Nét đặc trưng văn hóa ẩm thực nga năm 2024

Từ lâu đời, nước Nga đã có nền văn hóa về nhiều mặt của nghệ thuật như: văn học, các loại hình múa, triết học, âm nhạc cổ điển,… Tất cả đều có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa thế giới. Hôm nay tôi sẽ viết về một phần của “văn hóa Nga”, xoay quanh “lối sống” của con người nơi đây.

1. Trang phục

Thông qua trang phục truyền thống chúng ta sẽ nhìn thấy được nét đặc trưng trong văn hóa, con người của mỗi quốc gia, dân tộc. Câu chuyện về trang phục truyền thống của nước Nga bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Đây là mốc thời gian đánh dấu sự khác biệt – khi mà trang phục được tất cả các tầng lớp trong xã hội mặc theo, trở thành “trang phục truyền thống” thực thụ. Dù trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử thì chúng vẫn luôn được người dân bảo tồn sự phong phú, duy trì vẻ đẹp độc nhất đến tận ngày nay.

a] Trang phục truyền thống nam

Trang phục của nam bao gồm: áo sơ mi, đai thắt, giày da/ bện bằng vỏ cây, mũ có hoặc không có vành. Trong đó, áo sơ mi vải lanh Kosovorotka là loại phổ biến nhất. Thân áo dài đến giữa đùi, áo không có nút bấm, trông khá giống một chiếc áo phông ngoại cỡ hiện nay. Khi người nam mặc kosovorotka thì sẽ không sơ vin áo vào trong quần mà để buông thoải mái. Họ dùng dây đai lưng thắt ở đoạn cạp quần. Thắt lưng được làm từ vải, dệt kim, dệt từ chỉ, dây, mảnh da,…

b] Trang phục truyền thống nữ

Sarafan là một chiếc váy liền dài vừa vặn, được làm từ vải lanh hoặc bông. Mặc bên ngoài váy là một chiếc áo sơ mi dài tay có chất liệu vải lanh và thắt đai. Một điểm nhấn của váy sarafan là chiếc thắt lưng. Đối với những dịp đặc biệt, chúng có thể được làm từ thổ cẩm và lụa được thêu bằng chỉ vàng và bạc.

Còn với trang phục váy poneva thì chúng thường được mặc ở các tỉnh phía nam Moscow. Poneva được làm từ ba mảnh vải, loại vải được chọn là một hỗn hợp len dày, mặc cùng chiếc áo sơ mi dài, rộng rãi. Phần tay áo và phía dưới của áo sơ mi thường thêu hoa văn và có thắt lưng xung quanh. Trang phục poneva được mặc khi người phụ nữ đã kết hôn. Ở một số vùng, poneva được làm giống như những chiếc tạp dề dài buộc quanh thắt lưng để làm ấm hông. Poneva được trang trí theo cách truyền thống với các hình thêu và trang trí sáng màu

2. Ẩm thực

Là một quốc gia có diện tích đứng đầu thế giới và nhiều dân tộc cùng sinh sống, ẩm thực của Nga rất đa dạng. Xét về vị trí địa lý, nước Nga có vùng khí hậu cận cực lạnh giá. Có những vùng tại đây có mùa đông kéo dài đến tận chín tháng. Vì những yếu tố trên, văn hóa ẩm thực của Nga có sự khác biệt và thú vị không nhỏ so với các nước khác.

a] Nguyên liệu chính

Các nguyên liệu chính trong bữa ăn của người Nga thường bao gồm cá, gà, nấm, quả mọng và mật ong. Ngoài ra còn có thực phẩm nướng hay hun khói, ngũ cốc. Khi mùa đông đến, nhiệt độ tại thủ đô Moscow thậm chí có thể xuống đến -20 độ C nên những loại thực phẩm tại nguyên liệu trên thực sự rất cần thiết.

b] Món ăn truyền thống

Nền móng của nền ẩm thực Nga được xây dựng dựa trên thực phẩm của dân cư nông thôn trong một khí hậu khắc nghiệt với sự kết hợp với nguồn cung cấp dồi dào về cá, gia cầm, nấm, dâu, và mật ong. Tầm ảnh hưởng về văn hóa ẩm thực của Nga đã mở rộng trong suốt thế kỷ XVIII. Điều này đã mang lại nhiều hơn các loại thực phẩm tinh chế và kỹ thuật ẩm thực, đưa nước Nga trở thành một trong những quốc gia thực phẩm có chất lượng nhất trên thế giới. Nhiều món ăn trong thời gian này đã được nhập khẩu từ nước ngoài và tồn tại song song với các món ăn có từ xa xưa.

  • Súp

Súp luôn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của người Nga, cùng với salad là một trong những món ăn “khai vị” trên bàn ăn. Các loại súp truyền thống thường thấy là shchi, ukha, rassolnik, solyanka, okroshka … Nổi bật trong đó:

– Shchi [súp bắp cải _ súp nóng] đã từng là món ăn đầu tiên trên bàn ăn hơn ngàn năm. Mặc dù mùi vị đã thay đổi qua thời gian nhưng nó vẫn tồn tại đến bây giờ. Hương vị đặc trưng của súp bắp cải đến từ việc sau khi nấu nó được để lại [hầm] trên bếp. Ngày nay, nó vẫn được nấu thường xuyên với những nguyên liệu hoàn thiện hơn, nhưng bắt buộc phải có: bắp cải, thịt, cà rốt, húng, rau thơm cay, các nguyên liệu chua, …

Súp Shchi

– Okroshka [súp lạnh] được làm từ kvas hoặc sữa chua lỏng. Cũng có thể coi nó là một loại salad. Các nguyên liệu chính là hai loại rau có thể trộn với thịt hoặc cá luộc nguội với tỷ lệ 1:1.

Súp lạnh Okroshka

Là một quốc gia có nguồn cung cấp cá dồi dào, từ lâu những món ăn được chế biến từ cá đã trở thành món ăn truyền thống. Cá là một phần quan trọng của ẩm thực Nga, nhất là trong thời kỳ tiền Cách mạng. Khi mùa đông đến, người dân thường bảo quản cá bằng cách ngâm muối, muối, hun khói và được dùng làm “zakuski” [hors d’oeuvres]. Một trong những món ăn được chế biến từ cá nổi tiếng nhất là trứng cá tầm. Từ thời xưa, trứng cá tầm đã là một phần không thể thiếu trên bàn ăn của người trong hoàng tộc Nga. Ngày nay, nó đã xuất hiện ở vô số quốc gia trên thế giới, là một trong những món ăn đắt đỏ nhất và chỉ người có điều kiện khá giả mới có thể mua được.

Trứng cá tầm Nga

  • Thịt

Trong ẩm thực truyền thống của Nga có 3 loại món ăn từ thịt cơ bản nổi bật:

  • Miếng thịt luộc lớn nấu trong súp hoặc cháo, và đó được sử dụng làm món thứ hai trong bữa ăn hoặc ăn lạnh
  • Món nội tạng [gan, lòng, v.v], nướng trong nồi cùng ngũ cốc;
  • Món gà nguyên con hoặc một phần [đùi hoặc ức], hoặc một miếng thịt lợn [thịt mông] nướng trên khay trong lò, còn gọi là “zharkoye” [từ từ “zhar”[жар] nghĩa là “nhiệt”]

Tại Nga, thịt Pelmeni là phổ biến nhất. Pelmeni là món truyền thống của Đông Âu thường được làm với nhân thịt xay bên trong bột nhào mỏng [làm từ bột và trứng, đôi khi thêm với sữa và nước]. Người Nga có vẻ đã học cách làm pelmeni từ người Phần Lan và người Tatar ở Taiga, dãy núi Ural và Siberia. Công thức chính để làm nên pelmeni có yêu cầu nghiêm ngặt về tỷ lệ là: 45% thịt bò, 35% thịt cừ, và 20% thịt lợn. Các gia vị khác nhau như tiêu, hành tây, và tỏi được trộn với nhân.

Pelmeni

  • Phomai

Phomai là một thực phẩm quan trọng khác của người châu Âu nói chung và người Nga nói riêng. Hiếm người biết rằng phomai đã có từ hàng ngàn năm trước công nguyên. Ngày nay, qua các khâu chuẩn bị nguyên liệu và chế biến khác nhau, phomai ngày càng đa dạng về hương vị, màu sắc, hình dáng cùng độ mềm, độ cứng. Một trong các loại phomai nổi tiếng nhất ở Nga là phomai dây hun khói.

Lấy cảm hứng từ hình dáng bím tóc của cô gái nước Nga, các chuyên gia thực phẩm đã sáng tạo ra món phô mai dây hun khói độc đáo. Từ năm 1850 đến nay, món ăn này trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Chính vì lẽ đó, phô mai dây hun khói cũng được xem là món ăn truyền thống tại Nga. Phô mai hun khói có vị thơm ngậy của sữa tươi nguyên chất kết hợp vị mặn tinh tế đến từ những hạt muối biển cao cấp rất kích thích vị giác của thực khách.

Phomai hun khói

3. Ngày lễ

Nước Nga có 8 ngày nghỉ lễ toàn quốc. Tết Dương lịch là ngày lễ đầu tiên và quan trọng nhất của Nga, kéo dài trong 5 ngày. Truyền thống đón năm mới ở Nga giống như Giáng sinh phương Tây: có Cây năm mới, quà và Ded Moroz [Ông già tuyết] đóng vai trò hệt như Santa Claus [ông già Noel].

Tết dương lịch

Tiếp đến là ngày Rozhdestvo [Giáng sinh Chính thống giáo] rơi vào ngày 7 tháng 1. Bởi vì Chính thống giáo Nga vẫn theo Julian kiểu cũ nên tất cả ngày lễ Chính thống giáo đều chậm hơn Công giáo 13 ngày. Giáng sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất đối với người theo đạo Chính thống giáo, là thời điểm đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay. Khoảng 2,3 triệu tín đồ Cơ đốc giáo chính thống Nga đổ xô đến các nhà thờ, tham gia vào các lễ hội rước, nghi lễ vào đêm Giáng sinh, hát thánh ca… Sự kiện trang trọng này được coi là biểu hiện của quyền năng, sự linh thiêng, giúp tăng cường sự đoàn kết giữa mọi người. Lễ Giáng sinh được tổ chức tại hàng nghìn thành phố, thị trấn của liên bang Nga.

Lễ giáng sinh

Một ngày lễ khác – cũng là ngày lễ quan trọng thứ hai tại Nga, đó là ngày Chiến Thắng diễn ra vào mùng 9 tháng 5 hàng năm để kỷ niệm ngày chiến thắng quân Đức Phát xít trong chiến tranh thế giới II và được tổ chức trên khắp nước Nga. Một cuộc duyệt binh hoành tráng, dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga được tổ chức thường niên trên Quảng trường Đỏ tại thủ đô Mát-xcơ-va. Nhiều cuộc duyệt binh tương tự diễn ra tại tất cả các thành phố lớn của Nga và tại các thành phố đã được trao tặng danh hiệu Thành phố Anh hùng hoặc Thành phố Vinh quang của quân đội.

Ngày Chiến Thắng

Ngoài ra tại Nga cũng có một số lễ hội khác. Tuy không phải là ngày lễ toàn quốc nhưng lại thu hút rất nhiều người tham gia, trong đó có cả khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới. Đó là lễ Kolyadki, một phần của lễ Giáng Sinh; lễ Phục Sinh, lễ hội Red Hill với nhiều hoạt động phong phú; …

Trong số đó có lễ hội Troitsa được tổ chức rất rầm rộ. Vào ngày lễ hội, nhà cửa đều được trang hoàng bằng những cành cây xanh tốt. Những bộ quần áo, váy của các cô gái được treo trên những cây bulô nhỏ và người ta hát hò nhảy múa xung quanh. Những chiếc vòng làm bằng cành và hoa bulô được nhúng xuống nước để bói xem số phận của mỗi người. Đến tháng 8, sau khi mùa màng đã xong, người Nga còn tổ chức lễ hội Spas trong ba ngày khác nhau. Ngày hội Spas đầu tiên [14/8] là Honey Spas [lễ hội mật ong], Ngày hội Spas thứ 2 [19/8] là Apple Spas [lễ hội táo] và ngày hội cuối [29/8] là Nut Spas [lễ hội quả hoạch]. Lễ hội Spas mang sương giá đến cho đất đai và cây cỏ. Sau ngày lễ Spas đầu tiên, người ta sẽ thu hoạch mật ong, ngày thứ 2 thu hoạch táo và ngày cuối là quả hoạch.

Lễ hội Spas

Mong rằng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về nền văn hóa lâu đời của nước Nga – xứ sở bạch dương.

Chủ Đề