Mức hưởng bhtn 2023

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% so với mức lương hiện hành. Cụ thể, vùng I tăng lên 4.680.000 đồng/tháng; vùng II tăng lên 4.160.000 đồng/tháng; vùng III tăng lên 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 tăng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, còn bổ sung quy định về lương tối thiểu vùng theo giờ, cụ thể, vùng I là 22.500 đồng/giờ; vùng II là 20.000 đồng/giờ; vùng III là 17.500 đồng/giờ và vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trên cơ sở đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất mà người lao động có thể nhận hằng tháng sau khi nghỉ việc như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trước đó, theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo các tỷ lệ nhất định được tính dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Nếu doanh nghiệp đang đóng các khoản này cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1/7 khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng 5 lần mức lương tối thiểu vùng khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tăng theo như sau: Vùng I là 23,4 triệu đồng; vùng II là 20,8 triệu đồng; vùng III là 18,2 triệu đồng; vùng IV là 16,25 triệu đồng.

Bảo hiểm thất nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi nghỉ làm mà chưa tìm được công việc mới. Nhưng cách tính bảo hiểm thất nghiệp thế nào không phải ai cũng hiểu rõ.

Tiền bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?

Cho tôi hỏi là tôi làm nhân viên bảo vệ của một công ty, tôi hưởng lương theo vùng 3 nhưng thấy bảng lương đóng bảo hiểm của 6 tháng cuối trước khi tôi nghỉ việc là 3.790.000 đồng. Tôi làm việc được 5 năm 1 tháng. Vậy cho tôi hỏi là lương thất nghiệp tôi được tính như thế nào và được bao nhiêu? – Nguyễn Thành Tân [nguyen.thanh.tan… @gmail.com]

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, hàng tháng, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng trợ cấp với mức 60% của mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Trong trường hợp của bạn, lương bình quân 06 tháng cuối trước khi bạn nghỉ việc là 3.790.000 đồng.

Do đó, tiền bảo hiểm thất nghiệp của bạn được tính như sau:

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp = 3.790.000 đồng x 60% = 2.274.000 đồng/tháng.

Khoản 2 Điều 50 cũng chỉ rõ: Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy, nếu công ty bạn tuân thủ đúng quy định, đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn ngay từ khi vào công ty. Có nghĩa, đến khi nghỉ việc, bạn đã đóng bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp được 05 năm 10 tháng. Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn như sau:

- Từ đủ 12 - 36 tháng được hưởng 03 tháng trợ cấp;

- Còn 25 tháng còn lại, bạn sẽ được hưởng 02 tháng trợ cấp [tương ứng 12 tháng đóng là 01 tháng hưởng].

Tổng thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 05 tháng, với số tiền: 2.274.00 đồng/tháng. 


Không nhiều người lao động hiểu rõ cách tính bảo hiểm thất nghiệp [Ảnh minh họa]


Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Tôi làm việc trong một công ty dược và được đóng bảo hiểm thất nghiệp trên mức lương 8.000.000 đồng/tháng. Vậy xin cho hỏi mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà những người lao động trong doanh nghiệp như tôi được nhận nhiều nhất là bao nhiêu tiền? – Trĩnh Vĩnh Phú [phutrinh…@gmail.com].

Trả lời:

Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. 

Trong đó:

- Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng => Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa với người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 1.490.000 đồng x 5 =  7,45 triệu đồng/tháng.

- Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 áp dụng theo Nghị định 91/2020/NĐ-CP => Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa đối với người lao động trong các doanh nghiệp như bạn như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa

Vùng I

4,42 triệu đồng/tháng

22,1 triệu đồng/tháng

Vùng II

3,92 triệu đồng/tháng

19,6 triệu đồng/tháng

Vùng III

3,43 triệu đồng/tháng

17,15 triệu đồng/tháng

Vùng IV

3,07 triệu đồng/tháng

15,35 triệu đồng/tháng


Bảo hiểm thất nghiệp được lĩnh bao nhiêu lần?

Em tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu từ tháng 5/2015 đến bây giờ là tháng 11/2020. Em sẽ được hưởng bao nhiêu tháng trợ cấp từ bảo hiểm thất nghiệp? Số tiền đó được tính như thế nào? Và khi lĩnh em có được lĩnh một lần hay lĩnh thành nhiều lần ạ - Trần Thế Anh [trantheanh…@gmail.com]

Trả lời:

- Số tháng được lĩnh bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng [theo khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013].

Từ căn cứ trên, số tháng bảo hiểm thất nghiệp mà bạn được nhận như sau:

Tháng 05/2015 đến 11/2020 là 05 năm 06 tháng, tức là 66 tháng.

+ 36 tháng đầu được tính là 03 tháng bảo hiểm thất nghiệp

+ 30 tháng còn lại, cứ 12 tháng lại được hưởng 01 tháng bảo hiểm thất nghiệp, tức là bạn sẽ được hưởng thêm 02 tháng.

Tổng thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 05 tháng.

- Số tiền bảo hiểm thất nghiệp được nhận

Tiền bảo hiểm thất nghiệp được tính bằng 60% của mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp [khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013].

- Tiền bảo hiểm thất nghiệp được lĩnh một lần hay nhiều lần?

Pháp luật hiện hành không giới hạn số lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Nếu bạn đã nhận bảo hiểm thất nghiệp lần 1, sau đó tìm được việc làm và tiếp tục đóng bảo hiểm thất nghiệp thì sau khi bạn nghỉ việc, bạn vẫn được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp lần 2, nếu đủ điều kiện.

Tuy nhiên, tiền bảo hiểm thất nghiệp được chi trả theo tháng, tương ứng với số tháng bạn chưa tìm được việc làm, không chi trả một lần.


Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?

Tôi nghỉ việc tháng 02/2020 do dịch Covid-19, sau đó tôi ở nhà nội trợ và bán hàng online. Khi ấy, tôi không hề biết đến quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp của mình nên không đi làm thủ tục để nhận. Đến tháng 10/2020 thì tôi may mắn tìm được việc làm ở một công ty gần nhà. Vậy cho tôi hỏi, tiền bảo hiểm thất nghiệp tôi không nhận có bị mất không? – Nguyễn Thị Linh [thilinhnguyen…@gmail.com]

- Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.

- Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Như vậy, sau 03 tháng kể từ ngày nghỉ việc, bạn phải làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp. Nếu quá 03 tháng mà không làm thủ tục nhận, bạn sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp và được cộng dồn cho lần hưởng tiếp theo.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách tính bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành. Các thông tin khác liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hieuluat.vn đề cập đến trong các bài tiếp theo.

hieuluat.vn

Chủ Đề