Một bài thơ trữ tình không có cốt truyện và nhân vật đúng hay sai

“Thơ trữ tình” là 1 thể loại thơ ca có đặc trưng là bày tỏ, nói nên tư tưởng tình cảm cuả tác giả, thông qua tư tưởng tình cảm phán ánh cuộc sống. Vì vậy, thơ trữ tình không miêu tả quá trình sự kiện, không kể tình tiết đầy đủ câu chuyện, cũng không miêu tả nhân vật, cảnh vật cụ thể, mà mượn cảnh vật để bày tỏ tình cảm [tả cảnh trữ tình].

Trích: Lý luận văn học [Tác phẩm chữ tình]

Thơ trữ tình chiếm bộ phận lớn nhất trong loại tác phẩm trữ tình. Trong thơ trữ tình lại có thể chia ra nhiều thể loại khác nhau.

Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cảm xúc người ta chia thể thơ trữ tình thành các thể loại như bi ca, tụng ca, trào phúng, ballade…

Bi ca là những bài thơ u sầu, buồn bã. Đó là những bài thơ viết về nỗi buồn, về nỗi đau, những mất mát, xót thương Nhưng không phải mọi nỗi buồn đều thành bi ca mà chỉ những buồn đau đã được nâng lên thành triết lí, thành quan niệm nghệ thuật. Nhiều bài thơ nổi tiếng của V.Jucovsky, Nekrsov, S. Esenin đều viết theo thể bi ca. Ở ta có thể xem nhiều bài thơ viết về “nỗi buồn thế hệ”, về nỗi sầu hận trong thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư thời kì Thơ mới 1932 – 1945 là những bi ca.

Tụng ca là những bài thơ trữ tình dành để ca ngợi những hành động anh hùng, những chiến công hiển hách, những cảnh tượng hùng vó của thiên nhiên. Đặc điểm của tụng ca là sự trang trọng, sự thống thiết trong cảm xúc cũng như trong biện pháp thể hiện. Tụng ca hướng đến những cảm hứng cao cả. Cho nên trong Nghệ thuật thơ ca D.N. Boileau đã xem tụng ca cùng với bi kịch là những “thể loại cao cả”. P. Ronsard, Lomonosov, A. Pushkin thời trẻ, G. Byron, Maiacovsky đều để lại nhiều tụng ca nổi tiếng. Các bài thơ viết về đất nước, dân tộc, về cuộc chiến đấu anh dũng nhân dân ta trong thơ ca sau cách mạng tháng Tám đều có thể xem là những bài tụng ca.

Trào phúng là một dạng đặc biệt của trữ tình. Với một chất giọng trào lộng, châm biếm, trào phúng phê phán đả kích những cái xấu, cái ác, những thói hư tật xấu của con người và xã hội. Những bài thơ của Tú Mở trong tập Dòng nước ngược, hay một số bài thơ châm biếm của Tú Xương đều được xem là những bài thơ trào phúng.

Ngoài ra ở phương Tây người ta thường nhắc đến thể trữ tình khá phổ biến là ballade. Thoạt đầu đây là loại tác phẩm có cốt truyện phi thường, về sau biến thành một bài thơ một vần ba đoạn. So với nhiều thể
loại trữ tình khác, ballade là thể có nhiều yếu tố của tự sự, cho nên nhiều sách lí luận đã xếp nó vào loại tự sự – trữ tình. Tuy nhiên ở đây nói như Bielinsky trong ballade “cái chủ yếu không phải là sự kiện mà cảm giác do nó gợi ra, là suy nghó mà nó dẫn người đọc tới”. Do vậy ballade vẫn được xếp vào loại tác phẩm trữ tình.

Dựa vào nội dung thể loại có thể chia thơ trữ tình ra các thể loại: trữ tình tâm tình, trữ tình phong cảnh, trữ tình thế sự, trữ tình công dân. Trữ tình tâm tình là những bài thơ nghiêng về tâm tình, tình cảm con người trong các quan hệ riêng tư của đời sống tình cảm như tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em, bè bạn Những bài ca dao viết về tình yêu dang dở, hay than thân, trách phận, những bài thơ tình là thuộc thể loại này.

Trữ tình phong cảnh là những bài thơ viết về thiên nhiên, cảnh sắc làng quê, đất nước, núi non, sông biển Ở đây thông qua thế giới thiên nhiên huyền diệu nhà thơ bộc bạch nỗi niềm tâm sự của mình trước con người và cuộc đời. Mỗi áng mâ trời, một lũy tre xanh, một cánh cò bay, một chiều thu, một sáng xuân đều đọng lại những trầm tư trữ tình của thi nhân.

READ:  Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn của tác giả Tản Đà

Trữ tình thế sự là những bài thơ viết về thế thái, nhân tình. Đấy là những suy tư, chiêm nghiệm về những biến đổi, thăng trầm của thế sự. Những thời kì xã hội biến động thì xuất hiện loại trữ tình thế sự. Nhiều bài thơ của Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến đầy những ưu tư về con người, về thời thế. Đó là những bài thơ trữ tình thế sự sâu sắc.

Trữ tình công dân là những bài thơ mà cảm hứng của nhà thơ bộc lộ với tư cách là một công dân của đất nước. Những bài thơ trữ tình công dân thường bắt nguồn từ những suy tư về Tổ quốc, là nỗi thiết tha về con người, đất đai Tổ quốc, là khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp. Trong những thời kì dân tộc chống xâm lược hay đứng trước những thử thách trọng đại thì thể trữ tình này phát triển mạnh. Thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay cảm hứng công dân trở thành nét chủ đạo và nỗi bật.

Sự phân chia thơ trữ tình thành các loại thể như trên là rất tương đối. Trong thực tế không phải ranh giới của các thể loại không phải bao giờ cũng rạch ròi như vậy. Trong trữ tình tâm tình cũng có trữ tình thế sự, trong trữ tình công dân cũng có suy nghó riêng tư hay cảm xúc về thế sự. Sự phân loại trên chỉ là một cách nhìn chú ý nét ưu trội của kiểu trữ tình nào đó trong những tác phẩm cụ thể. Dựa vào đặc điểm loại hình này để cảm thụ và phân tích tác phẩm đúng đắn hơn.

Đáp án: C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn biểu cảm ? 

Xem đáp án » 06/03/2022 57

Thể loại nào sau đây không thuộc về văn biểu cảm ? 

Xem đáp án » 06/03/2022 22

Thể loại văn học nào em không học trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 ? 

Xem đáp án » 06/03/2022 20

Theo em, đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm để diễn tả tình cảm. Đúng hay sai ? 

Xem đáp án » 06/03/2022 19

Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả là một biện pháp có vai trò thể hiện tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người, … để qua đó người viết nói lên tình cảm, thái độ, suy nghĩ của mình. Điều đó đúng hay sai ? 

Xem đáp án » 06/03/2022 18

Dòng nào không phải là thể loại của thơ trữ tình ? 

Xem đáp án » 06/03/2022 17

Yếu tố nào là chủ yếu trong bài văn nghị luận ? 

Xem đáp án » 06/03/2022 15

16/11/2020 57

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Giang [Tổng hợp]

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 129 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ, những đoạn thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã được học trong SGK Ngữ văn 7, tập một.

Bài tập

1.  Câu 4, trang 181-182, SGK.

2.  Hãy chỉ ra những ý kiến mà em cho là không chính xác :

a]  Trữ tình là một từ nhiều lúc đồng nghĩa với từ biểu cảm.

b]  Trữ tình là một từ khác nghĩa với từ biểu cảm.

c]  Đã là thơ thì đương nhiên là thơ trữ tình.

d]  Đã là văn xuôi thì đương nhiên là văn tự sự.

e]  Đại bộ phận thơ ca là thơ trữ tình.

g]  Đã là thơ thì nhất thiết phải có vần.

h]  Âm điệu là một yếu tố rất quan trọng của thơ.

3.  Hãy nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ, những đoạn thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã được học trong SGK Ngữ văn 7, tập một.

4.  Hãy dùng những kiến thức đã học về thơ trữ tình trung đại cũng như thể nghiệm bản thân để giải thích ý kiến sau đây trong phần Ghi nhớ của Bài 16 : “Thưởng thức thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản”.

5.  Câu 5, trang 182, SGK.

Gợi ý làm bài

1.  Nói chung, cần đọc kĩ cả ba điểm trong phần Ghi nhớ ở trang 182, SGK trước khi trả lời các câu hỏi.

-  Để trả lời câu a, vận dụng Ghi nhớ 1

-  Để trả lời câu k, vận dụng Ghi nhớ 3

-  Để trả lời câu d, cần xem lại chú thích [★] ở trang 161, SGK.

-  Để trả lời câu b cần ôn lại kiến thức về văn bản tự sự đã học ở đầu học kì I, lớp 6.

2.  Bài tập này nhằm giúp HS nhận thức đúng mối quan hệ giữa phương thức biểu đạt và thể loại. Một thể loại có thể phù hợp với một phương thức biểu đạt nào đó [như thể loại thơ với phương thức trữ tình, văn xuôi với phương thức tự sự], song không thể đồng nhất chúng. Một thể loại có thể kết hợp sử dụng nhiều phương thức như ta đã thấy trong nhiều bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam và thơ Đường.

-  Trữ tình là một từ đồng nghĩa với biểu cảm trong các cụm từ “văn thơ trữ tình” - “văn thơ biểu cảm” ; “phương thức trữ tình” - “phương thức biểu cảm”.

   Trong phần Tập làm văn, văn thơ trữ tình và văn thơ biểu cảm được gọi chung là văn biểu cảm.

-  Vần chỉ là một yếu tố tạo nên âm điệu. Còn những yếu tố khác tạo nên âm điệu như nhịp điệu, tiết tấu, cách sử dụng điệp cấu trúc, điệp ngữ,... Có thể thấy rõ điều này khi tìm hiểu thơ hai-cư của Nhật Bản. Hai-cư là một loại thơ không có vần nhưng có nhịp điệu, tiết tấu theo đúng công thức : mỗi bài có 3 câu, gồm 17 âm tiết, câu giữa 7 âm tiết, hai câu còn lại mỗi câu 5 âm tiêt.

-  Từ các điểm trên, có thể thấy các ý kiến b, c, d, g là không chính xác.

3.  Trước hết phải thấy bài tập này là nhằm rèn luyện kĩ năng tổng kết, hệ thống hoá kiến thức và cũng là kĩ năng nắm chắc những vấn đề cốt lõi nhất trong khi học các tác phẩm cụ thể.

-  Để chuẩn bị làm bài tập, em cần đọc lại các bài thơ, đoạn thơ trữ tình trung đại Việt Nam đã được học và dựa vào các nội dung phần Ghi nhớ của các bài học đó để nắm chắc lại những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của mỗi bài, mỗi đoạn trích.

   Tiếp đó, tiến hành việc khái quát, tổng kết, nêu lên những giá trị lớn của những bài thơ, đoạn thơ đã học, bằng cách vừa nêu nội dung giá trị vừa có dẫn chứng tên tác phẩm có giá trị đó. Ví dụ :

-  Thể hiện ý chí, khí phách hào hùng của dân tộc [Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh,...].

-   Thể hiện sự hoà nhập giữa con người và thiên nhiên [Bài ca Côn Sơn., Qua Đèo Ngang,...].

-   Phản ánh nỗi đau khổ của con người [đoạn trích Sau phút chia li trong Chinh phụ ngâm khúc, Bánh trôi nước,...].

-   Đạt đến trình độ nghệ thuật chuẩn mực, kì diệu [Chinh phụ ngâm khúc, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà].

   Nếu có thể phân loại “đạt đến trình độ nghệ thuật chuẩn mực, kì diệu” về mặt nào, càng tốt. Chẳng hạn :

   + Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ Đường luật để làm thơ chữ Nôm [Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà].,

   + Vận dụng điệp ngữ một cách tài tình [Sau phút chia li,..].

4. - Cần hiểu “không được thoát li văn bản” là phải bám sát ngôn từ vì trong thơ trữ tình, ngôn từ là yếu tố quan trọng nhất để tìm hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. Trong tiểu thuyết, có thể quên ngôn từ nhưng vẫn nhớ cốt truyện, nhân vật, tình tiết và qua các yếu tố ấy, vẫn có thể tìm hiểu quan điểm, tư tưởng tác giả.

-  Ý thơ nhiều khi không nổi lên trên mặt chữ mà thường là “tại ngôn ngoại” [ở ngoài lời], toát lên từ quan hệ giữa các hình ảnh, sự kiện, giữa các chữ, giữa các câu. Ngoài ra, hình tượng trong thơ thường cũng tạo ra những liên tưởng xa gần nên ý thơ thường rộng hơn nội dung được thể hiện trực tiếp, những bài thơ hay thường để lại dư vị đậm đà, dư âm lan toả trong lòng người đọc. Đặc điểm đó của thơ buộc người đọc thơ phải biết suy ngẫm, phải biết tưởng tượng và giàu óc liên tưởng.

5.  Đáp án gợi ý :

a]  tập thể, truyền miệng

b]  điệp ngữ, các hình ảnh truyền thống [cây đa, bến cũ, con đò,...]

Sachbaitap.com

Báo lỗi - Góp ý

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Xem thêm tại đây: Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình

Video liên quan

Chủ Đề