Một số thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam

Trong 5 năm qua, cùng với sự hỗ trợ của trung ương, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp các ngành trong tỉnh, ngành KH&CN tỉnh Cao Bằng đã đạt nhiều thành tích trong đổi mới cơ chế quản lý; phát triển hợp lý, đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ theo hướng đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ thuật các tổ chức KH&CN; tạo chuyển biến về năng lực và trình độ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội [KT-XH] và bảo vệ quốc phòng, an ninh địa phương.

Thực hiện mục tiêu phát triển KH&CN theo chiều sâu và bề rộng, đồng thời từng bước xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh, Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể các vấn đề về quản lý và phát triển hoạt động KH&CN phù hợp tại địa phương, cụ thể như: Quyết định số 628/QĐ-UBND, ngày 14/5/2014 về nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của tỉnh đến năm 2020; Quyết định 49/2014/QĐ-UBND, ngày 19/12/2014 ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 01/4/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng Ban hành Quy định quản lý nhà nước về đo lường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng Ban hành Quy định một số định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng…

Giai đoạn 2011 – 2016 có trên 80 đề tài, dự án KH&CN được tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh, trong đó có 11 dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, với tổng số kinh phí do trung ương hỗ trợ là 22,22 tỉ đồng, các đề tài, dự án được xây dựng bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh và được thực hiện đồng bộ trên hai phương diện khoa học và công nghệ theo hướng đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Cụ thể như:

Công tác nghiên cứu ứng dụng tiếp tục được đẩy mạnh, trong đó chú trọng nghiên cứu phát triển các loại cây trồng có thế mạnh của địa phương, để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao như: bưởi Phục Hoà, cam Trưng Vương, quýt Hà Trì, quýt Trà Lĩnh, lê Đông Khê, lê Bảo Lạc, lê Nguyên Bình, các giống mận đặc sẳn của tỉnh, lúa Nếp hương Bảo Lạc, lúa Pì Pất, nấm hương Cao Bằng…


Sản phẩm nấm hương Cao Bằng đã được nhân giống và phát triển thành công tại địa phương

Từ các công trình nghiên cứu ứng dụng KH&CN, năng suất và chất lượng của một số cây chủ lực của tỉnh được nâng cao như: Giống thuốc lá mới đã đạt 100% diện tích, các giống ngô lai 90% diện tích, lúa lai 65% diện tích, các giống mía chất lượng cao vào sản xuất, năng suất mía đạt 75-90 tấn/ha. Trong chăn nuôi tiếp tục duy trì phát triển sản xuất giống lợn có năng suất cao, cải tạo phát triển nâng cao thể trạng đàn bò của tỉnh. Đồng thời đã nghiên cứu nuôi thử nghiệm các giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, cụ thể như: Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống cá rô phi đơn tính; chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống cá chép lai 2, 3 máu; nghiên cứu phát triển giống cá tầm Nga; nghiên cứu ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn quy mô hộ tại Cao Bằng;...

Lĩnh vực nghiên cứu phát triển KT-XH và giải quyết các vấn đề đặt ra của địa phương: Đã tiến hành nghiên cứu xác định luận cứ khoa học, xây dựng hệ thống mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020; đánh giá tài nguyên môi trường; điều tra mức độ ảnh hưởng của tai biến địa chất địa chất, kiến nghị các giải pháp phòng tránh và ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại, phục vụ quy hoạch hợp lý lãnh thổ; nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt và hệ thống tháp báo lũ trên địa bàn thành phố Cao Bằng;...

 Về nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc: Đã triển khai nghiên cứu về Nhà Mạc thời kỳ đóng đô ở Cao Bằng; Nghiên cứu Văn bia Cao Bằng qua các triều đại; Sưu tầm và lưu giữ các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng; Sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân tộc Dao đỏ tỉnh Cao Bằng; Nghiên cứu, xây dựng và đưa các làn điệu dân ca dân tộc Tày, Nùng tỉnh Cao Bằng vào giảng dạy tại Trường Năng khiếu Nghệ thuật và Thể thao tỉnh Cao Bằng.,..

Về phát triển đổi mới công nghệ, đã triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, hỗ  trợ các dự án sản xuất thử nghiệm về đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng ưu tiên cho công nghệ bảo quản, chế biến nông sản để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Trong 3 năm gần đây có hàng chục dự án sản xuất thử nghiệm, áp dụng đổi mới công nghệ sử dụng một phần kinh phí sự nghiệp khoa học và các nguồn vốn khác đã tạo ra các sản phẩm mới của tỉnh, cụ thể là: Trong công nghệ chế biến đã tạo ra sản phẩm như: nấm hương, chè xanh thơm, chè Mao Tiêm, chè Ôlong, chè sợi, hồng trà, chè Đông phương mỹ nhân mang nhãn hiệu Kolia, chè Giảo cổ lam, chè Dây, nước Pác Bó, rượu Tà lùng, miến giong Nguyên Bình, miến dong hương rừng Phja Đén ...; xây dựng được các quy trình công nghệ chế biến sản xuất sản phẩm từ cây Thạch đen, hà thủ ô đỏ, hạt Dẻ tươi, hoa Dẻ, cây Tảo lục, dong riềng, quả Mác mật. Hiện nay, đang triển khai dự án" hoàn thiện công nghệ sản xuất sắt xốp và nghiên cứu sử dụng sắt xốp để luyện một số thép hợp kim phục vụ kinh tế và quốc phòng" thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước, do Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Việt Nam [MIXREX] chủ trì, với tổng kinh phí là 460 tỷ đồng, trong đó nhân sách trung ương là 150 tỷ đồng...

Trong giải quyết nước cho sinh hoạt và sản xuất, đã ứng dụng công nghệ đập cao su và trạm bơm thủy luân phục vụ cấp nước trong điều kiện cạn kiệt nguồn nước để chủ động điều tiết được nguồn nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân huyện Trà Lĩnh, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Thông qua việc xét duyệt, tuyển chọn và đề xuất cho thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của tỉnh hàng năm cho thấy năng lực và trình độ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, kỹ sư công tác tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao rõ rệt với trên 60% các nhiệm vụ KH&CN được giao cho các cơ quan, tổ chức trong tỉnh chủ trì thực hiện.

Từ thực tiễn quá trình tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KHCN và nhận chuyển giao các tiến bộ KHCN, hàng năm Cao Bằng có hàng trăm nhân lực được tham gia tập huấn, bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực và trình độ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Trong tổng số các nhiệm vụ KH&CN hàng năm do các cơ quan, tổ chức trong tỉnh chủ trì thực hiện, 100% các cá nhân làm chủ nhiệm nhiệm vụ là nhân lực của tỉnh.

Trong 5 năm trở lại đây, cơ sở vật chất của các tổ chức KH&CN công lập, đã được xem xét và đầu tư có chiến lược và trên cơ sở được đầu tư tăng cường tiềm lực, các tổ chức KH&CN công lập trên đã phát huy tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Cụ thể, hoạt động Thông tin và Thống kê KH&CN được triển khai có hiệu quả, góp phần đưa tiến bộ KH&CN đến với người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa; Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được triển khai thường xuyên, góp phần đảm bảo quyền lợi của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Việc tạo lập thị trường KH&CN được quan tâm chú trọng; Hoạt động trao đổi, giao lưu, hợp tác về KH&CN được quan tâm, đẩy mạnh; Hoạt động đăng ký sở hữu trí tuệ, hỗ trợ kinh phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sáng chế và chỉ dẫn địa lý đã góp phần quảng bá, nâng cao giá trị của nhiều sản phẩm chủ lực trong tỉnh, như Quýt, hạt dẻ, miến dong, trúc sào, thịt bò H’Mông… Đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp được 143 văn bằng, giấy chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;...

Với những thành tựu đã đạt được, năm 2016 Sở KH&CN Cao Bằng đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì./.

 

Không gian: 40 năm giấc mơ chinh phục vũ trụ

Vệ tinh MicroDragon “Made by Vietnam” do 36 thạc sĩ công nghệ vệ tinh của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam chế tạo dưới sự hướng dẫn của phía Nhật Bản được hoàn thiện, từng bước hiện thực hoá giấc mơ làm chủ công nghệ vệ tinh, tự sản xuất vệ tinh nhỏ của riêng mình và chinh phục vũ trụ của người Việt.

Trước hết, cũng cần nhắc lại, kể từ năm 1980 - khi Anh hùng Phạm Tuân - phi công vũ trụ Châu Á đầu tiên bay vào không gian, ngành công nghiệp vũ trụ của Việt Nam đã có những  bước phát triển lớn.

Năm 2018, vệ tinh Macro Dragon nặng 50kg do các thạc sĩ công nghệ vệ tinh Việt Nam chế tạo ở Nhật Bản, được phía Nhật Bản hỗ trợ phóng lên không gian bằng tên lửa Epsilon.

Theo lộ trình, vào đầu năm 2019 hai vệ tinh tiếp theo do Việt Nam chế tạo  là LOTUSat-1 và LOTUSat-2 sẽ được phóng lên vũ trụ. Hai vệ tinh này có khối lượng gấp 12 lần Micro Dragon [gần 600kg], với kích thước là 1,5 x 1,5 x 3m. Đây là hai vệ tinh theo công nghệ radar tiên tiến, có thể tồn tại trên vũ trụ 5 năm.

Trung tâm Vệ tinh quốc gia cho biết: Vệ tinh LOTUSat-1 có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết với độ phân giải cao. LOTUSat-2 có thể phát hiện các vật thể từ 1m trở lên.

Việc thiết kế, chế tạo LOTUSat-2  diễn ra ở Việt Nam, do đội ngũ người Việt thực hiện. Cùng với vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh LOTUSat-2 sẽ tham gia vào quá trình cung cấp dữ liệu để xử lý, đưa ra các tính toán, góp phần giảm nhẹ thiệt hại thiên tai của Việt Nam, tương đương với 150 triệu USD/ năm.

 

Sinh học:  Hai nữ sinh và 14 chất dẫn kháng ung thư

Hai nữ sinh Đan Khuê và Nam Anh [THPT Chuyên Khoa học tự nhiên Hà Nội] đã gây ngạc nhiên khi nghiên cứu ra một số giải pháp để điều trị căn bệnh nan y ung thư.

Dự án “tổng hợp được 14 dẫn chất kháng ung thư” của Vũ Thị Nam Anh và Trần Đan Khuê xuất sắc giành giải Nhất toàn cuộc Hội thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia khu vực phía Bắc vừa diễn ra mới đây.

Đan Khuê và Nam Anh đã tổng hợp được 14 dẫn chất có tác dụng ức chế HDAC-2 và có hoạt tính ức chế mạnh trên các dòng tế bào ung thư [đại tràng, tiền liệt tuyến và tuyến tụy]. Không những vậy, qua sàng lọc, Nam Anh và Đan Khuê phát hiện chất 5e có tác dụng ức chế mạnh nhất trên các dòng tế bào thử nghiệm, mạnh hơn các loại thuốc trị ung thư trên thị trường từ 5-8 lần và chưa có công bố nào ở Việt Nam cũng như thế giới.

Hai bạn trẻ đã đại diện Việt Nam sang Mỹ tham dự giải Hội thi Khoa học và kỹ thuật Quốc tế [Intel ISEF].

 

Cơ học tính toán: Người Việt đầu tiên nhận giải thưởng của Nhật Bản

Năm 2018 đánh dấu lần đầu tiên một nhà khoa học Việt nhận giải JACM 2018 của Nhật Bản. Đây là  Giải thưởng về cơ học tính toán vinh danh những nhà khoa học tuổi không quá 40 có thành tích nghiên cứu xuất sắc.

Hằng năm Hiệp hội Cơ học Tính toán Nhật Bản [JACM] sẽ thành lập hội đồng để xét và trao giải thưởng “The 2018 JACM Young Investigator Award” cho nhà khoa học có nhiều đóng góp trong chuyên ngành Cơ học tính toán và thành tích nghiên cứu xuất sắc. Chủ tịch Hội đồng xét duyệt là Chủ tịch Hiệp hội Cơ học Tính toán Nhật Bản.

Người được vinh danh năm 2018 là PGS Bùi Quốc Tính, công tác tại khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường, Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản. PGS Bùi Quốc Tính là tác giả và đồng tác giả của 117 công trình khoa học đăng trên tạp chí uy tín quốc tế thuộc hệ thống ISI. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ kỹ thuật tại Đại học Công nghệ Vienna [Áo] năm 2009, từng nhiều năm công tác tại Bỉ, Áo, Pháp, Đức. Anh đến giảng dạy tại Nhật Bản từ năm 2014 và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Giải thưởng cũng đã được trao trong Hội nghị Cơ học tính toán Thế giới tổ chức tại New York [Mỹ] hồi tháng 7 vừa qua.

 

Y học: Công trình Keo chống chảy máu

Nhắc đến nữ tiến sĩ [TS] Nguyễn Thị Hiệp [Trường Đại học Quốc Tế, Đại học Quốc Gia TP.HCM], nhiều người ngưỡng mộ. Bởi, TS Hiệp đang nghiên cứu một bộ dụng cụ sơ cứu có thể ngăn chặn những tình huống vết thương chảy máu hoặc bị nhiễm trùng mà không cần khâu. Đặc biệt, TS Hiệp còn có nhiều nghiên cứu khoa học được vinh danh tầm cỡ quốc tế.

Về dự án, TS Nguyễn Thị Hiệp chia sẻ, đó là một loại keo sinh học được làm từ axit hyaluronic, một loại protein tự nhiên và chitosan, một chất được tìm thấy trong bộ xương của động vật có vỏ… “Với loại keo này thì có thể được sử dụng để hàn kín vết thương, có thể được nạp với các tế bào hoặc các thành phần cụ thể để điều trị. Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng cầm máu để cầm máu khi có vết thương….”.

Công trình Nghiên cứu keo chống chảy máu dùng để sơ cứu cho người sống ở nơi hẻo lánh, xa bệnh viện của chị đã nhận giải thưởng “Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO” tháng 3.2018.

TS Hiệp là người thứ hai của Việt Nam nhận giải khoa học trẻ tài năng thế giới này. Trước đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài - Trưởng khoa Dược, Trường Đại học Y dược [Đại học Huế] đã được trao giải thưởng: Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Quỹ L’Oréal và UNESCO 2017 vì tìm ra những sản phẩm ứng dụng làm thuốc từ nguồn dược liệu y học dân tộc cổ truyền và nghiên cứu phát triển tìm kiếm thuốc mới trong định hướng phát triển sản phẩm giảm cân, sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư, suy giảm trí nhớ ở người già.

Video liên quan

Chủ Đề