Mẹo khi bị cua kẹp

Ngón tay sưng đau. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong các loài cua ghẹ thì có loài độc, loài không độc. Tại xứ mình thì đa số là cua ghẹ không độc. Đã là cua ghẹ không độc thì không sợ vết cắn bị nhiễm độc, mà sợ vết cắn bị nhiễm khuẩn, sưng nóng đỏ đau làm mủ nặng [viêm khớp], cái thứ hai là sợ vết cắn khó lành cứ viêm tái đi tái lại do chăm sóc vết thương sai cách, cái thứ ba là sợ vết cắn để lại sẹo lồi / sẹo co rút hay bị chàm hóa tại chỗ [cái này thì tùy cơ địa].

Trường hợp của em thì tôi không rõ em có triệu chứng nhiễm khuẩn lúc mới bị cắn không [chỉ thấy em nói là đau nhức, không rõ có dùng thuốc gì không, bao lâu thì lành], triệu chứng hiện tại em cung cấp cũng không đủ thông tin để chẩn đoán bệnh, em cần đến khám tại chuyên khoa Cơ xương khớp hay chuyên khoa Nhiễm để bác sĩ kiểm tra vết thương cho em, từ đó sẽ xác định được nguyên nhân và điều trị thích hợp em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Vết thương do ghẹ kẹp thâm đen nhưng không đau nhức liệu có sao không?

>> Xử trí vết thương do ghẹ kẹp như thế nào?

Trong đời sống, đôi khi do sơ xuất trong lúc làm cua ghẹ để chế biến món ăn người nội trợ có thể bị cắp tay. Cua ghẹ cắp thường gây đau, bầm tím, chảy máu... đặc biệt khi bị cua bể cắp thì nỗi đau càng kinh khủng hơn.

Cách xử lý khi bị cua cắp:

- Sau khi bị cua cắp cần rửa tay bằng nước sạch, sát trùng bằng nước muối, cồn, oxy già...

- Trường hợp vết đau sưng nóng, khả năng vùng sưng đau đó đang bị viêm mô tế bào cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Căn cứ vào vết cắn do cua ghẹ để lại các bác sĩ có thể khám cấp cứu, khám chuyên khoa nhiễm hay chuyên khoa ngoại tổng quát. Sau đó sẽ xác định mức độ để có hướng xử trí kịp thời. Ngoài ra cần lưu ý nghỉ ngơi, hạn chế đi lại. Nam giới không thuốc lá, không rượu bia.

Video liên quan

Chủ Đề