Mua lại công ty tiếng anh là gì

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện ở Việt Nam. Thuật ngữ này xuất hiện nhiều hơn khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển nhanh chóng, song những quy định pháp luật liên quan đến M&A thì vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Trong tiếng Anh, thuật ngữ "Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp" là “Merger & Acquisition” hay còn được viết tắt là M&A. Theo đó, M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp.

Sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

Pháp luật Việt Nam quy định về một số hình thức thực hiện M&A như sau:

-  Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.

-  Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty. Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, đây là hình thức đầu tư không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có: sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp và chia, tách doanh nghiệp.

Hiện vẫn đang có nhiều định nghĩa khác nhau khi tiếp cận ở các gốc độ đa dạng của M&A vì vậy các định nghĩa chỉ mang tính tương đối.

Cẩm Tú

Trong trường hợp Quý khách cần sự tư vấn trực tiếp từ Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi - Công ty Luật APOLO LAWYERS.

Mua lại doanh nghiệp [tiếng Anh: Acquisition] là một trong những hình thức M&A phổ biến hiện nay. Nhiều nhà đầu tư ưa thích hoạt động này hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không.

Hình minh họa. Nguồn: FCW

Mua lại doanh nghiệp trong tiếng Anh là Acquisition. Có thể hiểu về thuật ngữ này như sau:

Theo Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam "Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại"

Trong các khái niệm của nước ngoài, mua lại hay còn gọi là thâu tóm, là việc công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác và sau đó có thể giành được quyền kiểm soát công ty đã được mua lại.

Thuật ngữ liên quan

Sáp nhập và mua lại [trong tiếng anh là Mergers and Acquisitions, viết tắt: M&A] là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả sự hợp nhất các công ty hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính, bao gồm sáp nhập, mua lại, hợp nhất doanh nghiệp 

[Theo Investopedia, Mergers and Acquisitions – M&A]

Các hình thức mua lại doanh nghiệp

Mua lại cổ phần

Được tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác. Quá trình này có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp mua đưa ra lời đề nghị mua lại cổ phần và gửi trực tiếp đến các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu mà không cần phải thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp mục tiêu.

Nếu các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu không thích lời đề nghị [tender offer] này thì sẽ không bán cổ phần của mình. Trong việc mua lại cổ phần, thông thường công ty mua sẽ không thông qua ban lãnh đạo của công ty mục tiêu, chính vì vậy mà thường sẽ có sự chống đối. Sự chống đối này khiến cho việc mua lại công ty mục tiêu sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với sáp nhập.

Trường hợp công ty mua lại 100% cổ phần của công ty mục tiêu thì đó được gọi là hoạt động sáp nhập.

Mua lại tài sản

Là một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp doanh nghiệp, không qua các cổ đông của bên bán. Bên bán tài sản sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi đã nhận được tiền của bên mua. Bên bán không còn tài sản để hoạt động và tự giải thể. Tuy nhiên mua lại tài sản liên quan đến thủ tục pháp khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản khiến chi phí của mua lại tài sản có thể lớn hơn chi phí mua lại bằng cổ phiếu.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính]

Minh Lan

công ty đã mua lại

công ty được mua lại

đã mua lại công ty

công ty cũng mua lại

công ty bị mua lại

công ty muốn mua lại

Video liên quan

Chủ Đề