Nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

Bộ tài liệu luyện thi Ngữ Văn được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dành cho học sinh THPT ôn luyện, chuẩn bị cho các kỳ thi Quốc Gia. HOC360.NET xin giới thiệu đến bạn đọc bộ tài liệu ôn tập bao gồm các phần về các kiến thức:

+ Trọng tâm kiến thức tác giả, tác phẩm cần ghi nhớ

+ Các đề bài ôn luyện các dạng văn nghị luận xã hội, văn học.

Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt kết quả thi cao!

Đề bài chi tiết:

Phân tích đoạn trích “Người lái đò sông Đà” để làm rõ những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

—–~~~—–

I. Yêu cầu của đề:

  • Nội dung: Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Tuân và tuỳ bút Người lái đò sông Đà, học sinh chọn phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được phong cách Nguyễn Tuân: độc đáo, tài hoa, uyên bác.

+ Độc đáo, tài hoa, uyên bác ở cách tiếp cận và khai thác đối tượng từ nhiều phương diện thẩm mĩ, văn hoá: dòng sông được miêu tả như một công trình mĩ thuật tuyệt vời của tạo hoá; người lái đò được khắc hoạ với tư chất tài hoa, nghệ sĩ,…

+ Sử dụng thủ pháp của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau như hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, … huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lí, lịch sử, võ thuật, quân sự,…

+ Cách sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh mới lạ, độc đáo, câu văn biến hoá linh hoạt giàu chất nhạc, chất hoạ.

  • Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh kết hợp với bình luận.
  • Tư liệu: Chủ yếu dẫn chứng trong tác phẩm.

II. Lập dàn ý

Mở bài

Có người nói, Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Đúng vậy! Với phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, Nguyễn Tuân đã tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Sức hấp dẫn của thể tuỳ bút, xét đến cùng phụ thuộc vào cái tôi của người cầm bút có thực sự độc đáo, phong phú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng không phải ai cũng trở thành một bậc thầy như Nguyễn Tuân. Chỉ cần một văn phẩm Người lái đò sông Đà [1960] đã có thể tôn vinh Nguyễn Tuân là một cây tuỳ bút độc đáo, tài hoa, uyên bác.

Thân bài

Sau cách mạng, ngòi bút Nguyễn Tuân càng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người tha thiết hơn. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế, độc đáo về núi sông, cỏ cây, con người trên đất nước mình. Những năm tháng đến với Tây Bắc là ông đi tìm “thứ vàng mười đã được thử lửa”, “chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc” để hát ca về thiên nhiên, đất nước, những con người đang ngày đêm thầm lặng trong gian lao vất vả để xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao heo hút này. Tập tuỳ bút Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng là bức tranh sinh động về thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đây, mang đậm cảm hứng lãng mạn trong sáng và thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân.

*Nét độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trước hết ở tiếp cận và khai thác đối tượng từ nhiều phương diện thẩm mĩ văn hoá.

  • Dòng sông Đà được miêu tả như một công trình mĩ thuật tuyệt vời của hoá công. Mở đầu văn phẩm, Nguyễn Tuân đã dùng hai câu đề từ: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” và “Chúng thuỷ giai đông tẩu / Đà giang độc bắc lưu” để giới thiệu về hai đặc điểm của con sông: hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng. Nó vừa là “kẻ thù số một” của con người, lại vừa như một “cố nhân” khi xa gợi nhớ gợi thương, một “người tình” chưa quen biết, một “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh, bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”…
  • Con người lao động trên dòng sông ấy thật giản dị, nghèo khó, cần cù nhưng được nhà văn xây dựng như một tài hoa, nghệ sĩ, trí dũng tuyệt vời trong nghề chèo đò vượt thác.

+ Tài hoa ở chỗ: ông lái đò nắm chắc từng đặc điểm của con sông, hiểu quy luật của dòng nước, nhớ đóng đanh vào từng con thác, luồng xoáy, luồng lành — dữ, tử — sinh…

+ Trí dũng ở chỗ: linh hoạt, tự tin, thông minh, gan dạ như một viên tướng trong trận đồ bát quái, đưa người và hàng vượt qua 73 con thác dữ tới điểm an toàn.

+ Nghệ sĩ ở chỗ sau mỗi chuyến đi đầy hiểm nguy, gian lao, vất vả nhưng ông vẫn tỏ ra bình thản, ung dung ngồi nướng cơm lam, bàn về cá anh vũ, nói cười rôm rả. Mọi hiểm nguy xèo xèo như bọt nước tan trong trí nhớ! Sông Đà chỉ như một chiếc lá thu, ông đến với nó như đến vối một ngưòi bạn lắm chứng nhiều tật mà vẫn phải ăn đời ở kiếp. Lao động thật gian lao nhưng tâm hồn người lái đò cũng thật lãng mạn, quả là một nghệ sĩ tài hoa trong nghề chèo đò vượt thác.

*Nét tài hoa, độc đáo trong phong cách Nguyễn Tuân còn thể hiện ở chỗ: ông soi chiếu đối tượng ở nhiều phương diện, mang đến cho người đọc lượng thông tin phong phú, chính xác và thú vị. sử dụng thủ pháp của nhiều ngành nghệ thuật như hội hoạ, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc,… Huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lí, lịch sử, võ thuật, quân sự…

  • Nguyễn Tuân không ưa cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao rừng thiêng, thác ghềnh dữ dội… Vì vậy, ông đã xoay ngắm một dáng sông, dựng nó dậy như một cơ thể sông biết gào thét, lồng lộn trên từng hàng chữ viết thật kì thú.
  • Diện mạo con sông được soi chiếu từ độ cao, độ hẹp, độ rộng đến độ sâu.

+ Độ cao thì “cảnh bờ sông dựng đứng vách thành”.

+ Độ hẹp: chỗ chẹt lòng sông như một cái yết hầu, đúng giờ ngọ mới có mặt trời, có thể ném nhẹ hòn đá sang bờ bên kia; con nai, con hổ có thể vọt sang một cách dễ dàng… Nói về độ hẹp của dòng sông, Nguyễn Tuân đã so sánh, miêu tả nó thật tỉ mỉ, phong phú, chính xác đến bất ngờ.

+ Độ rộng của con sông chỗ ghềnh Hát Loóng, “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió…”. Câu văn trùng điệp, xô đẩy, sinh động, hấp dẫn đến kì thú.

+ Những cái hút nước [xoáy nước] thể hiện độ sâu của lòng sông, đây là hình ảnh kì thú và ấn tượng nhất: “Hút nước xoáy tít lừ lừ như cánh quạ đàn… sâu như cái giếng bê tông thả xuống”, “tiếng nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc… ”, “con thuyền nào vô ý qua đây là bị lôi tuột hút xuống…” Với phong cách phóng túng, cái hút nước sông Đà còn dẫn trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân đến trường liên tưởng khác của điện ảnh để truyền cảm giác vừa lạ, vừa rùng rợn cho người đọc. Ông tưởng tượng đến một anh bạn quay phim táo tợn nào đó, ngồi vào chiếc thuyền thúng để cả người cả máy quay hút xuống cái hút sông Đà rồi từ dưới mà lia ngược contre-plongée [quay ngược ống kính lên mà thu hình] thì mới đẹp và kì thú làm sao! “Cảnh nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người…”

+ Nói đến cảnh thác nước, Nguyễn Tuân khiến người đọc càng kinh ngạc và thán phục hơn khi ông lấy lửa, rừng để tả nước. “Tiếng thác nước nghe gần mãi lại réo to mãi lên, … nghe như oán trách, rồi lại như van xin… Thế rồi nó rống lên như một ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa càng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nhà văn sử dụng hàng loạt biện pháp tu từ nhân hoá, vật hoá, so sánh… làm thức dậy cả một thế giới thiên nhiên điên cuồng, man dại đang ở thời điểm dữ dội nhất, làm nổi bật lên sự khủng khiếp của thác nước sông Đà, tạo nên cảm giác mạnh cho người đọc.

+ Cảnh thác đá, đá ở đây mai phục đã hàng ngàn năm. Dưới bàn tay kì tài, đá sông Đà không còn là vật vô tri vô giác mà được miêu tả sống động như một nhân vật: mặt đứa nào đứa ấy ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó, đứng ngồi tuỳ thích; biết bày binh bố trận, có cửa sinh cửa tử, luồng lành luồng dữ, có phòng tuyến trước sau, biết dụ biết lừa, biết đánh, biết đá, biết hỏi, biết thách thức, reo hò vang dậy uy hiếp con người.

  • Hình ảnh ông đò như một dũng tướng, bình tâm xử trí tình huống một cách gan dạ, mưu trí, quyết liệt. Tay vẫn luôn giữ chặt mái chèo, chân kẹp chặt cuống lái, ông nhớ mặt từng đứa, mắt đóng đinh vào từng luồng lành luồng dữ, cửa tử cửa sinh để điều khiển chiếc thuyền. Ông đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên con sông như cưỡi trên lưng hổ, ông nắm chắc bờm sóng, ghì cương lái bám chắc vào dòng nước, không hề nao núng, luôn tỉnh táo, sáng suốt, thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời. Lần lượt chọc thủng các phòng tuyến làm cho thằng đá tướng đứng chiến ở cửa, cái mặt xanh lè phải tiu nghỉu thất vọng.

=> Đoạn văn dài mà đặc sắc, Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ truyền hồn sống vào từng khối đá cái linh động của ma quái, biến chúng thành bầy thạch tinh hung hãn trong cuộc giao tranh với con ngưòi. Tả về thiên nhiên dữ dội, khủng khiếp chẳng qua để tồn vinh sức mạnh, lòng quả cảm, sự kì vĩ của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên; đồng thời mang lại cho người đọc những cảm giác thẩm mĩ mới mẻ.

  • Dòng sông Đà sẽ thiếu đi sự hấp dẫn, sinh động nếu như không có những trang văn dạt dào cảm xúc tả về quãng trung lưu. Hết thác, hết ghềnh, dòng sông trở nên mềm mại, duyên dáng, thơ mộng, trữ tình.

+ Quan sát từ trên máy bay, sông Đà như “cái dây thừng ngoằn nghèo… Từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây”. “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Một câu văn dài, dài như dòng sông; một bức tranh thuỷ mặc cứ vương vấn mãi trong tâm hồn người đọc về một dải sông mềm mại, thơ mộng, đẹp như áng tóc của một mĩ nữ.

+ Quan sát cận cảnh, con sông được nhìn ở mọi không gian, thời gian bốn mùa xuân — hạ — thu — đông. Màu nước mùa xuân thì xanh như màu ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa. Cách quan sát, chọn từ ai bảo Nguyễn Tuân không khó nhọc.

+ Dòng sông Đà trong liên tưởng lại lấp lánh một vẻ đẹp cổ thi, vẻ đẹp như một “cố nhân” gợi nhớ khi xa, như sắc nắng vàng hoe của “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”.

+ Niềm vui của tác giả khi gặp lại con sông Đà ùa tràn thành nhịp điệu: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà.Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng… Nó đầm ấm như gặp lại cố nhân…” Niềm vui trào lên ngọn bút, vẽ lên bức tranh sông Đà đậm chất thơ, chất hoạ, chất nhạc.

+ Còn nữa, cảnh ven sông, đôi bờ thật yên ả, lặng tờ, một vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng đến tột cùng. Thiên nhiên trong trẻo đến kì thú: “Nương ngô như lá non, cỏ gianh đồi núi đang ra những búp nõn. Một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương đêm”. Dưới sông: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”.

=> Nguyễn Tuân đã mang đến cho ngưòi đọc những trang văn thấm đẫm một vẻ đẹp tinh khôi mơn mởn, căng tràn nhựa sống của thiên nhiên. Chưa đến nhưng ta có thể cảm nhận được mọi sự sống đang cựa mình trong hơi thở của vũ trụ bao la…

*Cái đôc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân còn thể hiện ở tài nghệ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện. Nguyễn Tuân không quản khó nhọc, ông rất dụng công trong việc sử dụng từ ngữ, sáng tạo những hình ảnh mới lạ độc đáo, những câu văn linh hoạt, biến hoá, trùng điệp giàu chất nhạc, chất thơ, chất hoạ.

Ví dụ như những đoạn Nguyễn Tuân tả lòng sông hẹp bị chẹt lại như cái yết hầu; đoạn tả về sóng gió sông Đà: “Hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như đòi nợ xuýt…”; tả những cái hút nước hay tiếng thác nước, thác đá… ; tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông đẹp mềm mại như áng tóc của một mĩ nữ; tả màu nước của sông Đà mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa… ; niềm vui của tác giả khi gặp lại con sông…

=> Vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân như thôi miên người đọc vào mê cung cảnh vật sông Đà đẹp đến mê hồn, gợi bao khao khát về một: “Dải sông Đà bọt nước lênh đênh, bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”.

Kết bài

Người lái đò sông Đà đã đạt tới trình độ nghệ thuật bậc thầy về thể loại tuỳ bút, ở đó Nguyễn Tuân đã chứng tỏ một cái tôi độc đáo, tài hoa uyên bác và phóng túng. Nhà văn đã viết về một dòng sông như một công trình mĩ thuật tuyệt vời của tạo hoá; viết về con người lao động bình thường trên sông nước mà rất đỗi nghệ sĩ, tài hoa. Ông viết bằng cả đôi mắt và tâm hồn của một nghệ sĩ tài năng, tinh tế luôn nặng lòng với quê hương, đất nước.

» Xem thêm : Cảm nhận đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường tại đây.

Related

Tags:Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân · Ngữ Văn 12 · Người lái đò sông Đà · Tài liệu ôn thi THPTQG Ngữ Văn

I. Dàn ýPhân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong Người lái đò sông Đà


1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.

>>> Tham khảo nhiều cách viết mở bài tùy bút người lái đò sông Đà hay, ấn tượng ở đây


2. Thân bài

a. Khai thác hình tượng con sông từ nhiều phương diện thẩm mỹ, văn hóa, từ ánh nhìn nghệ thuật đa chiều của tác giả.

* Hình tượng con sông Đà:
- Mở ra cho người đọc những hình dung chung nhất về con sông với hai đặc tính tiêu biểu ấy là dữ dội, hùng vĩ nhưng cũng không kém thơ mộng trữ tình trong lời đề từ được mượn từ thơ ca "Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc bắc lưu. Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông".
- Với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội: Ở khúc thượng nguồn trong cái vẻ hung bạo, dữ dội con sông hiện lên là kẻ quái đản, giận dữ, là "kẻ thù số một" của tất cả những con người ham muốn vượt sông kiếm kế sinh nhai.
- Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình: Nhưng đến vùng hạ lưu sông, dòng sông bỗng trở mình thành một thiếu nữ với dòng chảy tuôn dài như mái tóc, với những nét đẹp thi vị của sự chuyển đổi màu sắc theo mùa.

* Hình tượng ông lái đò:
- Không chỉ được Nguyễn Tuân mô tả với vai trò là một con người lao động bình thường, mà thể hiện qua hai phương diện khác nữa ấy là một người nghệ sĩ đầy đam mê nghề nghiệp với "bàn tay lái ra hoa" và một người anh hùng chiến sĩ trí dũng song toàn trên mặt trận sông nước.
- Tư cách người nghệ sĩ, thể hiện ở niềm đam mê nghề nghiệp cách ông lão tâm huyết, tỉ mẩn và nghiêm túc với nghề nghiệp của mình.
- Với tư cách là một chiến sĩ trên mặt trận sông nước, ông lão tỏ ra là một vị tướng đã có nhiều kinh nghiệm chinh chiến sa trường, thuộc làu binh pháp của thần sông thần đá, tư thế hiên ngang,...

b. Vận dụng tài tình những kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau vào tác phẩm của mình một cách tinh tế và khéo léo:

* Lĩnh vực hội họa, nhiếp ảnh:
- Hình ảnh trong văn của Nguyễn Tuân luôn đạt đến một trình độ sống động và chân thực đến tuyệt diệu, với những góc nhìn cận cảnh, đa chiều và gợi nhiều xúc cảm.
- Chú ý vào việc gợi ra cho độc giả về những đặc điểm như chiều cao, độ rộng, độ nông sâu, độ dài các con sóng của dòng sông qua các câu văn cuốn hút, đầy hình ảnh.

* Phương diện âm thanh:
- Diễn tả sự ghê gớm, hung bạo của dòng sông bằng một bản hợp tấu của những âm thanh với nhiều âm sắc, thanh điệu khác nhau.
- Ví như tiếng "gùn ghè" của dòng nước, rồi tiếng những cái hút nước.

* Phương diện địa lý và lịch sử:
- Chỉ ra nguồn gốc của con sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, trải qua hơn 400km lưu lạc nơi đất khách mãi mới về tới biên giới Việt, rồi nhập tịch tại Mường Tè, Lai Châu.
- Hơi thở của lịch sử: "hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê quãng sông này, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi"...

* Điện ảnh:
Có một anh quay phim liều mạng nào đó "ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả mình cả thuyền cả máy quay xuống cái hút sông Đà", ....

* Văn học:
- Lời đề từ: Kết hợp hai nhà thơ Nguyễn Quang Bích và nhà thơ Wadislay Broniewski.
- Nhớ đến những câu "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu" trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của thi tiên Lý Bạch để diễn tả chất "cố nhân" của dòng sông.
- Nhấn mạnh cái ngỗ ngược ghê gớm của dòng sông qua một câu đồng thoại trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh "Núi cao sông hãy còn dài/Năm năm báo oán đời đời đánh ghen".
- Bâng khuâng xao xuyến trước dòng sông bằng việc mượn câu "người tình nhân chưa quen biết" của Tản Đà để tỏ bày.

* Quân sự:
- Sông Đà là một kẻ nham hiểm, ghê gớm với những cái bẫy hút nước ghê gớm, với một đội quân đá đã mai phục ở lòng sông hàng ngàn năm, cùng với các trùng vi thạch trận, các cửa ải chứa luồng sinh luồng tử lắt léo.
- Ông lão lại hiện lên với dáng vẻ của một chiến thần có kinh nghiệm chiến đấu phong phú, ông đã nắm rõ quy luật phục kích của dòng sông, thuộc làu binh pháp của thần sông thần đá.

c. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách điêu luyện bậc thầy.
- Những hình ảnh, âm thanh, sự kiện trong tác phẩm được nhà văn mô tả bằng những từ ngữ mới lạ có khi chưa từng xuất hiện ở những trang văn vào khác ví như từ "gùn ghè", "đòi nợ xuýt", "hồi lùng", "trùng vi thạch trận",...
- Mỗi một lĩnh vực khác nhau Nguyễn Tuân lại dùng những từ ngữ chuyên thuộc lĩnh vực ấy để diễn đạt ý của mình, từ quân sự, lịch sử, địa lý, văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, ...
- Đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân còn nằm ở cách thành lập câu văn.


3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ.

>>> Bấm tham khảo các cách viết kết bài tùy bút người lái đò sông Đà ở bài viết này

Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật mà Nguyễn Tuân thể hiện trong bài “người lái đò sông Đà”.

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật mà Nguyễn Tuân thể hiện trong bài “người lái đò sông Đà”.

Mở bài Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật trong bài “người lái đò sông Đà”.

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Ông suốt đời tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, với những nét phong cách nổi bật, tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân, được in trong tập “Sông Đà” [1960]

“Người lái đò sông Đà” Là tùy bút đặc sắc, in trong tập Sông Đà, Nguyễn Tuân đi tìm chất vàng của thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn người lao động miền Tây Bắc. Thể kí in đậm phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác của nhà văn.

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân [1910 – 1987], ông xuất thân trong một gia đình nhà nho ở Hà Nội trong bối cảnh nền Hán học bước vào giai đoạn suy thoái. Nguyễn Tuân được gia đình tạo điều kiện cho học tập đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi học bởi vì bị phát hiện tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam vào năm 1929. Nguyễn Tuân cũng từng trải qua cảnh sống trong nhà giam vì ông “xê dịch” qua biên giới mà không có giấy phép.

Nguyễn Tuân bắt đầu với sự nghiệp viết văn làm báo vào khoảng năm 1930 và bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình thông qua một số tác phẩm như “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời” vào năm 1938. Khi cầm bút sáng tác, Nguyễn Du đã tự nguyện dùng chính ngòi bút của mình để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ông trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới, đặc biệt là với thể loại tùy bút và bút kí từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

Trong quá trình sáng tác của nhà văn, mốc thời gian cách mạng tháng Tám là dấu ấn quan trọng. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn lãng mạn. Trong thời gian này, ông đặc biệt nổi tiếng và thành công với thể loại truyện ngắn và chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa “xê dịch”, “vang bóng một thời”, và đời sống trụy lạc.

Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám của ta giành được thắng lợi to lớn thì cũng là Nguyễn Tuân có sự chuyển hướng trong sáng tác. Ông dùng ngòi bút của mình hướng về nhân dân lao động và những người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Xuất hiện trên trang viết của Nguyễn Tuân, họ không chỉ là những người công dân dũng cảm mà còn là những con người rất mực nghệ sĩ, tài hoa.

Với tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị có thể kể đến như: “Một chuyến đi” [năm 1938], “Vang bóng một thời” [năm 1940], “Thiếu quê hương” [năm 1940], “Chiếc lư đồng mắt cua” [năm 1941]… Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và hình ảnh về nhà văn

Top 10 Bài văn phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong "Người lái đò sông Đà"

11-02-2022 10 23446 0 0

Giới thiệu về Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông

Xuất bản ngày 27/08/2018 - Tác giả: Tâm Phương

Tham khảo tuyển chọn những bài văn mẫu hay đề tài Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.

Mục lục nội dung

  • 1. Dàn ý chi tiết
  • 2. Văn mẫu hay nhất tuyển chọn từ kì thi tốt nghiệp THPT

Mục lục bài viết

Đề bài:Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.

Bài làm:

Dàn ý chi tiết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Thể hiện phong cách này mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá mĩ thuật.

- Trước Cách mạng tháng Tám ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy vừa đĩnh đạc, cổ kính vừa trẻ trung hiện đại.

- Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường của những tình cảm cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt mĩ của gió bão núi cao rừng thiêng thác ghềnh dữ dội...

- Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.

- Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật nghệ sĩ nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dânđại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

a]Trước Cách mạng Tháng Tám: có thể nói phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong giao đoạn nàycô đúc trong một chữ"ngông": Ngông là thái độ khinh đời làm khác đời dựa trên cái tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.

- Nguyễn Tuânlà mộtngười tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau:

+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.

+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo hình tượng.

+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường phàm tục.

+ Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.

- Nguyễn Tuânlà một con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chỗdựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức trong ônglà lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.

b]Sau Cách mạng Tháng Tám:phong cách của Nguyễn Tuân có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa. Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu.

- Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuânluôn bi quan đối với hiện tại và tương lai, ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ,người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng,cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau Cách mạng tháng Támông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phẩm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân trên mọi lĩnh vực

- Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời:anh bộ đội, ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

c] Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của Nguyễn Tuân: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của Nguyễn Tuân. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khikhó hiểu.

- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu

- Với Nguyễn Tuân,văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì phải độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.

- Văn của ông đôi lúc khó theo dõi nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành nặng nề.

Văn mẫu hay nhất tuyển chọn từ kì thi tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12

Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân "là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ" như có người đã nói thế. Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trên những kiệt tác văn chương như "Vang bóng một thời" [1940], "Sông Đà" [1960], "Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi" [1972], "Tờ hoa" [1966], v.v...

Về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sách Văn 12 có viết: "Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ phóng túng, tài hoa và uyên bác". Cái nhìn của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật:Cách uống trà, thưởng lan, cách thả thơ của người xưa ["Vang bóng một thời"], con sông Đà và người lái đò "tay lái ra hoa" [Sông Đà], cái độn tóc chị Hoài "đổ tung xuống như một trận mưa rào đen nhánh",v.v... đã được ông nói đến một cách tài hoa, hấp dẫn.

Người ta hay nói "chủ nghĩa xê dịch" của Nguyễn Tuân. Thật ra đó là cách sống sáng tạo của riêng ông mà ông gọi là đi và viết, để "thay đổi thực đơn cho giác quan". Quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian và thời gian đã liên kết thành tuyến, thành mảng trên trang văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp thẩm mĩ, đem đến nhiều liên tưởng, ấn tượng kì thú cho người đọc. Những tính cách phi thường [Huấn Cao, người lái đò sông Đà], những tình cảm, cảm giác mãnh liệt của những phong cách tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao, rừng thiêng, ghềnh thác dữ dội [cảnh mặt trời mọc ở ngoài đảo Cô Tô, đỉnh núi Phan-xi-păng với hoa đỗ quyên năm sắc rực rỡ, với cây trúc như cái phất trần, là con sông tuyến Hiền Lương, là con Sông Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình...", là tiếng thác rống lên như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn trong rừng cháy,...].

Văn Nguyễn Tuân rất uyên bác, độc đáo. Các kiến thức về văn hoá, địa lí, lịch sử, phong tục, những miền quê, những vùng đất... được ông kể rất đậm đà, duyên dáng. Ông là bậc thầy về ngôn ngữ văn chương: giàu có, sáng tạo.

Nói đến phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nói đến tuỳ bút, những trang văn xuôi đầy chất thơ của một tâm hồn nghệ sĩ, của một cây bút tài hoa, uyẻn bác, phóng túng, độc đáo hiếm có.

Với những thông tin trên chắc chắc các em sẽ làm được đầy đủ bài phân tích tác giả Nguyễn Tuân cũng như về phong cách nghệ thuật của ông, ngoài ra các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu tham khảo về tác phâm Chữ người tử tù của ông để có những bài văn hay nhé:

  • Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Dàn ý phân tích cảnh cho chữ

Dàn ý tham khảo Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân

I. Mở bài Phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật Nguyễn Tuân

– Nói đôi nét về tác giả và tác phẩm

Nguyễn Tuân được biết đến là một trong những tác giả có một phóng cách độc đáo hiếm hoi của Văn học Việt Nam từ trước đến nay. Bằng vốn kiến thức văn hóa sâu rộng và tài năng văn chương của mình thì Nguyễn Tuân đã cho ra đời rất nhiều các kiệt tác nghệ thuật mang đậm phong cách tài hoa và uyên bác, trong đó phải kể đến tác phẩm “Người lái đò sông Đà” như đã thể hiện rõ phong cách của ông.

II. Thân bài:

1.Đặc điểm của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

* Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ:

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình.

– Tác giả đã miêu tả Sông Đà bằng những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị. Từ ngữ trong bài tùy bút thật phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.

– Câu văn của tác giả rất đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình. Con Sông Đà vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có tâm hồn, tâm trạng.

=> Tựu chung lại thì với nghệ thuật độc đáo thì hình tượng Sông Đà được tác giả khắc họa rất nổi bật với hai đặc điểm: vừa hùng vĩ, hung bạo, vừa thơ mộng, trữ tình. Qua con Sông Đà, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, thể hiện tình cảm tha thiết của mình với đất nước. Dường như hình tượng con Sông Đà trong bài tùy bút gợi lên ở người đọc suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ môi trường cho những dòng sông, bởi đó là quà tặng vô giá của thiên nhiên giành cho con người hơn.

* Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ:

Ông lái đò được miêu tả như một dũng tướng tài năng nhưng có phong thái của một nghệ sĩ tài hoa.

* Tác giả như điểm tô đậm nét những nét phi thường, tuyệt vời cua cảnh vật, con người:

Con Sông Đà hung bạo,hiểm ác, ông lái đò tài hoa.

– Vận dụng tri thức cùa nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau về đối tượng sáng tác đẽ tạo hình tượng: Con Sông Đà hung bạo và những trận thủy chiến của ông lái đò được ghi lại bằng kiến thức của văn chương, hội họa, điện ảnh, địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật.

2. Ngôn ngữ trong tác phẩm:

* Từ ngữ được sử dụng sắc sảo in đậm dấu ấn riêng.Ngữ nghĩa, ngữ điệu biến đổi, chuyển hóa: sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, nắng ròn tan, nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, để thơ vào sông nước… Tác giả còn sáng tạo những từ ngữ mới, cô đọng, giàu ý nghĩa: luôn gân, luôn tim, bờm sóng…

* Tác giảđã diễn tả đa dạng, nhiều góc cạnh.Câu văn rất đỗi ngắn gọn phối hợp với câu thật dài: đoạn tả chặng cuối vượt vòng vây thứ ba, đang viết câu chất chồng ý [… Cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền… xuyên nhanh, vừa xuyên vừa…], đã kết lại bằng một câu rất gọn, biểu thị ý hoàn thành: Thế là hết thác.

* Nét độc đáo trong việc miêu tả con sông Đà là vừa có khi vừa thể hiện mặt hung dữ, vừa gợi lên khía cạnh thơ mộng của đối tượng miêu tả, vừa lại như ném ra những chi tiết rất tự nhiên, không trau chuốt [con sông đánh đòn hiểm độc nhất với con đò] vừa chắt lọc những chi tiết, những hình ảnh rất trữ tình, rất thơ [ven Sông Đà lặng tờ].

III. Kết bài

– Khẳng định lại một lần nữa tài năng văn chương bậc thầy của Nguyễn Tuân

– Chính việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật linh hoạt đã tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm “Người lái đò sông Đà”.

Video liên quan

Chủ Đề