Một trong những chỉ tiêu của chiến dịch Hoa phượng đỏ 2009 là gì

Sáng ngày 9/6 – Thành Đoàn TP. HCM, Ban Chỉ huy chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ năm 2019 đã tổ chức “Ngày làm việc tốt” – Chiến sĩ tình nguyện Hoa phượng đỏ chung tay xây dựng Thành phố xanh – sạch – đẹp. Ngày cao điểm được tổ chức tại nhiều địa bàn trên Thành phố Hồ Chí Minh với rất nhiều hoạt động ý nghĩa trong tuyên truyền, vận động và thực hiện bảo vệ môi trường, thu gom rác thải.

Tham gia “Ngày làm việc tốt”, các bạn chiến sĩ đã có những trải nghiệm thú vị như thực hiện các sản phẩm tái chế, bảo vệ môi trường, được hướng dẫn cách phân loại rác thải đúng quy định, tham gia các nội dung dọn dẹp vệ sinh môi trường tại các khu dân cư.

Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ được diễn ra từ ngày 01/6 đến 30/6/2019 với sự tham gia của hơn 30.000 bạn chiến sĩ tình nguyện.

Một số hình ảnh chương trình tại huyện Củ Chi:

Tin, ảnh: Nhật Tâm.

1. Mở đầu1.1 Lí do chọn đề tài:Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là gì?Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp hàng ngàn năm củadân tộc, trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản Việt Nam, lớp lớp đoàn viên, thanh niên đã luôn sẵn sàng làm theolời dạy của Bác Hồ,“đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần” với tinhthần xung kích, tình nguyện cao nhất. Qua nhiều thế hệ, tình nguyện đã trở thànhphẩm chất quý, là truyền thống đáng tự hào của thanh niên Việt Nam. Dưới sự tậphợp, tổ chức, phát huy của Đoàn - Hội, Phong trào tình nguyện được các thế hệthanh niên Việt Nam nuôi dưỡng, bồi đắp, ngày càng rực sáng, đóng góp tích cựcvào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnhcông nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa.Năm 2000 - năm kết thúc một thế kỷ đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thểtheo nguyện vọng của tuổi trẻ cả nước và đề nghị của Ban Bí thư Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã quyết định chọn là “Năm Thanh niên”.Với tinh thần “Năm Thanh niên”, thanh niên phải hành động để xứng đáng với sự kỳvọng của Đảng, của nhân dân, Trung ương Đoàn đã chính thức phát động “Chiếndịch mùa hè học sinh, sinh viên tình nguyện”, như một lời khẳng định cho sức sángtạo, tinh thần tiếp tục dấn thân của tuổi trẻ Việt Nam vì cộng đồng, vì đất nước, mởra một phương thức mới mang lại nhiều cảm hứng, lôi cuốn đông đảo thanh niên, đạthiệu quả cao trong phong trào thanh niên tình nguyện.Ngay từ năm đầu của chiến dịch, hàng vạn học sinh, sinh viên cả nước, saunhững tháng ngày miệt mài học tập trên giảng đường, đã hăng hái đến với nhiều địabàn vùng sâu, vùng xa, gắn bó, sẻ chia, đem trí tuệ, sức trẻ tham gia giải quyếtnhững khó khăn của người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Từ nhữngthành công của mùa chiến dịch đầu tiên, mỗi mùa hè về thanh niên cả nước chínhthức có thêm một môi trường thực tiễn sinh động để học hỏi, trải nghiệm, cống hiến,trưởng thành. 20 năm, mùa hè tình nguyện của thanh niên Việt Nam đã có nhiềubước chuyển mình, thay đổi, phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của thanhniên, tình hình phát triển của đất nước. Từ tên gọi Chiến dịch “Thanh niên, học sinh,sinh viên tình nguyện hè”giai đoạn 2000- 2008, năm 2009 đổi tên thành chiến dịch“Thanh niên tình nguyện hè”.Từ một chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” được gọi chung, bao quát, giờđã cụ thể thành 1 chương trình và 4 chiến dịch: chương trình “Tiếp sức mùa thi” vàchiến dịch “Mùa hè xanh” dành cho sinh viên, Chiến dịch “Kỳ nghỉ hồng” dành chocán bộ công chức, viên chức, Chiến dịch “Hành quân xanh” dành cho thanh niên lựclượng vũ trang và Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” dành cho học sinh THPT. Việc tổchức các đội hình tình nguyện chuyên sâu này giúp bám sát đặc thù, điều kiện họctập, lao động, công tác của các khối đối tượng thanh niên.[Tham khảo bài phát biểu của đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết BCH T.ƯĐảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tại Chương trình kỷ niệm 20năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè]1Chiến dịch tình nguyện “Hoa phượng đỏ” khối học sinh THPT, Trung tâmGDNN- GDTX và giáo viên trẻ được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm2015. Nội dung hoạt động là: Tổ chức các đội hình tình nguyện tại chỗ thăm hỏi,chăm sóc các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng,người già neo đơn và người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; tổ chức hoạt độngthắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ, đảm nhận các hoạt động tu sửa, chỉnh trang,dọn dẹp vệ sinh tại các nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn; Tổchức các hoạt động tình nguyện tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn,các hoạt động chỉnh trang cảnh quan, làm sạch đẹp khu vực khuôn viên trường học,sân chơi cho thanh thiếu nhi; Tổ chức sinh hoạt hè, ôn tập văn hóa hè cho thiếu nhi,các hoạt động hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế tại các nhà tìnhthương, mái ấm trên địa bàn…..Từ đó đến nay chiến dịch đã có những bước chuyển mạnh mẽ, các hoạtđộng được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút đông đảoĐVTN trường học hưởng ứng tham gia, tạo phong trào thi đua học tập, rènluyện sôi nổi trong tuổi trẻ học đường; Một số nhà trường THPT cũng đã chủđộng tổ chức tốt chiến dịch này khiến phong trào có sức lan tỏa sâu rộng, tácđộng tích cực làm thay đổi nhận thức, ý thức học tập, rèn luyện và phấn đấu củaĐVTN trường học.Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn tồn tại một mâu thuẫn trong thựctiễn. Đó là thời gian triển khai chiến dịch hàng năm thường là khoảng từ tháng 6đến hết tháng 8. Đây cũng chính là thời gian nghỉ hè của học sinh THPT. Thờigian này học sinh sẽ tham gia sinh hoạt hè tại địa phương. Như vậy, nếu khôngcó kế hoạch cụ thể, phương pháp tổ chức, dường như hoạt động hè của học sinhnhà trường có thể hiểu là giao hoàn toàn cho tổ chức Đoàn tại các địa phươngnơi học sinh cư trú. Cho nên một số năm qua chiến dịch “Hoa phượng đỏ” chưathực sự được chú ý trong một số nhà trường THPT, hoặc các Đoàn trường cũngtổ chức phong trào nhưng chất lượng không cao, còn hình thức, chiếu lệ, “làmcho có” mà chưa chú ý đến hiệu quả của phong trào. Điều đó ảnh hưởng khôngtốt đến chất lượng giáo dục học sinh.Trong khi đó, mục tiêu giáo dục của xã hội hiện đại đang đặt ra những yêucầu cấp thiết. Đó là phải biết phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện củaĐoàn viên thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựngnông thôn mới, đô thị văn minh; đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh ởnhững vùng khó khăn; Thông qua hoạt động tình nguyện tạo môi trường chođoàn viên thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần hình thànhlớp thanh niên sống đẹp, có bản lĩnh, trí tuệ, có sức khỏe, có kỹ năng thực hànhxã hội đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.Hơn nữa, từ khi có chiến dịch đến nay cũng chưa có tài liệu nghiên cứunào bàn về nội dung này, đặc biệt là chưa có tài liệu hướng dẫn nào được banhành nhằm tổ chức tốt nhất chiến dịch này. Cùng với đó, công tác đoàn trongnhà trường là công tác kiêm nhiệm, không phải là công tác chuyên trách. Cán bộgiáo viên trẻ cũng dành nhiều thời gian và tâm huyết cho chuyên môn mà chưathực sự dành nhiều thời gian cho công tác Đoàn. Cho nên bản thân tôi với 05năm là Bí thư Đoàn trường- 5 năm tổ chức triển khai chiến dịch- nhận thấy ý2nghĩa to lớn của chiến dịch; đồng thời cũng nhận thấy những khó khăn mà trongcách tổ chức chiến dịch còn đang gặp phải. Đặc biệt, từ thực tế hoạt động củađoàn trường tôi có đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ góp phần tổ chức hiệuquả chiến dịch này. Vậy nên, hôm nay tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng đồngnghiệp những kinh nghiệm bản thân mình rút ra được sau quá trình tổ chứcchiến dịch “Hoa phượng đỏ” tại trường mình tới các bạn đồng nghiệp qua đề tài:Một số biện pháp nâng cao hiệu quả triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”tại trường THPT Hậu Lộc 4, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.1.2. Mục đích nghiên cứu:Chiến dịch thanh niên tình nguyện “Hoa phượng đỏ” là chiến dịch có ýnghĩa to lớn. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là tìm ra các giải pháp tối ưu để gópphần nâng cao hiệu quả tổ chức triển khai chiến dịch này trong nhà trườngTHPT; Từ đó tiếp tục áp dụng những biện pháp tích cực, đang phát huy hiệuquả, đồng thời nhận rõ những khó khăn mà phong trào đang gặp phải để cónhững kiến nghị, đề xuất kịp thời. Hơn nữa, bản thân tôi cũng mong muốn, từ đềtài nghiên cứu này, có thể giới thiệu đến bạn bè đồng nghiệp, tuyên truyền đếnđoàn viên thanh niên, các đồng chí cán bộ Đoàn một số cách làm hiệu quả, mộtsố kinh nghiệm nhỏ để tham khảo, áp dụng trong cùng một điều kiện phù hợp.1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về:Phương pháp tổ chức triển khai có hiệu quả chiến dịch “Hoa phượng đỏ”1.4. Phương pháp nghiên cứu:- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:+ Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chiến dịch “Hoa phượng đỏ”+ Nghiên cứu các tài liệu về kỹ năng tổ chức các hoạt động công tácthanh niên- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin+ Trao đổi trực tiếp với cố vấn chi đoàn, bí thư chi đoàn, với đoàn viênthanh niên về vấn đề nghiên cứu để biết tâm tư nguyện vọng của đoàn viên,những vướng mắc, những hạn chế trong khi tổ chức các phong trào. Từ đó thuthập các thông tin cần thiết để chỉnh sửa trong những lần tổ chức sau cho phùhợp hơn.+ Trao đổi trực tiếp với BCH Đoàn các xã có học sinh đang học tập tại nhàtrường để thống nhất cách phối hợp có hiệu quả giữa Đoàn trường và Đoàn xãtrong việc tổ chức sinh hoạt hè cho đoàn viên thanh niên.- PP thống kê, xử lý số liệu.Phương pháp thống kê thực nghiệm tính hệ số tương quan thứ bậc và so sánh.2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức ĐoànTNCS Hồ Chí Minh trong việc tuyên truyền, giáo dục Đoàn viênthanh niên:Đoàn là tổ chức chính trị có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tạo môitrường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiệncác nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh của địaphương. Như vậy tổ chức Đoàn trong nhà trường THPT cần tổ chức các hoạt3động của chiến dịch “Hoa phượng đỏ” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là nhằmphát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, tạo môi trường thực tiễn để học sinh,cán bộ giáo viên trẻ các nhà trường được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.Đồng thời góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.2.1.2 Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn:Từ khi phát động chiến dịch đến nay, hàng năm các cấp bộ Đoàn từ Trungương đến địa phương và Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa đều có các vănbản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện chiến dịch Hoa phượng đỏ. Cụ thể một vàinăm gần đây là:- Công văn số 1354/ SGDĐT- PC&CTHSSV ngày 08 tháng 6 năm 2018của Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa “về việc tổ chức chiến dịch Thanh niêntình nguyện hè 2018”- Công văn số 1275/ SGDĐT-CTTT ngày 27 tháng 5 năm 2019 của SởGiáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa “về việc Triển khai tổ chức Chiến dịch thanhniên tình nguyện hè 2019”.- Kế hoạch số 183- KH/ĐTN- ĐKTHTN, ngày 29 tháng 5 năm 2020 củaBan thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa “về tổ chức chiến dịch thanh niên tìnhnguyện hè 2020”.- Kế hoạch số 86 – KH/ĐTN, ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Ban thường vụHuyện đoàn Hậu Lộc “về tổ chức chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2020”.- Thực hiện các kế hoạch của BTV Đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 hàngnăm học về việc triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:Mặc dù, những năm qua đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 đã quan tâm triểnkhai Chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, nhưng, trong những năm đầu tổ chức, kếtquả của chiến dịch chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Các hoạt động của chiếndịch được triển khai nhưng chưa đi sâu vào thực tế, chưa duy trì được thườngxuyên, hiệu quả chưa cao. Đoàn viên thanh niên tham gia chiến dịch còn mangtính hình thức, đảm bảo chỉ tiêu, thậm chí có những đoàn viên thanh niên vềnghỉ hè tại địa phương là không tham gia hoạt động nào; Nhiều đoàn xã khônghuy động được đoàn viên thanh niên vào hoạt động. Có những năm học học sinhnhà trường chỉ tham gia chiến dịch bằng một đến hai hoạt động để đủ chỉ tiêunhận xét phiếu sinh hoạt hè…. Vì vậy, chất lượng chiến dịch chưa cao, chưa thuhút được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia.2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giảiquyết vấn đề:2.3.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của Cán bộ đoàn, Đoàn viên thanhniên, Cán bộ giáo viên trẻ về chiến dịch “Hoa phượng đỏ”Mỗi chúng ta, để có thể làm tốt được bất cứ công việc gì cũng cần phải hiểuvà yêu thích công việc đó. Hoạt động tình nguyện cũng vậy. Chúng ta hiểu rõ vềtừng phong trào, từng chiến dịch về nội dung, ý nghĩa, phương pháp tổ chức…chắc chắn chúng ta sẽ là thành viên tham gia tích cực, hiệu quả.Tuy nhiên, có một thực tế là: Nhiều đoàn viên thanh niên là học sinh, thậmchí cả một vài cán bộ Đoàn, một bộ phận giáo viên trẻ chưa hiểu rõ về chiếndịch này.4Cách đây 3 năm, qua một cuộc khảo sát bằng việc trao đổi trực tiếp với họcsinh trong nhà trường, với cùng 1 câu hỏi “Anh/ Chị/ Em hiểu gì về chiến dịchHoa phượng đỏ”? phần lớn câu trả lời tôi nhận được là “Anh/chị/ em khôngbiết”, hoặc là những cái lắc đầu, hoặc những cái “cười trừ” cho qua chuyện. Kểcả, có nhiều đồng chí giáo viên trẻ “thật thà” thú nhận: “Anh chị cũng chưa hiểurõ về chiến dịch này đâu.”Như vậy thành công sẽ không đến với một người chỉ làm việc vì thấy“người ta bảo tôi làm như vậy”. Nếu học sinh chỉ thấy đoàn trường, đoàn xãthông báo: ngày này, giờ kia đến tại địa điểm A/ điểm B… để dọn vệ sinh nhé”,thì học sinh chỉ “đi cho có”, thậm chí vắng mặt. Vì em ấy cũng chẳng biết đếnđể làm gì? Có cần thiết không? Làm việc đó có ý nghĩa gì?Qua thực tế đó, tôi thấy rằng việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức chocán bộ giáo viên, học sinh về chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là điều vô cùng quantrọng và cần thiết.Bác Hồ từng nói rằng: “Tuyên truyền là đem một việc nói cho dân nghe,dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”. Nghĩa là muốn đạt được cái đích là đểngười dân làm theo, người tuyên truyền phải biết cách làm cho dân nghe và dânhiểu, để dân tin tưởng mình. Muốn làm tốt chiến dịch “Hoa phượng đỏ” cũng vậy.Vậy tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên như thế nào là hiệu quả?Trước hết là tuyên truyền thông qua hình thức phát thanh bằng hệ thống loaphát thanh của Đoàn trường.Trong hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động của đoàntrường không thể thiếu hệ thống loa phát thanh. Trong công tác tuyên truyền,giáo dục, hình thức phát thanh luôn đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy mỗi mộtđoàn trường nên thành lập một Ban phát thanh trong tổ chức của mình.Tên gọi cho Ban phát thanh có nhiều cách đặt khác nhau. Ví dụ như "Banphát thanh Thanh niên", "Tiếng nói Thanh niên", Nghe thanh niên nói- Nói chothanh niên nghe"... Đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 chọn tên gọi “Ban phát thanh“Thanh niên”.Về thời gian phát thanh: Có thể phát vào đầu buổi học và các giờ ra chơi.Chương trình phát thanh Thanh niên của trường THPT Hậu Lộc 4 được phát vàođầu buổi học và các giờ ra chơi của ngày thứ Ba; thứ Năm và thứ Bảy. Thứ Badành cho chương trình phát thanh phục vụ công tác tuyên truyền về chính trị, tưtưởng. [Ví dụ tháng 9 Ban phát thanh sẽ phát bài tuyên truyền chào mừng ngàyQuốc khánh 2/9, ngày khai giảng năm học 5/9. Tháng 10 sẽ phát thanh các bàiviết theo chủ đề "Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học"; "người phụnữ Việt Nam xưa và nay"; Phát thanh tuyên truyền về ngày Bác Hồ gửi thư chongành giáo dục 15/10]. Thứ Bảy phát thanh chương trình "Quà tặng âm nhạc".[Học sinh nhà trường có thể gửi tặng những lời chúc, lời nhắn gửi của mình tớibạn bè, thầy cô thông qua những món quà âm nhạc]. Còn riêng thứ Năm thờigian phát thanh sẽ dành cho chương trình tuyên truyền và các chương trình trọngđiểm của đoàn. Ví dụ giai đoạn trước [đến hết năm 2018] là dành nhiều thờilượng cho phong trào “Khi tôi 18”. Còn bây giờ, chương trình tập trung tuyêntruyền về các phong trào nổi bật như “Hiến máu nhân đạo”, “Bảo vệ môitrường”, “Hãy làm sạch biển”, “Chung tay xây dựng nông thôn mới”… Và đặc5biệt, ba tháng cuối của năm học, khi dấu hiệu của mùa hè đã đến, Đoàn trườngdành nhiều thời gian tập trung phát thanh tuyên truyền về chiến dịch “Hoaphượng đỏ”Về cơ cấu tổ chức của Ban phát thanh gồm: 01 đồng chí trưởng ban là Phóbí thư đoàn trường; 03 đồng chí phát thanh viên, 03 kĩ thuật viên và 04 đồng chíbiên tập viên [Có thể là đoàn viên học sinh và đoàn viên chi đoàn giáo viên].Lưu ý: Nên bổ sung vào ban phát thanh một số học sinh giỏi môn Văn và cácđồng chí giáo viên dạy văn có nhiều kinh nghiệm trong viết bài và biên tập.Riêng phát thanh viên phải chọn người có giọng nói chuẩn mực, rõ ràng, truyềncảm, có kỹ năng phát thanh. Cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng phátthanh để các đồng chí chủ động làm việc tại phòng phát thanh. Cụ thể như:Phát thanh viên 1+ Kỹ thuật viên 1: Thực hiện nhiệm vụ thứ BaPhát thanh viên 2+ Kỹ thuật viên 2: thực hiện nhiệm vụ thứ NămPhát thanh viên 3 + Kỹ thuật viên 3: Thực hiện nhiệm vụ thứ Bảy.04 biên tập viên chịu trách nhiệm biên tập 4 bài viết trong từng tháng màcác chi đoàn gửi lên.Vậy phát thanh tuyên truyền về chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là phát thanhnhững nội dung gì? Đó là: cần phát thanh tuyên truyền làm rõ cho ĐVTN hiểuChiến dịch “Hoa phượng đỏ” là gì? Tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ” làthực hiện những nội dung hoạt động nào? Ý nghĩa của chiến dịch này làgì?....Đồng thời, có thể là những bài viết về các gương điển hình học sinh, sinhviên, gương người tốt việc tốt, các mô hình, việc làm sáng tạo, các hoạt động cụthể thực hiện có hiệu quả chiến dịch “Hoa phượng đỏ” của các tổ chức đoàn trênphạm vi cả nước ....Ảnh: Các bài viết của chương trình Phát thanh "Hoa phượng đỏ" từ các chi đoàn.6Ảnh: Đại diện các chi đoàn phát thanh chương trình “Hoa phượng đỏ”Thứ hai, thực hiện tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn.Tại trường THPT Hậu Lộc 4, mỗi tuần các lớp sẽ có 1 tiết sinh hoạt lớp vàotiết cuối cùng của ngày thứ Bảy. Thực hiện nội dung này, BGH nhà trường đãthống nhất dành các tiết sinh hoạt vào 2 nội dung là sinh hoạt lớp và sinh hoạtchi đoàn. Một tháng sẽ có 2 tiết sinh hoạt lớp và 2 tiết sinh hoạt chi đoàn xen kẽnhau. Tiết sinh hoạt chi đoàn là dành cho các nội dung hoạt động đoàn của đoàntrường. Ngay từ đầu năm học, Đoàn trường sẽ triển khai nội dung sinh hoạt theochủ đề, chủ điểm từng tháng đến từng bí thư chi đoàn. Trên cơ sở đó Bí thư chiđoàn thực hiện, chịu trách nhiệm triển khai nội dung sinh hoạt chi đoàn. Đếnkhoảng các tháng cuối năm học, Đoàn trường sẽ lồng ghép nội dung tuyêntruyền về chiến dịch “Hoa phượng đỏ” vào sinh hoạt chi đoàn. Vì phạm vi củabuổi sinh hoạt chi đoàn là trong không gian lớp học, số lượng đoàn viên thanhniên cũng đã được xác định nên việc tiếp nhận thông tin của ĐVTN có nhiềuthuận lợi. Nếu như nội dung tuyên truyền bằng loa phát thanh đã nói ở trên, cónhững lúc vì quá đông, quá ồn, học sinh không thể nghe hết được, thì buổi sinhhoạt chi đoàn sẽ là lúc Đoàn viên thanh niên thêm được một kênh thông tin nữađể lắng nghe, tìm hiểu về chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Lưu ý nhỏ trong cáchlàm ở nội dung này là: Về cơ bản BCH Đoàn trường sẽ định hướng nội dungtuyên truyền gửi về cho các chi đoàn. Tuy nhiên, Đoàn trường luôn khuyếnkhích các chi đoàn tự chủ động bổ sung, tìm hiểu thêm và chuẩn bị nâng cao hơncác nội dung tuyên truyền. Ví dụ có thể sáng tạo thành các hình thức thi tìm hiểuở phạm vi nhỏ trong lớp, có thể sử dụng hình thức sân khấu hóa, có thể là hìnhthức thi đấu trực tiếp giữa các tổ… với nội dung xoay quanh tìm hiểu về chiếndịch “Hoa phượng đỏ”.Thứ ba, có thể lồng ghép tuyên truyền thông qua các hoạt động ngoại khóa,các giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.7Đó là chúng ta có thể tuyên truyền thông qua các cuộc thi nhân kỷ niệm cácngày lễ lớn trong năm học như 20/11, 26/3…. Ví dụ như lồng nội dung tuyêntruyền vào các câu hỏi trong phần ứng xử của cuộc thi “Học sinh thanh lịch” dịp8/3; trong phần thi hùng biện của cuộc thi “Khi tôi 18”, phần thi “Hiểu biết”trong hội thi “Rung chuông vàng”…, ; Nhân dịp 26/3/2019, kỷ niệm ngày thànhlập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 tổ chức cuộc thi“Cán bộ đoàn giỏi” dành cho các em học sinh là Bí thư, Phó bí thư, Ủy viênban chấp hành các chi đoàn học sinh. Mỗi cán bộ đoàn tham gia sẽ trải qua 4phần thi: “Chào hỏi”, “Cán bộ đoàn hiểu biết”, “Cán bộ đoàn tài năng”, “Cánbộ đoàn ước mơ”. Và chúng ta thấy rằng nội dung tuyên truyền cho chiến dịch“Hoa phượng đỏ” có thể trở thành các câu hỏi có trong bộ câu hỏi dành chophần thi “Cán bộ đoàn hiểu biết”…. Như vậy sau mỗi phần tham gia dự thi, thísinh cũng sẽ chính là một tuyên truyền viên về chiến dịch “Hoa phượng đỏ”.Ảnh: Hội thi “Rung chuông vàng”Ảnh: câu hỏi ôn tập “hội thi cán bộ đoàngiỏi”2.3.2 Tăng cường công tác phối hợp giữa BCH đoàn trường và BCHĐoàn các xã có học sinh học tập tại trường.Chiến dịch “Hoa phượng đỏ” thường niên được phát động từ tháng 6đến hết tháng 8. [Riêng năm 2020, chiến dịch này sẽ được khởi động vàotháng 7, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid 19]. Như vậy thờigian thực hiện chiến dịch này cũng là thời gian học sinh nghỉ hè. Nếukhông có sự phối hợp chặt chẽ giữa đoàn trường và đoàn xã thì việc triểnkhai chiến dịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là đoàn trường khôngcòn quản lý học sinh trực tiếp như thời gian học tập tại trường nữa. Đoànxã thì khó khăn trong tập hợp lực lượng đoàn viên thanh niên. Vì vậy đểtăng cường phối hợp giữa đoàn trường và đoàn xã, Đoàn trường THPTHậu Lộc 4 đã chú trọng thực hiện các giải pháp sau đây:* Đổi mới công tác bàn giao đoàn viên thanh niên về sinh hoạt hè tạiđịa phương:Công tác bàn giao đoàn viên thanh niên về sinh hoạt hè tại địa phương cóvai trò khá quan trọng. Để phát huy được vai trò đó Đoàn trường THPT Hậu Lộc4 đã có cách làm khá sáng tạo, hiệu quả. Các bước được thực hiện như sau:- Bước 1: Chuẩn bị cơ sở dữ liệu:8Ngay từ đầu năm học, BCH đoàn trường sẽ phát phiếu thu thập thôngtin đoàn viên thanh niên tới từng chi đoàn. Nội dung của phiếu sẽ là danhsách đoàn viên thanh niên với các thông tin cơ bản như: họ và tên, ngàytháng năm sinh, ngày vào đoàn, nơi vào đoàn. Đặc biệt chúng tôi còn rấtchú ý đến các thông tin khác như thôn, xóm, họ tên cha, học tên mẹ, sốđiện thoại liên hệ. Đây cũng là cách đổi mới công tác quản lý đoàn viênbằng điện tử mà đoàn trường đã áp dụng thành công. [Xin được trình bày ởmột đề tài khác về việc sử dụng phần mềm quản lý ĐVTN]- Bước 2: Nhập thông tin:Sau khi có thông tin từ danh sách Đoàn viên, BCH Đoàn trường giaocho 01 đồng chí Phó bí thư đoàn trường phụ trách công tác quản lý đoànviên nhập toàn bộ thông tin này vào máy tính. Chúng tôi sử dụng phầnmềm Microsoft Excel để có thể sắp xếp được thông tin theo yêu cầu mộtcách rất linh hoạt. Ví dụ sau khi nhập thông tin đoàn viên thanh niên toàntrường chúng tôi sẽ lọc thành danh sách đoàn viên theo lớp, theo xã. Thậmchí trong phần đoàn viên thanh niên của 1 xã chúng tôi có thể lọc thànhdanh sách đoàn viên theo từng thôn. Điều này cực kỳ thuận lợi cho BCHĐoàn xã và BCH chi đoàn thôn quản lý đoàn viên thanh niên. BCH đoàn thônsẽ nắm được chi tiết toàn bộ đoàn viên thanh niên của thôn mình đang học tạitrường Hậu Lộc 4 là gồm những ai, bố mẹ là ai, số điện thoại liên hệ…Sau khi mọi thông tin về đoàn viên thanh niên đã được nhập hoànthiện, đoàn trường cũng cần cập nhật thường xuyên những thay đổi nếu có[Ví dụ số điện thoại liên hệ hoặc địa chỉ nơi ở thay đổi do chủ trương sápnhập thôn, xã]9Từ dữ liệu toàn trường, chúng tôi đã lọc ra thành danh sách đoàn viên theo5 xã có học sinh học tại trường là Hưng Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc, HảiLộc. Từ danh sách ĐVTN 1 xã, chúng tôi có thể lọc ra các thôn. Ví dụ trong xãHải Lộc lại lọc ra thôn Đa phạn, Đông Hải….- Bước 3: Tổ chức hội nghị Bàn giao đoàn viên thanh niên10Chương trình bàn giao đoàn viên cơ bản thức hiện các nội dung như sau:Một số kinh nghiệm nhỏ để từ hội nghị bàn giao đoàn viên thanh niên vềsinh hoạt hè tại địa phương mà đoàn trường có thể tổ chức triển khai tốt chiếndịch “Hoa phượng đỏ” là:Cần thống nhất giữa BCH Đoàn trường và BCH Đoàn xã trong cách sửdụng “Phiếu giới thiệu sinh hoạt hè”. Đó là: Bàn giao cho đoàn xã hay chuyểncho ĐVTN để ĐVTN trực tiếp cầm phiếu liên hệ với đoàn xã? Cách chúng tôilựa chọn là: Mỗi một đoàn viên thanh niên khi kết thúc năm học sẽ được nhận“Phiếu giới thiệu sinh hoạt hè”. Phiếu này, khi về nghỉ hè, ĐVTN sẽ chủ độngliên hệ và đăng ký sinh hoạt hè với bí thư chi đoàn tại thôn nơi cư trú. Kết thúcđợt sinh hoạt hè, bí thư chi đoàn sẽ nhận xét, đánh giá vào phiếu, có xác nhậncủa đoàn xã để ĐVTN nộp về nhà trường. Như vậy đây là 1 trong những điềukiện để học sinh tự nguyện đăng ký tham gia vào các hoạt động hè ở địa phươngnói chung và chiến dịch “Hoa phượng đỏ” nói riêng. Thứ hai là bàn giao ĐVTNtheo xã, theo thôn. Chúng tôi thấy rằng việc bàn giao danh sách đoàn viên thanhniên về đoàn xã đã được lọc theo tiêu chí từng thôn sẽ là một điểm mới rất thuậnlọi cho hoạt động công tác đoàn. Bởi nó giúp cho việc quản lý đoàn viên đượctốt hơn. Đặc biệt trong danh sách mỗi thôn, chúng tôi lại lưu ý một số cá nhântiêu biểu có thể làm hạt nhân lãnh đạo, tập hợp khi về địa phương. Đoàn trườngsẽ giúp cho BCH Đoàn xã năm được những “hạt nhân” cơ bản này. Đó là nhữnghọc sinh tích cực, cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt tình, có khả năng tổ chức hoạtđộng và tập hợp thanh niên…. Như vậy chi đoàn thôn, đoàn xã cần nắm đượcnhững “đầu mối” này là có cơ sở “vận hành” toàn bộ hệ thống đoàn viên thanhniên. Từ đó, công tác triển khai mọi kế hoạch của đoàn sẽ rất thuận lợi. Hơnnữa, về phía đoàn trường, ngoài việc liên hệ với đoàn xã thì việc thường xuyênliên hệ với các “hạt nhân” này cũng là 1 cách để triển khai công việc và nắm bắttình hình ĐVTN tại địa phương.11Một số hình ảnh về hội nghị bàn giao đoàn viên thanh niên* Thường xuyên giữ mối liên hệ với Đoàn xã trong thời gian đoàn viênthanh niên về sinh hoạt hè tại địa phương.Để triển khai được chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, BCH đoàn trường cầnphối hợp chặt chẽ với BCH đoàn các xã. Các hình thức phối hợp có thể sử dụngnhư: trực tiếp, điện thoại, nhóm Zalo, Facebook…Bản thân tôi thấy có 1 kinh nghiệm nhỏ thực hiện rất hiệu quả chi tiết phốihợp này. Đó là: Khi 1 đoàn xã cần lực lượng đoàn viên thanh niên để chuẩn bịthực hiện 1 hoạt động nào đó. Ở phía đoàn xã có thể thông báo thông tin nàytrên loa truyền thanh xã, triển khai trực tiếp đến các bí thư chi đoàn, đến đoànviên thanh niên. Nhưng nếu như có thêm 1 văn bản của BCH đoàn trường đượcgửi về xã nữa thì khả năng tập hợp được đoàn viên thanh niên là học sinh sẽ cao12hơn rất nhiều. Đồng thời với thông báo trên hệ thống loa phát thanh, các đoàn xãtiếp tục đăng tải nội dung thông báo này trên mạng xã hội bằng trang hoạt độngcủa tổ chức mình cũng là thêm một cách tuyên truyền vận động thanh niên.Ảnh: Thông báo của BCH đoàn trường phối hợpvới đoàn xã để vận động tập hợp ĐVTN.Ảnh:Tên trang facebook của BCH Đoàncác xã2.3.3 Ứng dụng công nghệ 4.0 vào triển khai hiệu quả chiến dịchChúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển vượt bậc.Dường như học sinh tuổi trung học phổ thông đều có sử dụng điện thoại di độngthông minh. Điều đó cũng có nghĩa là các em đều biết đến và sử dụng ứng dụngZalo và mạng xã hội Facebook. Đồng thời BCH Đoàn trường và BCH Đoàn cácxã cũng đều có thành lập trang riêng của tổ chức mình trên Facebook, Zalo. Đâycũng là một điều kiện thuận lợi để đoàn trường triển khai thành công các hoạtđộng Đoàn nói chung và chiến dịch “Hoa phượng đỏ” nói riêng.Trước hết là sử dụng Zalo, Facebook cho việc triển khai kế hoạch hoạtđộng của chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Ví dụ khi nhận được công văn của BTVhuyện đoàn về kế hoạch tổ chức chiến dịch, đồng chí Bí thư Đoàn trường chụpảnh công văn, đăng lên Facebook, Zalo công khai và các nhóm với dòng chữ:“Các bạn đoàn viên thanh niên Hậu Lộc 4 hứa hẹn một mùa chiến dịch sôi nổi,ý nghĩa. Tôi cần cánh tay của các bạn. Điểm danh nào!” Chỉ cần bấy nhiêuthông tin, hàng trăm trái tim tuổi trẻ là học sinh nhà trường sẽ sẵn sàng chuẩn bịtinh thần tham gia hoạt động. Sau đó là thường xuyên cập nhật các kế hoạch chotừng hoạt động cụ thể. Việc làm này sẽ khiến cho kế hoạch được triển khai rộngrãi hơn, kịp thời hơn và có sức ảnh hưởng hơn.Thứ hai, Sử dụng công nghệ trong việc tuyên truyền, đưa tin. Công nghệ sẽlà phương tiện giúp chúng ta cập nhật tin tức đồng thời cũng là cách chúng taquảng bá hình ảnh. Quang bá ở đây chính là cách chúng ta giói thiệu và tuyên13truyền đến những cá nhân, tập thể khác về hoạt động của mình. Từ đó có tácdụng khích lệ động viên những người đang tham gia và vận động những ngườichưa tham gia. Ví dụ: Ngày nay, một hoạt động đang diễn ra hoặc mới chỉ diễnra ít phút chúng ta cũng có thể cập nhật cho toàn thế giới được biết. Vậy mộthoạt động tổng dọn vệ sinh, một chương trình “Hãy làm sạch biển”, một buổi lễ“thắp nến tri ân” tại nghĩa trang liệt sĩ của xã nhà… không có lý do gì đoàn viênthanh niên trong xã đang cập nhật Zalo, Facebook mà lại không biết. Vì vậy,việc đưa tin nhanh chóng sẽ có hiệu quả rất tốt, tác động vào tâm lý, ý thức củađoàn viên thanh niên. Thông qua mạng xã hội, chúng ta cũng có thể làm tốt côngtác tuyên truyền. Vì kênh tác động bằng hình ảnh cũng là một phương pháp tốtđể làm thay đổi ý thức của con người dẫn tới thay đổi hành động của họ.Ảnh: Hoạt động ra quân chiến dịch “Hoaphượng đỏ” được đăng trên trang thông tincủa Tỉnh đoàn Thanh HóaẢnh: Một số nội dung tuyên truyền, đưa tin vềhoạt động chiến dịch Hoa phượng đỏCũng vì thế, ta thấy chúng ta có thể sử dụng sự tiện dụng công nghệ thôngtin để tập hợp đông đảo lực lượng ĐVTN. Và hơn nữa, thông qua mạng thôngtin đại chúng, chúng ta cũng có thể thực hiện được mục đích tuyên dương khíchlệ, tạo động lực cho đoàn viên thanh niên phấn khởi tham gia các hoạt động tiếptheo. Công tác tuyên truyền giáo dục khi đã thấm nhuần, hoạt động tổ chức đã14thiết thực, đã lôi cuốn, thu hút thì khi có thêm sự tiện dụng của công nghệ việctriển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ” đương nhiên sẽ có được nhiều thuận lợi.Trên đây là hình ảnh 1 dòng tin nhắn trên Facebook của đồng chí Bí thưĐoàn trường khi vận dụng Công nghệ để tập hợp ĐVTN. Chỉ tiêu Đoàn cần 10đồng chí nhưng có đến hơn 100 tình nguyện viên đã đăng ký tham gia.Tuy nhiên, cũng đặc biệt lưu ý khi ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt độngcông tác Đoàn. Vì mạng xã hội là kênh thông tin nhanh chóng, tiện lợi, nhưngcũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch, những quan điểm phiếndiện. Cho nên, để phát huy được tiện ích của mạng xã hội, Đoàn trường cũngcần phải thường xuyên kiểm tra thông tin, nội dung đăng tải phải được kiểmduyệt chặt chẽ. Cần kiểm tra giám sát và đổi mới công tác tuyên truyền, vậnđộng để đạt kết quả tập hợp, thu hút ĐVTN cao nhất.2.3.4 Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháptuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm,năng lực hoạt động thực tiễn của cá nhân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấptrên giao. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rấtthiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽthêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”.Đạt được hiệu quả cao trong triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”, mộtphần cũng nhờ Đoàn trường làm tốt công tác thi đua khen thưởng. Đối với từngcá nhân đoàn viên thanh niên, được khen thưởng khi có thành tích cao là mộthình thức khích lệ, động viên kịp thời và hiệu quả nhất.15Cách thực hiện ở đoàn trường như sau:Trong thời gian diễn ra chiến dịch: BCH đoàn trường thường xuyên cậpnhật những gương điển hình, những cách làm hay, hiệu quả, ý nghĩa…để biểudương khích lệ kịp thời ngay trong các dịp sơ kết, họp nhóm rút kinh nghiệm,hoặc ngay trên phương tiện thông tin là Zalo, Facebook[ đã nêu ở phần 2.3.3].Sau khi kết thúc toàn bộ chiến dịch: Đây là thời gian đoàn viên thanh niênquay trở lại nhà trường tiếp tục tham gia học tập và rèn luyện cho năm học mới.Trước khi năm học mới diễn ra, BCH Đoàn trường tiến hành tiếp nhận sự bàngiao trở lại ĐVTN từ các đoàn xã. Một trong những nội dung bàn giao là nhậnxét, đánh giá, xếp loại ĐVTN. Quy chế phối hợp giữa đoàn trường và đoàn xãđã thống nhất xếp loại ĐVTN về sinh hoạt hè tại địa phương theo 4 mức là Xuấtsắc, Khá, Trung bình và không tham gia. Như vậy, căn cứ vào kết quả xếp loại,Đoàn trường sẽ có hình thức tuyên dương, khen thưởng đối với ĐVTN có kếtquả xếp loại xuất sắc và được BCH Đoàn các xã đề xuất bằng văn bản.Hình ảnh: Giấy đề nghị khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến dịch“Hoa phượng đỏ”Tổ chức buổi tổng kết chiến dịch: Sau khi tiếp nhận ĐVTN được bàn giaotrở lại trường từ các đoàn xã, Đoàn trường sẽ tổ chức 1 buổi tổng kết Chiến dịch“Hoa phượng đỏ”. Trong nội dung của buổi tổng kết, có một nội dung rất quantrọng là công tác thi đua khen thưởng. BCH Đoàn trường sẽ trao giấy khen vàquà lưu niệm cho các cá nhân ĐVTN xuất sắc. Đối với những cá nhân có thànhtích nổi bật, Đoàn trường còn đề nghị BTV Huyện đoàn biểu dương, khenthưởng. Đây là nguồn khích lệ, động viên to lớn để những đoàn viên thanh niênđó tiếp tục cố gắng phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của mình ở những16năm tiếp theo. Đông thời đây cũng là tấm gương để những đoàn viên thanh niênkhác trông vào mà phấn đấu.Hình ảnh: Quyết định khen thưởng cá nhân cóthành tích xuất sắc trong chiến dịch “Hoaphượng đỏ”Hình ảnh: Một dòng tâm trạng của họcsinh nhà trường sau khi được khenthưởng.Đặc biệt, trong buổi tổng kết này, Đoàn trường cũng phê bình, nhắc nhởnhững đoàn viên thanh niên không tham gia hoặc tham gia không nhiệt tình, đạthiệu quả không cao. Ngoài việc nêu tên phê bình trước tập thể, các ĐVTN nàycòn được tổ chức cho thực hiện nhiệm vụ rèn luyện khác như: lao động tổng dọnvệ sinh đầu năm học mới, tham gia các hoạt động tình nguyện tại trường: chămsóc bồn hoa cây cảnh, phân loại rác…Với việc thưởng phạt phân minh, công tác thi đua khen thưởng đã gópphần quan trọng tạo nên hiệu quả trong triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ”của nhà trường.2.3.5 Lựa chọn, tổ chức các hoạt động thực chất, đổi mới, thu hút ĐVTN.Có thể thấy, trong các biện pháp đã nêu, yếu tố vận động, tuyên truyền,thu hút và có cả quy định vẫn là chủ yếu [ví dụ phiếu sinh hoạt hè]. Tuy nhiên,chúng ta vẫn thấy rằng yếu tố tự nguyện của mỗi một đoàn viên thanh niên mớilà đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của phong trào. Bởi bản chấtcủa chiến dịch là để phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện. Vậy làm thế nàođể ĐVTN phát huy được tối đa tinh thần đó.Theo tôi, trước hết tổ chức hoạt động cần tránh mang tính hình thức, làmcho có, theo kiểu năm nào cũng như năm nào. Khâu tổ chức cũng tránh nặng nềhành chính, khô khan mà cần phải trẻ trung năng động và sáng tạo. Hay nói mộtcách khác là phong trào phải được tổ chức theo đúng “gu” của tuổi trẻ. Muốn17làm được điều đó, mỗi khi lên kế hoạch tổ chức chiến dịch, người đứng đầu cầnnắm được thế mạnh của đơn vị mình, điều kiện kinh tế xã hội địa phương, hiểuđược nhu cầu, nguyện vọng tham gia tình nguyện của đoàn viên thanh niên.Hơn nữa, các bạn trẻ rất muốn có cơ hội được thể hiện bản thân, chúng tỏsức trẻ và sự nhiệt huyết của họ sẽ góp phần mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho xãhội. Vì vậy, khi tổ chức chiến dịch “Hoa phượng đỏ” Đoàn trường hãy để cho họcó điều kiện thể hiện mình.Nắm chắc phương châm trên, trong 2 năm trở lại đây, Đoàn trường đã vậndung thành công vào tổ chức chiến dịch “Hoa phượng đỏ” bằng những hoạtđộng cụ thể, đem lại nhiều ý nghĩa thiết thực.[Tham khảo thêm tại phụ lục]2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:Sau một năm áp dụng những kinh nghiệm tổ chức triển khai chiến dịch“Hoa phượng đỏ” trên đây, tôi thấy chiến dịch đã đem tới những hiệu quả rõ rệt.Trước hết, thông qua công tác tuyên truyền giáo dục, nhận thức của ĐVTN,cán bộ giáo viên được nâng lên một cách rõ rệt. Đa số học sinh đều nắm đượcnhững thông tin cơ bản về chiến dịch, có những hiểu biết cơ bản để thực hiện tốtvai trò xung kích, tình nguyện khi được điều động. Tất cả các đồng chí đoànviên là giáo viên, các đồng chí cán bộ trẻ, các đồng chí làm công tác chủ nhiệmlớp đều được trang bị những thông tin cần thiết về chiến dịch để đồng hành cùnghọc sinh trong quá trình Đoàn trường triển khai thực hiện.Thứ hai, Cùng với các hoạt động giáo dục khác của đoàn trường, chiếndịch “Hoa phượng đỏ” được tổ chức hiệu quả đã làm thay đổi ý thức, tư tưởngcủa đoàn viên thanh niên. Từ đó dẫn tới chất lượng đoàn viên thanh niên về sinhhoạt hè đã thay đổi rõ rệt.Bảng so sánh kết quả đánh giá, xếp loại đoàn viên thanh niên về sinh hoạthè tại địa phương 3 năm gần đây:Đánh giá, xếp loạiTổng sốNăm họcKhôngĐVTN Xuất sắcKháTrung bìnhtham gia2016- 20171.24620[1,6%]852 [68,4%]311 [24,9%]63 [5,1%]2017- 20181.35342[3,1%]1034 [76,4%]277 [20,5%]0 [0%]2018- 20191.49954[3,6%]1280 [85,4%]165[11%]0 [0 %]Quan sát bảng trên chúng ta cũng thấy rõ số lượng học sinh xếp loại xuấtsắc tăng dần lên và số lượng học sinh không tham gia đã giảm dần qua các nămhọc.. Đặc biệt năm 2017- 2018, Đoàn trường đã tặng khen và trao thưởng cho 42học sinh đạt thành tích xuất sắc trong tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ” ; Vàtừ đây cũng là năm không còn hiện tượng BCH Đoàn xã phải vào từng nhà đểvận động ĐVTN tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ” nữa. Hiện tượng họcsinh không tham gia sinh hoạt hè tại địa phương đã không còn.Thứ ba, Chất lượng hoạt động chiến dịch “Hoa phượng đỏ” được nâng cao.Chiến dịch đã đi vào thực chất, không còn mang tính hình thức “đến hẹn lại18lên”, năm nào cũng như năm nào nữa. Minh chứng là Đoàn trường đã tổ chứcđược nhiều hoạt động thành công, mang ý nghĩa chính trị xã hội, ý nghĩa giáodục to lớn, thu hút được đông đảo ĐVTN tham gia.[Xem thêm tại phụ lục: Báocáo thành tích Đoàn trường THPT Hậu Lộc 4 trong triển khai chiến dịch “Hoaphượng đỏ” năm 2019 ]Ghi nhận những cố gắng đó, năm 2019 tập thể BCH Đoàn trường và cánhân đồng chí Bí thư đoàn trường vinh dự được Trung ương Đoàn tặng bằngkhen vì có thành tích xuất sắc trong triển khai chiến dịch “Hoa phượng đỏ” năm2019.[Đoàn trường Hậu Lộc 4 là 1 trong 2 đơn vị duy nhất của Thanh Hóa đượcTrung ương Đoàn tặng bằng khen trong chiến dịch này]3. Kết luận, kiến nghị3.1 Kết luận:Tổ chức hiệu quả chiến dịch “Hoa phượng đỏ” là một trong những giảipháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn các trường THPT.Triển khai tốt chiến dịch sẽ có tác động sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức, lốisống văn hóa và tạo môi trường cho đoàn viên thanh niên được rèn luyện, trảinghiệm. Đặc biệt tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu đạt danh hiệu “Học sinh 3tốt” – một yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay.Thông qua việc áp dụng một số kinh nghiệm trong tổ chức triển khai chiếndịch “Hoa phượng đỏ” năm học này bản thân tôi thấy có thể tiếp tục bổ sung đểtổ chức tốt hơn nữa các hoạt động của chiến dịch trong những năm sau và là nộidung để các trường THPT khác có thể tham khảo áp dụng, nhằm tạo nên mộtphong trào rộng khắp, lan tỏa, được tổ chức đồng đều ở các nhà trường THPT.3.2 Kiến nghị:Để góp phần thực hiện tốt hơn nữa chiến dịch “Hoa phượng đỏ” tôi xinmạnh dạn kiến nghị một số nội dung sau:Về phía nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợihơn nữa để Đoàn trường tổ chức triển khai chiến dịch một cách hiệu quả. Tạo cơchế thuận lợi để đoàn viên ưu tú được xem xét tham gia học lớp Bồi dưỡng nhậnthức về Đảng, kết nạp Đảng cho đoàn viên ưu tú đủ điều kiện trong thòi giandiến ra chiến dịch.19Về phía Sở GD và ĐT cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo các nhàtrường triển khai tổ chức các hoạt động của chiến dịch.Về phía Ban thường vụ Tỉnh đoàn cần đẩy mạnh hướng dẫn triển khaiđồng bộ phong trào, đồng thời tổ chức chỉ đạo điểm tại một số trườngTHPT. Ban thường vụ tỉnh đoàn, huyện đoàn cần đẩy mạnh nhân rộng, chiasẻ các mô hình hay, cách làm tốt phát triển các hoạt động mới, sáng tạo;Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu tổ chức; Đẩy mạnh triểnkhai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và Internet trong triểnkhai chiến dịch “Hoa phượng đỏ".Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi rút ra từ thực tiễn giảng dạy và hoạtđộng công tác Đoàn. Rất mong Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và các đồngnghiệp góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 28 tháng 6 năm 2020Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dung củangười khác.Trần Thị Liễu20

Video liên quan

Chủ Đề