xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

//www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Video liên quan

Chủ Đề