Miễn giảm học phí cho sinh viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, đối tượng hưởng học bổng khuyến khích học tập là “Học sinh, sinh viên đang học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong kỳ xét cấp học bổng”.

Như vậy, tất cả học sinh, sinh viên đang học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên, không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên đều được xét, cấp học bổng khuyến khích học tập nếu đủ điều kiện.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đối tượng áp dụng là “Trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh [sau đây gọi chung là người học] đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan”.

Như vậy chế độ miễn, giảm học phí áp dụng cho tất cả sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thuộc các đối tượng ưu tiên được hưởng chế độ miễn, giảm học phí theo quy định.

Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập

Theo quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ quy định về học bổng và trợ cấp xã hội đối với sinh viên các trường công lập, đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn - tập trung thuộc các diện sau đây:

- Người dân tộc ít người ở vùng cao;

- Người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa;

- Người tàn tật theo quy định chung của Nhà nước và gặp khó khăn về kinh tế;

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế vượt khó học tập.

Như vậy để được hưởng trợ cấp xã hội các đối tượng ưu tiên phải học hệ chính quy, dài hạn - tập trung.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học, đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập là sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước, thi đỗ vào học đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm: Đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng.

Như vậy điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học tập là phải thi đỗ vào hệ chính quy [bao gồm cả liên thông chính quy] tại các cơ sở giáo dục đại học.

Chinhphu.vn


Theo đó, năm học 2021-2022 có hai đối tượng không phải đóng học phí gồm học sinh trường tiểu học công lập và người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Ngoài ra, đối tượng được miễn học phí gồm các đối tượng được quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8-/021 của Chính phủ; học sinh, học viên, sinh viên thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thuộc hộ cận nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Về đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí thì có 3 mức giảm gồm 70% học phí, 50% học phí và miễn, giảm tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Trong đó, các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật; Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc, các ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Học sinh mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn.

Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Học sinh mẫu giáo và học sinh, học viên, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; Học sinh thuộc hộ cận nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục công lập.

Riêng với chính sách miễn, giảm tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, học sinh thuộc hộ nghèo được hưởng chế độ miễn 100% tiền tổ chức dạy học 2 buổi và học sinh thuộc hộ cận nghèo được giảm 50%.

Đặc biệt năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, TP.HCM còn thực hiện chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh tất cả bậc học. Ngoài ra cũng thực hiện cả chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo các mức sau:

Hỗ trợ 150.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách vở và đồ dùng học tập cho tất cả học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, học sinh khuyết tật, học sinh thuộc hộ nghèo hoặc đang cư trú tại khu vực đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo.

Hỗ trợ 60% lương cơ sở và không quá 10 tháng/năm học/người học cho sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2021-2025 thi đỗ vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, học viện.

Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần vào tháng 10 [hoặc tháng 11] và tháng 3 [hoặc tháng 4] trong năm học.

Thời gian học lưu ban, học lại, bị kỷ luật ngừng học tập, học bổ sung sẽ không được tính để chi trả tiền cấp bù miễn, giảm học phí.

Đối với riêng bậc mầm non, từ năm học 2021-2022, cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ trang bị hoặc sửa chữa cơ sở vật chất 1 lần. Mức hỗ trợ dao động từ 20.000.000 - 50.000.000 đồng tùy vào số lượng trẻ.

Học sinh mầm non đang theo học tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng là công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được hỗ trợ 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Đối với giáo viên mầm non đang làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp cũng được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng. 

Miễn, giảm học phí là một trong những quyền lợi hỗ trợ mà một số trẻ em, học sinh, sinh viên được nhận theo quy định của Chính phủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về cơ chế, đối tượng, thủ tục, hồ sơ xin miễn giảm học phí mới nhất từ năm 2022 theo luật, mời bạn cùng tham khảo.

1Cơ chế miễn, giảm học phí

Nghị định 81/2021/NĐ-CPđược ban hành vào ngày 27/08/2021 và có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 có quy định chi tiết về chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ phí học tập từ năm 2022 cho trẻ em mầm non, học sinh và sinh viên.

Căn cứ khoản 1 Điều 20 của Nghị định này quy định: Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập của đối tượng áp dụng miễn giảm, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.

2Các đối tượng được miễn, giảm học phí

Dưới đây là danh sách các đối tượng được miễn giảm học phí được trích từ Nghị định 81/2021/NĐ-CP:

Đối tượng được miễn học phí

  • Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên khuyết tật.
  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

  • Trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Trẻ em mầm non 5 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều này được miễn học phí từ năm học 2024 - 2025 [được hưởng từ ngày 01 tháng 09 năm 2024].
  • Trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.
  • Học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 [được hưởng từ ngày 01 tháng 09 năm 2022].
  • Học sinh trung học cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại khoản 8 Điều này được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 [được hưởng từ ngày 01 tháng 09 năm 2025].
  • Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển [kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên] theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

  • Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
  • Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
  • Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
  • Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP.
  • Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
  • Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
  • Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
  • Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí

- Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:

  • Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
  • Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số [ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người] ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
  • Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.

3Hồ sơ xin miễn, giảm học phí

Để nhận được hỗ trợ miễn, giảm học phí, học sinh, sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ được quy định tại Điều 19,Nghị định 81/2021/NĐ-CP, quy định rõ như sau:

1. Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí.

2. Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí đối với các đối tượng sau:

Trường hợp được miễn học phí

Học sinh, sinh viên phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo đúng trường hợp của bản thân:

  • Giấy xác nhận thuộc đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
  • Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân [UBND] xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đối tượng học sinh, sinh viên khuyết tật.
  • Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND huyện đối với: Trẻ mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; người học trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
  • Giấy xác nhận hộ nghèo do UBND xã cấp cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc diện hộ nghèo.
  • Giấy chứng nhận được hưởng chế độ miễn học phí theo quy định tại Nghị định số 27/2016/NĐ-CP đối với thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
  • Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do UBND xã cấp cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên người dân tộc rất ít người.
  • Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú [trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc] đối với: trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người.
  • Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở [THCS] hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời đối với người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp.

Trường hợp được giảm, hỗ trợ tiền đóng học phí

  • Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú [trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc] đối với: trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III dân tộc miền núi, xã vùng bãi ngang ven biển hải đảo; học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.
  • Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đối với trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân.
  • Giấy xác nhận hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp cho đối tượng trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc diện hộ cận nghèo.

4Trình tự thực hiện và thời hạn giải quyết

Cũng tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, Khoản số 2,3 thuộc Điều 19quy định:

Trình tự thực hiện xin miễn, giảm học phí

Cha mẹ [hoặc người giám hộ] của đối tượng xin miễn, giảm học phí cần chuẩn bị và gửi hồ sơ xin miễn, giảm học phí tới cơ sở giáo dục trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học.

Có ba hình thức gửi hồ sơ được chấp nhận lànộp trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc hệ thống giao dịch điện tử.

Tham khảo và tải mẫu đơn xin miễn, giảm chi phí học tập theo Nghị định 81 tại đây.

Thời hạn giải quyết

Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm phải xét duyệt hồ sơ trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí và chi phí học tập nêu trên.

5Một số lưu ý khi nộp hồ sơ miễn giảm học phí

1. Nếu một đối tượng thuộc nhiều trường hợp nhận hỗ trợ khác nhau thì có phải nộp nhiều bộ hồ sơ khác nhau hay không?

Điều này là không cần thiết. Nếu thuộc nhiều nhóm đối tượng, ví dụtrẻ em mầm non, học sinh, học viên giáo dục thường xuyên vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, thìchỉ cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ liên quan được hướng dẫn bên trên, kèm theo đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo mẫu.

2. Trong suốt thời gian học tập, người thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ cần nộp 1 bộ hồ sơ ở lần đầu và hàng năm không cần phải nộp lại hồ sơ.

Còn người thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thì phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo hoặc cận nghèo vào mỗi đầu học kỳ để được xem xét tiếp tục hỗ trợ cho học kỳ tiếp theo.

3.Nếu như có thẻ CCCD gắn chip mới thì cha mẹ [hoặc người giám hộ] không phải nộp Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu thường trú. Điều này cũng áp dụng với đối tượng hộ gia đình không còn hộ khẩu giấy vìthông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư trên hệ thống.

Mời bạn tham khảo một số mẫu laptop được kinh doanh tại Điện máy XANH để chuẩn bị hồ sơ nhanh chóng hơn:

Trên đây là thông tin về thủ tục và hồ sơ để xin miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí tập mới nhất theo Nghị định 81 của Chính phủ, áp dụng từ tháng 10/2021. Mong rằng bài viết sẽ giải đáp được nhu cầu thông tin cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề